Lý thuyết Hóa 12: Bài 34. Crom và hợp chất của crom – Toploigiai

Chào mừng bạn đến với pgdgiolinhqt.edu.vn trong bài viết về Hoa 12 bai 34 chúng tôi sẽ chia sẻ kinh nghiệm chuyên sâu của mình cung cấp kiến thức chuyên sâu dành cho bạn.

Lý thuyết Hóa 12 Bài 34. Crom và hợp chất của crom

I. Vị trí trong bảng tuần hoàn, cấu hình electron nguyên tử

Crom (Cr) ở ô số 24, thuộc nhóm VIB, chu kì 4 của bảng tuần hoàn.

Cấu hình electron nguyên tử: 1s22s22p63s23p63d54s1viết gọn là [Ar]3d54s1.

II. Tính chất vật lí

Crom có màu trắng ánh bạc, có khối lượng riêng lớn (D = 7,2 g/cm3), nóng chảy ở 1890oC.

Là kim loại cứng nhất rạch được thủy tinh.

III. Tính chất hóa học

Crom là kim loại có tính khử mạnh hơn sắt.

Trong phản ứng hóa học, crom tạo nên các hợp chất trong đó crom có số oxi hóa từ +1 đến +6 (thường gặp +2, +3 và +6).

1. Tác dụng với phi kim

Ở nhiệt độ thường, crom chỉ tác dụng với flo. Ở nhiệt độ cao, crom tác dụng với oxi, clo, lưu huỳnh,…

2. Tác dụng với nước

Crom có độ hoạt động hóa học kém Zn và mạnh hơn Fe, nhưng crom bền với nước và không khí do có màng oxit rất mỏng, bền bảo vệ. Do đó, người ta mạ crom lên sắt để bảo vệ sắt và dùng crom để chế thép không gỉ.

3. Tác dụng với axit

Vì có màng oxit bảo vệ, crom không tan ngay trong dung dịch axit HClH2SO4 loãng và nguội. Khi đun nóng màng oxit tan ra, crom tác dụng với axit giải phóng H và tạo ra muối crom(II) khi không có không khí.

Xem thêm:  Hoá 9 bài 44: Rượu Etylic C2H6O tính chất hoá học, công thức cấu

Crom không tác dụng với dung dịch axit HNO3 hoặc H2SO4 đặc, nguội.

IV. Hợp chất của crom

1. Hợp chất crom(III)

a, Crom(III) oxit (Cr2O3)

– Là chất rắn, màu lục thẫm, không tan trong nước, dùng tạo màu lục cho đồ sứ, đồ thủy tinh.

– Là oxit lưỡng tính, tan trong dung dịch axit và kiềm đặc.

b, Crom(III) hiđroxit (Cr(OH)3)

– Là chất rắn, màu lục xám, không tan trong nước.

– Là một hiđroxit lưỡng tính, tan được trong dung dịch axit và dung dịch kiềm.

Vì ở trạng thái số oxi hóa trung gian, ion Cr3+ trong dung dịch vừa có tính oxi hóa (trong môi trường axit) vừa có tính khử (trong môi trường bazơ).

2. Hợp chất crom(VI)

a, Crom(VI) oxit (CrO3)

– Là chất rắn, màu đỏ thẫm.

– Là một oxit axit, tác dụng với nước tạo ra axit. Những axit cromic này không tách ra được ở dạng tự do mà chỉ tồn tại trong dung dịch.

– Có tính oxi hóa mạnh.

b, Muối crom(VI)

– Khác với những axit cromic và đicromic, các muối cromat và đicromat là những hợp chất bền.

+ Muối cromat là muối của axit cromic, có màu vàng của ion cromat (CrO42-).

+ Muối đicromat là muối của axit đicromic, có màu da cam của ion đicromat (Cr2O72-).

Các muối cromat và đicromat có tính oxi hóa mạnh, đặc biệt trong môi trường axit, muối crom(VI) bị khử thành muối crom(III).

Xem thêm:  NaCl + H2O → NaOH + Cl2 + H2 | NaCl ra NaOH - Tailieumoi.vn

Trong dung dịch của ion Cr2O72-(màu da cam) luôn luôn có cả ion CrO42-(màu vàng) ở trạng thái cân bằng với nhau nên khi thêm dung dịch axit vào muối cromat (màu vàng) sẽ tạo thành đicromat (màu da cam). Ngược lại khi thêm dung dịch kiềm vào muối đicromat, sẽ tạo thành cromat.

Xem thêm Giải Hóa 12: Bài 34. Crom và hợp chất của crom

Rate this post

KevinNguyen

Kevin Nguyễn - Người quản trị nội dung web là một chuyên gia sáng tạo và chuyên nghiệp trong việc quản lý, phát triển và duy trì nội dung website. Với khả năng phân tích và đánh giá thông tin chính xác, anh/chị đảm bảo cung cấp thông tin hữu ích và đáng tin cậy cho cộng đồng.