Giải thích vì sao cần phải bảo vệ hòa bình, chống chiến tranh?

Chào mừng bạn đến với pgdgiolinhqt.edu.vn trong bài viết về Hoa binh la gi vi sao phai bao ve hoa binh chúng tôi sẽ chia sẻ kinh nghiệm chuyên sâu của mình cung cấp kiến thức chuyên sâu dành cho bạn.

“Các vua Hùng đã có công dựng nước, Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước”, đây là lời căn dặn của chủ tịch Hồ Chí Minh ý muốn nói rằng ông cha ta đã có công dựng nước, chúng ta phải cùng nhau cố gắng giữ lấy nước, quyết tâm chống lại chiến tranh, giữ vững nền hòa bình độc lập cho nước nhà. Vậy tại sao chúng ta cần phải bảo vệ hòa bình, chống lại chiến tranh? Là học sinh, sinh viên có cần làm gì để bảo vệ Tổ quốc không?

1. Hòa bình là gì?

Hòa bình là tình trạng không có chiến tranh hoặc xung đột vũ trang. Tại nơi đây không có khủng bố, cướp bóc, xung đột, là nơi mà con người chúng ta sống hòa thuận, vui vẻ, không đấu đá vì bất kỳ lợi ích nào. Trong một xã hội hòa bình tức là không có xung đột và không có sự lo sợ giữa cá nhân, tập thể nào đó.

Lòng yêu hòa bình luôn được thể hiện qua những hành động thường ngày đó là không có những cuộc xích mích, cãi vã, đánh nhau, chia rẽ, gây mất đoàn kết.

Xem thêm: Nguyên nhân, diễn biến, hậu quả của chiến tranh thế giới thứ 2

2. Vì sao cần phải hòa bình, chống lại chiến tranh?

Như chúng ta đã thấy, khi một cuộc chiến tranh xảy ra thì nó để lại hậu quả vô cùng nặng nề từ về con người đến vật chất, môi trường. Trên thế giới đã trải qua nhiều cuộc chiến tranh đẫm máu và để lại những thiệt hại to lớn, mất mát, rạn nứt tình người, cha mẹ xa con, ông bà xa cháu, vợ chồng xa nhau. Số người chết nhiều vô kể mà không có sử sách nào thống kê chính xác hết được, đó là sự ám ảnh trong tâm trí của mỗi con người, bom đạn tàn dư có thể phát nổ bất cứ lúc nào, chúng ta phải mất nhiều năm mới có thể khôi phục lại nền kinh tế sau chiến tranh. Trong những năm tháng chiến tranh, con người chúng ta không có quyền lợi cơ bản của loài người: trẻ em không được đi học, nhiều người không có nhà để sống, cơm không có để ăn, quần áo không có để mặc, tất cả đều làm nô lệ cho bọn thực dân, phát xít. Những cảnh tượng dã man ấy tới tận bây giờ nhắc lại vẫn còn thấy đau thương.

Không chỉ riêng nỗi đau con người, chiến tranh còn phá hủy cả môi trường tự nhiên. Ô nhiễm môi trường xảy ra nghiêm trọng bởi các khói lửa của bom đạn, các chất hóa học do con người chế tạo ra nhằm phục vụ cuộc chiến, những cánh rừng màu xanh không còn thấy mà chỉ thấy khói lửa và đống tro tàn. Chiến tranh cũng làm cho nền kinh tế trở nên kiệt quệ, nghèo đói. Bóc lột giữa bọn tư bản thuộc địa, giữa người với người ngày càng gia tăng, giàu nghèo phân chia rõ ràng. Cuộc sống của những người nông dân rơi vào đói nghèo, trình độ văn hóa, nhận thức thấp kém. Mọi quyền dân chủ bình đẳng tự do đều bị xâm phạm.

