Hoàn cảnh sáng tác bài Ánh trăng của Nguyễn Duy hay nhất

Chào mừng bạn đến với pgdgiolinhqt.edu.vn trong bài viết về Hoan canh sang tac bai anh trang chúng tôi sẽ chia sẻ kinh nghiệm chuyên sâu của mình cung cấp kiến thức chuyên sâu dành cho bạn.

1. Hoàn cảnh sáng tác bài thơ:

– Bài thơ Ánh trăng được in trong tập thơ cùng tên. Bài thơ này được sáng tác vào năm 1978, sau 3 năm kể từ khi đất nước được giải phóng, lúc này những người lính còn sống sót sau chiến tranh trở về với chốn phồn hoa đô thị (thành phố Hồ Chí Minh).

– Tập thơ Ánh trăng được trao tặng giải A của Hội Nhà văn Việt Nam năm 1984.

Xem thêm: Đóng vai người lính kể lại bài thơ Ánh trăng của Nguyễn Duy

2. Tìm hiểu về tác giả Nguyễn Duy:

Nguyễn Duy (1948) tên khai sinh là Nguyễn Duy Nhuệ. Ông sinh ra tại làng Quảng Xá, Xã Đông Vệ huyện Đông Sơn (nay là phường Đông Vệ -Thanh Hóa)

Đôi nét về cuộc đời tác giả:

– Năm 1966, Nguyễn Duy tham gia quân đội, vào binh chủng Thông tin, tham gia chiến đấu ở nhiều chiến trường.

– Năm 1973, ông đã dành giải nhất cuộc thi thơ tuần báo văn nghệ với chùm thơ vô cùng xuất sắc. Ngoài sáng tác thơ ông còn viết tiểu thuyết và bút kí.

– Sau năm 1975, ông chuyển qua viết báo Văn nghệ giải phóng.

– Từ năm 1977, Nguyễn Duy trở thành đại diện thường trú báo Văn nghệ tại Thành phố Hồ Chí Minh.

– Năm 2007, ông được trao tặng Giải thưởng Nhà nước về Văn học nghệ thuật.

– Ông còn được giải Nhất cuộc thi thơ của báo Văn nghệ năm 1972 – 1973.

– Ông trở thành gương mặt tiêu biểu trong số nhà thơ trẻ cùng thời – thời chống Mĩ cứu nước và tiếp tục bền bỉ sáng tác.

Phong cách sáng tác: Thơ của Nguyễn Duy giàu chất triết lí, thiên về chiều sâu nội tâm với những trăn trở, day dứt và suy tư.

Một số tác phẩm tiêu biểu: Cát trắng (1973), Ánh trăng (1978), Đãi cát tìm vàng (1987), Đường xa (1989), Quà tặng (1990)…

Xem thêm: Cảm nhận 4 khổ thơ đầu bài Ánh trăng của Nguyễn Duy siêu hay

2. Tìm hiểu chi tiết về bài thơ Ánh trăng:

2.1. Sơ lược về bài thơ:

Đối với tác phẩm Ánh trăng, bài thơ này của Nguyễn Duy được viết theo thể thơ năm chữ. Bài thơ Ánh trăng đã được kể lại theo trình tự thời gian từ quá khứ đến hiện tại với các mốc sự kiện trong cuộc đời con người.

Xem thêm:  Chiến thắng Điện Biên Phủ 1954 - ý nghĩa lịch sử và giá trị thời đại

Bài thơ như một lời tự nhắc nhở về những năm tháng gian lao đã qua của cuộc đời người lính luôn gắn bó với thiên nhiên, đất nước bình dị và hiền hậu. Đó cũng chính là lời nhắc nhở về truyền thống tốt đẹp “uống nước nhớ nguồn” của dân tộc ta.

2.2. Bố cục tác phẩm:

Bố cục bài thơ Ánh trăng gồm có 3 phần:

– Phần 1. Ba khổ thơ đầu: Hình ảnh vầng trăng trong quá khứ và hiện tại.

