Dọn về làng – Nông Quốc Chấn | Tác giả – Loigiaihay.com

Chào mừng bạn đến với pgdgiolinhqt.edu.vn trong bài viết về Hoan canh sang tac don ve lang chúng tôi sẽ chia sẻ kinh nghiệm chuyên sâu của mình cung cấp kiến thức chuyên sâu dành cho bạn.

II. Tác phẩm

1. Tìm hiểu chung

a. Xuất xứ – Hoàn cảnh ra đời

– Bài thơ Dọn về làng viết vào mùa đông 1950 về quê hương trong những năm kháng chiến chống Pháp. Nông Quốc Chấn viết Dọn về làng bằng tiếng Tày và tự dịch ra tiếng Việt.

b. Bố cục: 2 phần

– Phần 1: Từ đầu đến “Băm xương thịt mày, tao mới hả!” → Nỗi thống khổ của nhân dân và tội ác của giặc Pháp.

– Phần 2: Còn lại → Niềm vui của nhân dân khi quê hương được giải phóng.

2. Tìm hiểu chi tiết

a. Nỗi thống khổ của nhân dân và tội ác của giặc Pháp

* Từ ngữ, hình ảnh:

– “Mấy năm”: thời gian kéo dài.

– “Quên Tết… quên rằm…”, “chạy hết núi khe”, “cay đắng”, “lán sụp”, “nát cửa”, “vắt bám”,…

→ Cuộc sống yên ấm bị đảo lộn, nhà cửa tan hoang, gia đình ly tán, cơ cực.

* Tội ác của giặc:

– “Làm đốt trơ trụi”, “vơ vét áo quần”, “cha bị Tây bắt”, “bị đánh chết”…

– “Máu đầy tay, nước tràn đầy mặt”.

+ Khắc sâu mối thù với quân xâm lược.

+ Thể hiện được sự nhận thức tỉnh táo của người dân trước âm mưu hiểm độc của kẻ thù.

Xem thêm:  Biển đảo tổ quốc hiện nay và hành động của thanh niên

+ Biết nén đau thương mà vượt lên nỗi khổ của chính mình.

b. Niềm vui của nhân dân khi quê hương được giải phóng

* Hình ảnh, từ ngữ:

– “Cười vang”; “xuống làng”, “ô tô kêu vang đường cái”, “ríu rít tiếng cười con trẻ”…

→ Dày đặc động từ diễn tả cảm xúc mừng vui, hân hoan khi quê hương đã trở lại cuộc sống thanh bình.

– “Mẹ! Cao – Lạng hoàn toàn giải phóng/ Đuổi hết nó đi con sẽ về trông mẹ”

→ Lời kêu gọi thể hiện niềm vui, lời hứa hẹn.

* Hình tượng người mẹ: gợi nhiều suy ngẫm

– Người mẹ thân yêu trong tâm thức tác giả.

– Hoặc người mẹ quê hương trong ý nghĩa tự thân của tác phẩm.

→ Với ngôn ngữ mộc mạc, lối thơ giản dị, ý thơ chân thực, tác giả đã diễn tả niềm vui với đủ cung bậc.

c. Màu sắc dân tộc trong tác phẩm

– Hình ảnh so sánh: “Người như kiến”; “súng như củi”

→ Cụ thể, gần gũi.

→ Cách nói của đồng bào dân tộc.

– Từ ngữ: “hàng đàn”, “quên Tết tháng giêng quên rằm tháng bảy”; “mày”, “tao”…

→ Cách diễn tả nỗi đau cũng như niềm vui sướng của tác giả sinh động, giàu hình ảnh mà rất cụ thể, thuần phác, hồn hậu như chính tâm hồn của người dân miền núi.

c. Giá trị nội dung

– Miêu tả chân thực nỗi đau khổ của người dân trong cuộc kháng chiến chống Pháp.

Xem thêm:  [Sách Giải] Cảm nghĩ về nhân vật cô bé bán diêm trong truyện ngắn

– Tố cáo tội ác, sự tàn bạo dã man của thực dân Pháp đối với nhân dân ta.

d. Giá trị nghệ thuật

– Hình ảnh thơ chân thực, sinh động, gần gũi với sinh hoạt cũng như tâm hồn người miền núi.

– Giọng thơ giàu cảm xúc.

– Sử dụng thành công, sáng tạo các biện pháp tu từ nghệ thuật.

Loigiaihay.com

Rate this post

KevinNguyen

Kevin Nguyễn - Người quản trị nội dung web là một chuyên gia sáng tạo và chuyên nghiệp trong việc quản lý, phát triển và duy trì nội dung website. Với khả năng phân tích và đánh giá thông tin chính xác, anh/chị đảm bảo cung cấp thông tin hữu ích và đáng tin cậy cho cộng đồng.