Hệ thống điện cấp nguồn – HCCorp

Chào mừng bạn đến với pgdgiolinhqt.edu.vn trong bài viết về Hệ thống cung cấp điện là gì chúng tôi sẽ chia sẻ kinh nghiệm chuyên sâu của mình cung cấp kiến thức chuyên sâu dành cho bạn.

1. Hệ thống trung thế

Tủ trung thế được sử dụng để đóng ngắt và bảo vệ các đường dây cung cấp điện trung thế. Tủ trung thế thường hay được lắp đặt trong nhà máy phát điện, các trạm truyền tải và phân phối điện, hay các trạm phân phối điện trong khu công nghiệp, khu dân cư, hoặc trong các trạm điện trung thế của các trạm khách hàng sử dụng điện trung thế như: tòa nhà, nhà máy, cảng biển, sân bay…

● Phân loại:

– Tủ trung thế: VCB, LBS, DS

– Tủ RMU

– Tủ ATS trung thế

– Tủ tụ bù trung thế

– Tủ nhị thứ

● Quy trình lắp đặt tủ trung thế

– Hiểu rõ sơ đồ nguyên lý của hệ thống tủ RMU trung thế cần lắp đặt

– Đọc hiểu bảng vẽ đấu nối nhị thứ các thiết bị bảo vệ và đo đếm cần thiết.

– Đọc hiểu Tài liệu hướng dẫn lắp đặt vận hành (Installation and Operation Manual) của nhà sản xuất

– Chuẩn bị đầy đủ các phụ kiện cần thiết cho tủ điện như: đầu nối cáp, cáp điện, nguồn dự phòng, các thiết bị nâng đỡ, các dụng cụ cơ khí cầm tay phù hợp

– Tiến hành lắp đặt: tuân thủ các bước trong Tài liệu hướng dẫn lắp đặt vận hành. Sử dụng các dụng cụ cơ khí cầm tay phù hợp.

– Trước khi tiến hành lắp đặt cần lập bảng sơ đồ khối của phần điện cần lắp đặt

– Chuẩn bị đầy đủ các vật liệu phụ nhưng cần thiết cho tủ điện như: các đầu mối điện, timer, các vòng số, thanh sắt dùng cài các kđt…

– Tiến hành lắp đặt: Chuẩn bị một miếng ván ép hoặc phíp hoặc bảng sắt tùy điều kiện, lắp các cơ phận lên bảng.

– Rà soát hệ thống: kiểm tra độ an toàn điện của bảng với các bộ phận đã lắp trên bảng. Phải tuyệt đối đúng với quy trình như trong thiết kế chuẩn ban đầu.

Xem thêm:  Certificate là gì? Tổng hợp các chứng nhận và tiêu chuẩn về môi

– Kiểm tra hệ thống với việc điện lưới nối tiếp với một bóng đèn khoảng 300W Sau đó thử lại với một tải khác. Tiến hành lắp hết các bộ phận khác vào trong tủ.

– Thực hiện kéo dây điện từ các động cơ vào tủ điện trung thế, kéo điện lưới về, làm khung cho chân của tủ.

– Lựa chọn dây nối đất sao cho hợp lý, đúng tiêu chuẩn, an toàn như: dây nối đất của tủ phải cùng loại, là loại dây mềm, dẹt, đan lưới…

– Để có thể lắp đặt được một hệ thống tủ điện trung thế yêu cầu trước tiên là bản sơ đồ khối phải tuyệt đối chuẩn xác.

2. Hệ thống hạ thế

Tủ phân phối hạ thế là vị trí mà tại đó, nguồn cung cấp điện được chia thành các mạch riêng biệt, mỗi mạch trong số đó được quản lý và đảm bảo bằng cầu chì hoặc các thiết bị chuyển mạch của tủ điện như máy cắt, aptomat….

Tủ phân phối hạ thế được được chia thành một số bộ phận chức năng, bao gồm các thành phần điện và cơ khí tạo điều kiện cho việc hoàn thành một tiện ích nào đó. Tủ phân phối hạ thế là một phần quan trọng trong việc đảm bảo độ an toàn cho hệ thống điện.

● Chức năng:

– Bảo vệ các thiết bị như: thiết bị chuyển mạch, dụng cụ đo chỉ thị, rơ le, và bảng cầu chì, từ các tác động cơ học, do sự dao động, và ảnh hưởng bên ngoài khác có khả năng ảnh hưởng đến tính toàn vẹn của hoạt động (ví dụ như EMI, bụi, độ ẩm, sâu mọt, …).

– Bảo vệ sự sống cho con người, tránh bị điện giật trực tiếp hoặc gián tiếp.

● Phân loại:

– Tủ phân phối truyền thống: Thường đặt trên khung ở phía sau của vỏ tủ. Chỉ dẫn và kiểm soát các thiết bị được gắn vào mặt trước của tủ.