– Phần 2. Khổ thơ thứ tư: Gặp lại ánh trắng.

– Phần 3. Hai khổ cuối: Cảm xúc và suy tư của nhà thơ.

2.3. Ý nghĩa nhan đề:

– Giá trị nội dung: Bài thơ là sự nhắc nhở về những ngày tháng gian lao đã qua của cuộc đời người lính gắn bó với thiên nhiên, đất nước rất bình dị, hiền hậu. Qua đó nhắc nhở người đọc phải có một thái độ sống “Uống nước nhớ nguồn”, thủy chung ân tình với quá khứ, dù nhớ quên là lẽ thường tình, quan trọng là biết thức tỉnh bản thân.

– Giá trị nghệ thuật: Bài thơ viết theo thể thơ năm chữ với bố cục rõ ràng, mạch lạc. “Ánh trăng” có sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa phương thức trữ tình và tự sự, hình ảnh thơ vừa cụ thể, vừa sinh động vừa khát, giàu tính biểu cảm, giọng điệu tâm tình tự nhiên như lời tâm sự của nhân vật trữ tình.

Xem thêm: Cảm nhận 4 khổ thơ cuối bài Ánh trăng của Nguyễn Duy siêu hay

3. Hướng dẫn đọc hiểu văn bản Bài thơ về tiểu đội xe không kính:

a. Hình ảnh vầng trăng trong quá khứ và hiện tại

– Khổ 1 và 2: Ánh trăng trong quá khứ

“Hồi nhỏ sống với đồng

Với sông rồi với bể

Hồi chiến tranh ở rừng

Vầng trăng thành tri kỉ”

– Nghệ thuật: nhân hoá → trăng có sự gần gũi thân thiết gắn bó với người, khi đó con người sống giản dị, thanh cao,chân thật trong sự hoà hợp, gần gũi với thiên nhiên: “ Trần trụi với thiên nhiên…. cây cỏ”

Xem thêm:  Cảm nhận của anh chị về cái kết của truyện ngắn Chí Phèo - Thủ thuật

⇒ Đó là ánh trăng đẹp đẽ ân tình, gắn liền với hạnh phúc và gian lao của mỗi người dân, khó khăn của đất nước.

· “Hồi nhỏ”, “hồi chiến tranh”: đánh dấu mốc thời gian.

· Phép liệt kê tăng cấp: “đồng”, “sông”, “bể” – không gian có sự mở rộng từ quê hương đến đất nước. Vầng trăng gắn liền với tuổi thơ trải rộng trên một không gian bao la

· “vầng trăng thành tri kỉ”: Vì khi đó trăng gắn với trò chơi của tuổi thơ kỉ niệm, ước mơ trong sáng thời thơ ấu và trăng gắn với kỉ niệm của cuộc đời người lính trong quân ngũ ( ánh trăng dẫn lối trên đường hành quân, trăng làm bạn trong những đêm phục kích chờ giặc ấm áp tình đồng chí.. trăng là niềm vui bầu bạn của người lính trong gian lao => Trăng đẹp đẽ ân tình, hãy liên hệ bài thơ “Đồng chí” : “Đầu súng trăng treo”

“Trần trụi với thiên nhiên

Hồn nhiên như cây cỏ

Ngỡ không bao giờ quên

Cái vâng trăng tình nghĩa”

· Hình ảnh “trần trụi với thiên nhiên”, “hồn nhiên như cây cỏ” : gợi mở lối sống đơn giản, mộc mạc và gần gũi với thiên nhiên.

· Từ “ngỡ”: biết vậy. nghĩ vậy, tưởng vậy mà kết quả lại không được như vậy.

· “Cái vầng trăng tình nghĩa”: hình ảnh nhân hóa, khẳng định mối quan hệ gắn bó khăng khít gắn bó.

– Khổ 3: Ánh trăng ở hiện tại

“Từ hồi về thành phố

Quen ánh điện cửa gương

Vầng trăng đi qua ngõ

Như người dưng qua đường”

· “Hồi về thành phố”: khi chiến tranh kết thúc, người lính từ giã cuộc sống núi rừng để trở về thành phố hiện đại.

