Hệ thống quản lý vận tải TMS là gì? – Viện FMIT

Chào mừng bạn đến với pgdgiolinhqt.edu.vn trong bài viết về Hệ thống quản lý vận tải tms là gì chúng tôi sẽ chia sẻ kinh nghiệm chuyên sâu của mình cung cấp kiến thức chuyên sâu dành cho bạn.

Hệ thống quản lý vận tải tự động hóa kế hoạch và các hoạt động bao gồm việc di chuyển hàng hóa giữa các điểm trong chuỗi cung ứng, bao gồm người giao hàng và hình thức, tối ưu hóa lộ trình và tải trọng, và bảo trì đội xe. TMS là một phần bên trong của quản lý chuỗi cung ứng vì mức độ ảnh hưởng của thương mại điện tử về độ lớn và tần suất của đơn hàng. Bài viết dưới đây, FMIT giới thiệu sơ lược một số nét chính về hệ thống quản lý vận tải TMS, thông tin chi tiết tìm thấy ở khóa học liên quan về quản lý chuỗi cung ứng theo thông lệ quốc tế, hoặc khóa luyện thi chứng chỉ quản lý chuỗi cung ứng CSCP.

Hệ thống quản lý vận tải TMS là gì?

Hệ thống quản lý vận tải TMS là một hệ thống ứng dụng máy tính dùng để quản lý các hoạt động vận tải. Những hệ thống này thông thường có các mô đun tập trung vào những tính năng cụ thể, như là vận tải liên phương thức, quản lý xuất nhập khẩu, quản lý đội tàu, và lập kế hoạch và tối ưu hóa tải.

Việc mua hàng online có khung hướng ủng hộ các các nhà thầu có giá thấp hơn. Cả doanh nghiệp và người tiêu dùng đều tìm những nhà cung cấp giao hàng thường xuyên, đơn hàng lẻ để tăng linh hoạt. Mô hình kinh doanh như JIT và build-to-order hay direct-to-customer cũng yêu cầu các đơn hàng nhỏ hơn với thời gian giao gấp hơn. Vì thế, biên độ lợi nhuận sẽ phải nhỏ trong khi áp lực quản lý năng lực, chi phí, và các vấn đề tắc nghẽn lại nâng cao. Trong những môi trường như vậy, TMS sẽ giúp tối ưu việc giao hàng cho toàn bộ hệ thống chuỗi cung ứng.

Chi phí vận tải chiếm tỉ lệ rất lớn của tổng chi phí của toàn công ty. Hơn nữa, các tổ chức thông thường sử dụng hàng nghìn nhà cung cấp vận tải. Việc tối ưu vận tải để tiết kiệm chi phí bởi việc sử dụng các mối quan hệ đối tác chính với số lượng ít các nhà cung cấp cho hầu hết các hoạt động.

Một hệ thống TMS có thể đưa ra các lợi ích cơ bản như:

  • Tăng trực quan về dữ liệu. Giúp cho nhà quản lý vận tải, nhân viên bán hàng, khách hàng, và nhân viên giao nhận truy xuất thông tin kịp thời
  • Kiểm soát tập trung các kế hoạch giao hàng. Tối ưu hóa lộ trình và hình thức giao hàng, chi phí vận chuyển, thời gian, và mức độ dịch vụ khách hàng
  • Tích hợp giữa kế hoạch vận tải và đáp ứng đơn hàng. Tăng khả năng kiểm soát chi phí, dịch vụ khách hàng, và tự động hóa.
  • Kiểm soát việc thực hiện. Cho phép theo dõi được kế hoạch
  • Tự động hóa. Tăng hiệu quả và giảm các lỗi, ví dụ, tích hợp TMS với các hệ thống băng tải, tự động hóa dán nhãn, hoặc chuyển tài liệu thành dạng PDF cho các đơn hàng quốc tế.
Xem thêm:  Cồn công nghiệp 96 độ là gì - Ứng dụng và lưu ý khi sử dụng

Các chức năng của hệ thống quản lý vận tải TMS là gì?