Xem thêm:  Nhựa nguyên sinh là gì? Đặc điểm – phân loại - ứng dụng - Govi

– Tủ phân phối theo chức năng: Phù hợp với các ứng dụng riêng cụ thể, các loại thiết bị bảng điện được tạo thành từ các mô – đun chức năng bao gồm các thiết bị chuyển mạch cùng với các phụ kiện tiêu chuẩn hóa để gắn kết và kết nối, đảm bảo độ an toàn cao

3. Máy biến áp

Máy biến áp được dùng ở mọi nơi, từ máy biến áp dân dụng dùng trong quạt điện đến máy biến áp dùng để ổn áp hoặc dùng trong các main board điện tử…. Một trong những ứng dụng phổ biến là dùng trong điện lực. Từ các loại máy biến áp nhỏ cho đến các máy biến áp lớn hơn có cuộn dây đặt ngập trong dầu (dầu để cách điện và tản nhiệt ra lá thép xung quanh máy).

Tác dụng của máy hay trạm biến áp là để truyền tải công suất điện lớn từ nơi sản xuất đến nơi tiêu thụ. Biến áp giúp hạn chế tổn thất công suất điện năng và giảm giá thành đầu tư đường dây tải điện.

● Phân loại:

– Loại 1: Trạm biến áp Trung gian nhận điện áp từ 220 kV đến 35 kV biến đổi thành điện áp ra 15 kV – 35 kV theo nhu cầu sử dụng.

– Loại 2: Trạm biến áp phân xưởng hay trạm biến áp phân phối nhận điện áp 6 kV đến 35 kV biến đổi thành điện áp ra 0,4 kV – 0,22 kV. Đây là trạm biến áp được dùng trong mạng hạ áp dân dụng, thường sử dụng cho các công trình tòa nhà.

Các máy/trạm biến áp thường có công suất biểu kiến phổ biến là: 50, 75, 100, 160, 180, 250, 320, 400, 500, 560, 630, 750, 800, 1000, 1250, 1500, 1600, 1800, 2000, 2500 kVA.

4. Máy phát điện

Hệ thống máy phát điện dự phòng cho các tòa nhà cao tầng, khu chung cư ngoài ngoài việc đảm bảo ổn định nguồn điện sinh hoạt hàng ngày còn là bắt buộc nhằm giải quyết những trường hợp khẩn cấp nhất. Vấn đề đặt ra là nên chọn máy phát điện có công suất bao nhiêu là đủ, máy chạy với 100% công suất hay chạy 50% công suất.

Xem thêm:  Gỗ mahogany là gỗ gì? Ứng dụng của gỗ mahogany trong đời sống

Đối với các tòa nhà cao tầng cần phải có chuyên gia đánh giá và tính toán kỹ càng , bởi ngoài đảm bảo điện sinh hoạt cho các hộ gia đình, còn có hệ thống thang máy, chuông báo động, hệ thống đèn điện hành lang, máy bơm nước…Nếu có bất kỳ sai sót nào trong tính toán công suất của máy phát điện, mọi sinh hoạt tại tòa nhà sẽ bì trì trệ, gây ảnh hưởng tới tới hàng ngàn người dân đang sinh sống và làm việc tại đây.

● Tiêu chí lựa chọn máy phát điện cho tòa nhà cao tầng, chung cư:

– Ước tính chi tiết công suất có thể sử dụng của từng hộ gia đình cùng với các hệ thống cần sử dụng điện của tòa nhà ( thang máy, máy bơm, điện hành lang…) từ đó tính công suất tiêu thụ tổng rồi đi đến tính công suất máy phát điện cần mua.

– Nhằm đảm bảo an toàn , tăng tuổi thọ và độ bền cho máy phát điện, người mua máy nên chọn mua máy phát điện có công suất cao hơn công suất tiêu thụ thực tế từ 20% đến 25%.

– Máy phát điện phải được đặt ở vị trí thoáng, không ẩm ướt nhằm tránh bị ngộ độc khí thải và các trường hợp chập điện nguy hiểm khác.

– Để đảm bảo việc cung cấp điện kịp thời mỗi khi mất điện thì với những người vận hành hệ thống điện cho tòa nhà phải thường xuyên kiểm tra định kỳ xem có sự cố nào về máy phát điện không, để khi mất điện là hệ thống máy phát điện dự phòng có thể cung cấp điện ngay sau một vài phút.

Rate this post

KevinNguyen

Kevin Nguyễn - Người quản trị nội dung web là một chuyên gia sáng tạo và chuyên nghiệp trong việc quản lý, phát triển và duy trì nội dung website. Với khả năng phân tích và đánh giá thông tin chính xác, anh/chị đảm bảo cung cấp thông tin hữu ích và đáng tin cậy cho cộng đồng.