· Hình ảnh “quen ánh điện cửa gương” chỉ người sống ở những buyn – đinh cao tầng, có đầy đủ tiện nghi hiện đại, có điện thắp sáng suốt ngày đêm.

· Hình ảnh so sánh: “vầng trăng đi qua ngõ/như người dưng qua đường” – trăng trở nên xa lạ, không còn gắn bó với người như trước nữa, thậm chí là cả 2 đều tự thấy xa lạ với nhau.

· Thời gian, không gian sống thay đổi, điều kiện sống con người cũng khác: con người có ánh điện,cửa gương nên coi thường, dửng dưng vì không còn cần đến trăng.

Xem thêm:  57+ ngành thuộc các trường đại học khối C được nhiều thí sinh

⇒ Cuộc sống hiện đại, tiện nghi dễ làm con người ta quên đi những giá trị trong quá khứ mang đến, những kỷ niệm.

b. Tình huống gặp lại vầng trăng

“Thình lình đèn điện tắt

Phòng buyn-đinh tối om

Vội bật tung cửa sổ

Đột ngột vầng trăng tròn”

– Tình huống đầy bất ngờ: từ “thình lình”, “đột ngột” – mất điện khiến “phòng buyn-đinh tối om”.

– Hành động của nhân vật trữ tình: “vội bật tung cửa sổ” – khẩn trương, mạnh mẽ tìm vội nguồn ánh sáng.

– Ánh trăng tròn đầy, vẹn nguyên bỗng nhiên xuất hiện đầy bất ngờ: khiến con người bỗng cảm thấy bàng hoàng, xúc động.

c. Cảm xúc và suy ngẫm của nhà thơ

“Ngửa mặt lên nhìn mặt

Có cái gì dưng dưng

Như là đồng là bể

Như là sông là rừng

Trăng cứ tròn vành vạnh

Kể chi người vô tình

Ánh trăng im phăng phắc

Đủ cho ta giật mình”

– Tư thế đối mặt “ngửa mặt lên nhìn mặt”: trực tiếp đối mặt với ánh trắng

– Cảm xúc khi đối mặt với vầng trăng:

+ Có cái gì rưng rưng: niềm xúc động dâng trào, rung động, xao xuyến, gợi sự nhớ thương.

+ Gặp lại ánh trăng – người bạn tri kỉ,tình nghĩa thuỷ chung ngày nào.

+ Ánh trăng tròn đầy,vẹn nguyên làm sống dậy một thời quá khứ tươi đẹp giữa người với trăng.

– Điệp từ “là”, phép liệt kê(sông, đồng, bể, rừng ) liên tiếp dồn dập: nhớ lại kỉ niệm của những năm tháng chiến tranh, bên những người đồng đội, bên vầng trăng.

– “Trăng cứ tròn vành vạch”: Trăng luôn là vẻ đẹp vĩnh hằng của thiên nhiên. Đây là hình ảnh tả thực miêu tả độ tròn đầy của ánh trăng, hình ảnh biểu tượng thể hiện tình nghĩa trọn vẹn, thủy chung của thiên nhiên.

– Hình ảnh nhân hóa “kể chi người vô tình/ánh trăng im phăng phắc”: sự nghiêm khắc,sự trách móc trong im lặng.

– Cái “giật mình” đáng trân trọng của con người đi tìm lại chính bản thân mình, tự thấy phải thay đổi cách sống để tự hoàn thiện mình.

⇒ Con người phải biết trân trọng những giá trị truyền thống tốt đẹp trong quá khứ.

Rate this post

KevinNguyen

Kevin Nguyễn - Người quản trị nội dung web là một chuyên gia sáng tạo và chuyên nghiệp trong việc quản lý, phát triển và duy trì nội dung website. Với khả năng phân tích và đánh giá thông tin chính xác, anh/chị đảm bảo cung cấp thông tin hữu ích và đáng tin cậy cho cộng đồng.