Hoá học 12 Bài 45: Hóa học và vấn đề môi trường – HOC247

Chào mừng bạn đến với pgdgiolinhqt.edu.vn trong bài viết về Hoa 12 bai 45 chúng tôi sẽ chia sẻ kinh nghiệm chuyên sâu của mình cung cấp kiến thức chuyên sâu dành cho bạn.

– Ô nhiễm môi trường là sự làm thay đổi tính chất của môi trường, vi phạm tiêu chuẩn môi trường. Chất gây ô nhiễm môi trường là những nhân tố làm cho môi trường trở thành độc hại.

– Các loại ô nhiễm môi trường:

+ Ô nhiễm không khí

+ Ô nhiễm nước

+ Ô nhiễm đất

a. Ô nhiễm môi trường không khí

– Ô nhiễm không khí là sự có mặt của các chất lạ hoặc sự biến đổi quan trọng trong thành phần không khí, làm cho nó không sạch, có bụi có mùi khó chịu, làm giảm tầm nhìn,…

– Nguyên nhân:

+ Do thiên nhiên

+ Do hoạt động của con người

– Nguồn gây ô nhiễm:

+ Do khí thải công nghiệp, giao thông, sinh hoạt,…

ô nhiễm không khí ô nhiễm không khí do giao thông ô nhiễm làng nghề

+ Các chất khí gây ô nhiễm không khí như: CO, CO2 , SO2, H2S, NXOY, CFC, …

– Tác hại của việc Ô nhiễm không khí

– Một số hình ảnh về Tác hại của ô nhiễm đem tới:

sóng thần động đất

b. Ô nhiễm môi trường nước

– Là sự thay đổi thành phần và tính chất của nước gây ảnh hưởng đến hoạt động sống bình thường của con người và sinh vật.

– Phân loại:

+ Theo thời gian: Thường xuyên kéo dài hay tức thời.

+ Theo bản chất các chất gây ô nhiễm: ô nhiễm hóa chất, ô nhiễm vi sinh.

Xem thêm:  NH4HCO3 → NH3 + CO2 + H2O - Trường THPT Lê Hồng Phong

+ Theo vị trí không gian: ô nhiễm sông, ô nhiễm nước ngầm, ô nhiễm biển

– Nguồn gốc:

+ Nguồn gốc tự nhiên: Do mưa, bão, lũ lụt,…Nước mưa rơi xuống nhà cửa, đồng ruộng, nhà máy, đường phố,…kéo theo các chất bẩn xuống các nguồn nước

lũ lụt miền trung mưa bão

– Tác nhân gây ô nhiễm:

+ Các ion kim loại nặng( As,Pb,Hg,Sb,Cu,Mn,…)

– Tác hại của việc ô nhiễm nguồn nước:

+ Con người uống nước từ các nguồn nước ô nhiễm cũng dễ mắc các bệnh đường ruột như thổ tả, thương hàn và các bệnh dễ lây nhiễm khác.

+ Con người nhiễm kim loại nặng và các chất nguy hại khác gây nên những tác hại khôn lường về sức khỏe và sinh mạng

+ Ảnh hưởng trực tiếp đến sự sinh trưởng, phát triển hay bị hủy diệt của động thực vật

ô nhiễm ô nhiễm nước khiến cá chết

c. Ô nhiễm môi trường đất

– Là hệ sinh thái đất bị mất cân bằng khi có mặt một số chất và hàm lượng của chúng vượt quá giới hạn.

– Nguồn gốc:

+ Tự nhiên: hoạt động của núi lửa, lũ lụt ngập úng, ngập mặn do thủy triều,…

+ Con người:

  • Chất thải sinh hoạt

  • Chất thải do sản xuất công nghiệp, sản xuất hàng hóa, hoạt động kinh doanh,…

  • Chất thải nông nghiệp:phân bón, chất bảo vệ thực vật, chất kích thích vật nuôi, cây trồng,…

  • Chất thải do phòng nghiên cứu, phòng thí nghiệm, bệnh viện, chợ,…

ô nhiễm đất

– Tác hại:

+ Gây ra những tổn hại lớn về sản xuất, kinh tế và đời sống.

Xem thêm:  Thực hiện phản ứng sau: CaCO3 + 2HCl → CaCl2 + CO2↑ + H2O

a. Nhận biết môi trường bị ô nhiễm

– Quan sát: Có thể nhận biết môi trường nước, không khí, đất bị ô nhiễm qua màu, mùi, trạng thái.

– Xác định bằng thuốc thử: pH, nồng độ các ion ( Hg2+, Pb2+,NO3- ,…)

– Xác định bằng các dụng cụ đo:máy sắc ký, khí kế đo hàm lượng, thành phần khói,bụi,chất khí,…

b. Vai trò của Hóa học trong xử lí ô nhiễm môi trường

– Trong công nghiệp: Phải tuân thủ quy trình xử lý chất thải

– Trong nông nghiệp: Sử dụng phân bón hóa học, thuốc trừ sâu, thuốc kích thích sinh trưởng đúng quy định, đúng quy trình.

– Các cơ sở nghiên cứu, phòng thí nghiệm:Phải phân loại, xử lý trước khi thải ra môi trường

Trong khu dân cư: Rác phải được thu gom, phân loại để thu hồi, tái chế, xử lý chống ô nhiễm môi trường

Rate this post

KevinNguyen

Kevin Nguyễn - Người quản trị nội dung web là một chuyên gia sáng tạo và chuyên nghiệp trong việc quản lý, phát triển và duy trì nội dung website. Với khả năng phân tích và đánh giá thông tin chính xác, anh/chị đảm bảo cung cấp thông tin hữu ích và đáng tin cậy cho cộng đồng.