TMS có các chức năng sau:

  • Thiết kế mạng lưới vận tải. Giai đoạn chiến lược này vạch ra một bản đồ mạng lưới sử dụng các công cụ và giải pháp tối ưu. Quy trình này dùng để xác định việc hợp tác với các đối tác trong mạng lưới và vị trí của các trung tâm phân phối
  • Lập kế hoạch vận chuyển. Lập kế hoạch vận chuyển tối ưu mạng lưới vận tải sử dụng mô hình và mô phỏng. Ở mức độ chiến thuật, nó sẽ đánh giá các lộ trình và phương tiện. Ở mức độ hoạt động, nó sẽ tối ưu kế hoạch vận tải hàng ngày. Lập kế hoạch vận tải bao gồm lập kế hoạch năng lực giao hàng, cân chỉnh năng lực giữa khả năng cung cấp với nhu cầu dự báo. Lập kế hoạch cũng xem xét quy định của quốc gia như giới hạn giờ hoạt động vì an toàn của lái xe.
  • Lập lộ trình. Việc định tuyến phải thực hiện với nhiều phương tiện vận tải khác nhau. Ví dụ, chuyến hàng xe tải được vận chuyển đầy tải (TL) và dưới tải (LTL). Các công cụ tối ưu hóa việc chuyển hình thức vận tải qua các hình thức khác, như từ hàng không sang mặt đất, từ bưu kiện đến LTO, hoặc từ chuyển phát nhanh đến hàng không đến chuyển phát nhanh. Hướng dẫn định tuyến cho phép người dùng xác định các quy tắc về lộ trình vận chuyển và TMS có thể tự động chọn các hãng vận chuyển. Dịch vụ định tuyến động có thể giao tiếp với thiết bị định vị toàn cầu (GPS) để tránh tắc nghẽn giao thông.

Các ứng dụng đặc biệt để quản lý:

  • Quản lý đội tàu riêng. Đội tàu riêng có thể được quản lý bằng các công cụ như định tuyến tự động hoặc điều phối thời gian thực nhằm tối đa năng lực. Bảo trì phương tiện lên lịch bảo trì và theo dõi chi phí.
  • Lựa chọn dịch vụ. Nhiều dịch vụ có thể được quản lý và lựa chọn bằng các sử dụng các ứng dụng mua hàng trong vận tải và thông tin thị trường về vận tải. Có thể lựa chọn dữ liệu từ hồ sơ nhà thầu (RFQs) về giá và năng lực. Hệ thống cũng giúp theo dõi hồ sơ và hợp đồng của dịch vụ này.
Xem thêm:  Tài khoản 335 - Chi phí phải trả - MIFI

Đối sánh tải và tối ưu hóa

TMS cho phép hiển trị trực quan các nguồn lực và tìm ra cơ hội để tối ưu chúng dựa vào tình trạng tồn kho và chi phí giao hàng. Ví dụ có thể thực hiện cross-docking hoặc hợp nhất các đơn hàng lẻ. Tối ưu cũng có thể giúp xử lý các vật liệu đặc biệt (như làm lạnh, vật liệu nguy hiểm, xăng).

Xếp hạng

Biểu giá cước có thể được nhập và được đánh giá. Các mức độ tin cậy của nhà cung cấp dịch vụ cũng được cập nhật để so sánh hiệu quả như về chi phí, khả năng giao hàng đúng hạn, số lỗi hoặc hàng hóa bị hỏng.

Tạo tài liệu

Tạo toàn bộ các tài liệu cần thiết. TMS sẽ tự động các quy trình, in nhãn và phiếu lấy hàng.

Lập lịch giao hàng

TMS cho phép liệt kê các nhà cung cấp dịch vụ theo ưu tiên và theo thứ tự lần lượt. Việc giao hàng được tự động lên lịch nếu địa điểm được thiết lập để nhận đơn hàng.

Theo dõi và xử lý sai sót.