Xem thêm:  Cách quản lý công việc khi không có Internet bằng Timo

Chính vì chiến tranh để lại quá nhiều đau thương và mất mát cho nhân loại, nên chúng ta cần phải bảo vệ hòa bình. Bảo vệ hòa bình chính là bảo vệ một cuộc sống bình đẳng, yên bình, quyền lợi cho mỗi chúng ta. Khi bảo vệ hòa bình, chúng ta sống trong một môi trường hòa thuận, có tình người. Bất kể ai sinh ra đều có quyền sống và bảo vệ mạng sống của chính bản thân mình, không ai có quyền được tước đoạt đi mạng sống, của cải vật chất của chúng ta. Khi có hòa bình thì chúng ta sẽ sống một cuộc sống mà ta mơ ước, nơi đây ta được làm chủ bản thân, có cuộc sống ấm no, hạnh phúc, gia đình ấm êm không chia cắt nhau. Giá trị của hòa bình không gì có thể đánh đổi được, có hòa bình chúng ta mới phát triển được về mọi mặt. Hòa bình đã giúp con người hòa nhập, đoàn kết lại với nhau. Các nước láng giềng giúp đỡ cùng nhau phát triển đi lên. Bảo vệ hòa bình chính là bảo vệ cuộc sống, vì thế chúng ta phải bảo vệ hòa bình bằng mọi cách nhằm ngăn chặn chiến tranh, những âm mưu gây ra chiến tranh để không thể gây ra thiệt hại cho người và của. Chỉ có hòa bình chúng ta mới có cuộc sống bình yên.

Xem thêm: Chiến tranh nhân dân là gì? Thế trận chiến tranh nhân dân?

3. Biểu hiện và ý nghĩa của bảo vệ hòa bình:

3.1. Biểu hiện của hòa bình:

– Giữ gìn một cuộc sống bình yên.

– Không để xảy ra chiến tranh hay xung đột vũ trang.

– Dùng thương lượng, đàm phán để giải quyết mâu thuẫn, xung đột giữa các dân tộc, tôn giáo, quốc gia.

Còn trong cuộc sống hằng ngày, bảo vệ hòa bình được biểu hiện thông qua việc con người không xảy ra mâu thuẫn xích mích dẫn đến đánh nhau. Mọi chuyện sẽ giải quyết bằng hòa giải, nói chuyện thương lượng với nhau. Đoàn kết giúp đỡ lẫn nhau, không chia rẽ bè phái.

3.2. Ý nghĩa của hòa bình:

– Đối với thế giới:

+ Thế giới sống trong hòa bình sẽ giúp cho nền kinh tế phát triển, xã hội và nhân văn cũng sẽ được nâng lên.

Xem thêm:  #55 mẫu Màu Sơn Phòng Ngủ Đẹp Ấn Tượng Được Nhiều người

+ Mỗi đất nước chúng ta sinh sống có nền hòa bình, sự tự do, độc lập thì mỗi nước ấy sẽ có cơ hội để phát triển về mọi mặt trong đời sống xã hội. Vì khi mỗi một đất nước có ý thức được về tầm quan trọng của hòa bình thì sẽ không có những hành động gây hại, xâm chiếm, xích mích tới đất nước khác và từ đó nền hòa bình được thiết lập trên toàn thế giới. Sự hòa bình đem lại sự yên ổn từ đó mọi người yên tâm phát triển kinh tế trên đất nước của mình.

– Đối với cá nhân:

+ Sống trong hòa bình con người sống trong hòa thuận, yên bình, vui vẻ, yên ổn với nhau.

+ Mỗi một cá nhân chúng ta khi được thoải mái về tinh thần không có áp lực từ những cuộc xung đột, chiến tranh thì cá nhân đó sẽ chú tâm đến việc phát triển kinh tế và có thời gian quan tâm chăm sóc, chia sẻ, giúp đỡ lẫn nhau. Mối quan hệ giữa người với người cũng trở nên tốt đẹp.

Xem thêm: Tính chất và tóm tắt diễn biến của chiến tranh thế giới thứ nhất

4. Tại sao chim bồ câu được coi là biểu tượng của hòa bình?

Theo các câu chuyện ghi chép trong Kinh Thánh: Trong ngày tận thế xảy ra nạn hồng thủy, ông Noe đã làm một chiếc thuyền gỗ khổng lồ để bảo tồn sinh mạng bản thân, gia đình ông cùng rất nhiều loài động vật khác khỏi cơn đại hồng thuỷ – sự trừng phạt của Chúa trời. Một hôm, ông Noe thả một con chim bồ câu để bay đi thăm dò tình hình nước sông dâng cao lên đến mức nào. Khi bồ câu bay về thì có ngậm một cành ô liu, ông Noe phấn khởi biết rằng, nước sông đang rút dần, cây cối lộ trên mặt đất mọc cành cây non, điều đó chứng tỏ đất liền đang trở nên hòa bình, bình an. Thế là ông đưa tất cả gia đình trở về mặt đất, bắt đầu xây dựng một cuộc sống mới. Từ đó, chuyện con chim bồ câu và cành ô liu báo trước cuộc sống hoà bình theo Kinh Thánh được phổ biến rộng rãi ra toàn thế giới.