Người quản lý có thể xem chi phí thực tế của lô hàng dựa trên chi phí thực tế thông qua cập nhật thời gian thực của bằng chứng giao hàng, hóa đơn vận chuyển hàng hóa và tài liệu xuất / nhập khẩu. TMS tạo hóa đơn và vận đơn. Đối với các lô hàng toàn cầu, người quản lý có thể xem chứng chỉ xuất xứ, thông tin thanh toán toàn cầu và thông tin thanh toán cước vận chuyển cũng như thông tin hải quan. Việc quyết toán bao gồm kiểm toán hóa đơn vận chuyển hàng hóa, giảm thiểu sai sót thanh toán và tự động hóa việc thanh toán.

Các công cụ trực quan

Các công cụ hiển thị cho phép các công ty và nhà cung cấp cũng như khách hàng của họ xem các lô hàng đến và đi, mức tồn kho trong quá trình vận chuyển và các trường hợp ngoại lệ đối với các lô hàng dự kiến. Các công cụ này cải thiện dịch vụ khách hàng vì chúng cung cấp cùng một thông tin cho tất cả các kênh, bao gồm cả các kênh tự phục vụ, làm cho chu kỳ bổ sung đáng tin cậy hơn và giúp các thành viên chuỗi cung ứng giảm lượng hàng tồn kho bằng cách hiển thị nguồn hàng và thời gian giao hàng.

Xem thêm:  Virtual Tour Là Gì? Những Tính Năng Nổi Bật Của 360 VR Tour

Phân tích sau giao hàng

Người quản lý có thể in các báo cáo về hóa đơn vận chuyển hàng hóa, tổng chi phí, các khiếu nại về mất mát và hư hỏng và tình trạng đơn hàng của họ.

Lợi ích của TMS là gì?

Lợi ích của TMS bao gồm giảm chi phí vận chuyển tổng thể bằng cách giảm thời gian chờ đợi để xếp dỡ. Các công ty có thể tổng hợp khối lượng giữa các địa điểm hoặc công ty để giảm chi phí vận chuyển hàng hóa. Giảm sự thay đổi chi phí bằng cách dự đoán nhu cầu và sử dụng tốt hơn tất cả các nguồn lực vận chuyển nội bộ và theo hợp đồng. Việc liên kết các thông tin liên lạc giúp giảm lỗi thanh toán và có nhiều thời gian hơn để lập kế hoạch vận chuyển một cách chiến lược.

  • Giảm thiểu chi phí vận chuyển
  • Giao tiếp với các nhà cung cấp dịch vụ, nhà cung cấp và những người khác bằng các công cụ dựa trên web
  • Đưa ra quyết định vận chuyển nhanh hơn và tốt hơn
  • Cho phép các quyết định tìm nguồn cung ứng thông minh bằng cách chia sẻ chi phí chính xác, theo thời gian thực
  • Giảm sự chậm trễ của lô hàng do thủ tục giấy tờ, lỗi hoặc tắc nghẽn công suất
  • Tập trung hóa các hoạt động để giảm chi phí hành chính và hỗ trợ
  • Tạo quyền truy cập dữ liệu phân tán để giảm tắc nghẽn thông tin
  • Tăng khả năng hiển thị của chuỗi cung ứng.

    chương trình đào tạo tại fmit

  • Giám đốc điều hành
  • Quản lý chuỗi cung ứng
  • Quản lý dự án
  • Kiểm toán nội bộ
  • Quản trị rủi ro
  • Kế toán quản trị
  • Phát triển năng lực lãnh đạo
  • Chiến lược và quản trị hiện đại
  • Lean ứng dụng
  • Agile
  • Giám đốc kiểm toán nội bộ
  • Luyện thi chứng chỉ quản lý dự án quốc tế PMP
  • Luyện thi chứng chỉ quản lý chuỗi cung ứng quốc tế CSCP
  • Luyện thi chứng chỉ kiểm toán nội bộ quốc tế CIA
  • Luyện thi chứng chỉ quốc tế kiểm soát nội bộ CICS
Rate this post

KevinNguyen

Kevin Nguyễn - Người quản trị nội dung web là một chuyên gia sáng tạo và chuyên nghiệp trong việc quản lý, phát triển và duy trì nội dung website. Với khả năng phân tích và đánh giá thông tin chính xác, anh/chị đảm bảo cung cấp thông tin hữu ích và đáng tin cậy cho cộng đồng.