Nhưng thực ra, chim bồ câu được mọi người chính thức công nhận tượng trưng cho hòa bình là vào thời kỳ chiến tranh thế giới lần thứ hai. Năm 1940, phát xít Hít-le tấn công chiếm lĩnh thành Pa-ri. Có một cậu bé trai là hàng xóm của họa sĩ nổi tiếng Picasso rất thích nuôi chim bồ câu, bé trai đó đã bị bọn phát xít đâm chết rồi vứt xác ra ngoài đường, con chim bồ câu trong lồng chúng cũng không tha, bọn chúng dùng lưỡi lê đâm chết cả chim bồ câu. Ông nội bé trai này hai tay bưng con chim bồ câu đầy máu gõ cửa nhà họa sĩ Picasso và xin vẽ lại con chim bồ câu bị đẫm máu này để kỷ niệm cháu trai ông đã bị bọn phát xít giết hại. Họa sĩ Picasso thấy vậy, hết sức tức giận, sau đó vẽ ngay một con chim bồ câu trắng đang bay, đây là cánh chim bồ câu hòa bình ban đầu. Để kỷ niệm Đại hội Hòa bình thế giới triệu tập tại Vác-sa-va Ba Lan, tháng 11 năm 1950, họa sĩ Picasso lại vẽ một con chim bồ câu miệng ngậm cành ô liu tặng cho Đại hội. Lúc bấy giờ nhà thơ nổi tiếng Chi-lê tên là Pablo Neruda, người đoạt giải thưởng Nobel Văn học năm 1971 gọi bức tranh này là “Bồ câu hòa bình”. Từ đó, mọi người chính thức công nhận chim bồ câu biểu tượng cho hòa bình.

Xem thêm:  Vì sao Nhà Lý dời đô từ Hoa Lư về Thăng Long? Lý Thái Tổ với việc

Ngoài ra, chim bồ câu là biểu tượng cho hòa bình cũng là do đây là loài chim hiền lành, thân thiện, khác với các loài chim dữ khác như diều hâu, chim ưng và chúng có một bộ lông trắng thuần khiết đại diện cho tình yêu trong sáng, cao thượng, đẹp đẽ nhất.

Xem thêm: Lập bảng so sánh giữa chiến tranh thế giới thứ nhất và thứ hai

5. Là học sinh, sinh viên cần làm gì để bảo vệ hòa bình?

Là học sinh, sinh viên còn ngồi trên ghế nhà trường, chúng ta cần phải có những biểu hiện sau để thể hiện lòng yêu hòa bình, chống chiến tranh:

– Chăm chỉ, tự giác học tập thật tốt

– Tôn trọng, giúp đỡ, đoàn kết lẫn nhau giữa các tập thể.

– Tham gia các cuộc thi viết bài như chủ dề về hòa bình: cuộc thi UPU.

– Tham gia các câu lạc bộ, diễn đàn vì hòa bình do trường hoặc địa phương tổ chức.

– Lên án, tố cáo những hành vi trái pháp luật, có biểu hiện của việc chống phá gây mất đoàn kết.

– Bảo vệ chủ quyền đất nước, dân tộc.

– Tự giác thực hiện những chính sách, pháp luật, tôn trọng kỷ cương.

– Không có những hành vi xấu như đánh nhau với các bạn bè.

– Tôn trọng những nét văn hóa của mỗi quốc gia, dân tộc trên thế giới.

– Bình đẳng, không phân biệt giữa các chủng tộc hay tôn giáo.

– Hưởng ứng những phong trào về hòa bình mà trường, lớp tổ chức

– Giao lưu với các thanh, thiếu niên quốc tế.

– Có ý thức bảo vệ hòa bình, tuyên truyền và ngăn chặn những âm mưu chống phá gây chiến tranh phá hoại của các thế lực thù địch.

Rate this post

KevinNguyen

Kevin Nguyễn - Người quản trị nội dung web là một chuyên gia sáng tạo và chuyên nghiệp trong việc quản lý, phát triển và duy trì nội dung website. Với khả năng phân tích và đánh giá thông tin chính xác, anh/chị đảm bảo cung cấp thông tin hữu ích và đáng tin cậy cho cộng đồng.