Đưa giống ST25 ra phía Bắc sản xuất tiềm ẩn nhiều rủi ro?

Chào mừng bạn đến với pgdgiolinhqt.edu.vn trong bài viết về Giống lúa st 25 mua ở đâu chúng tôi sẽ chia sẻ kinh nghiệm chuyên sâu của mình cung cấp kiến thức chuyên sâu dành cho bạn.

Thời gian qua, giống lúa ST25 đã được một số đơn vị, doanh nghiệp, HTX cũng như nông dân đưa vào sản xuất thử nghiệm tại nhiều vùng trên cả nước, nhất là các tỉnh phía Bắc. Báo Nông nghiệp Việt Nam đã có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Như Cường, Cục trưởng Cục Trồng trọt (Bộ NN-PTNT) liên quan tới vấn đề này.

Ông Nguyễn Như Cường, Cục trưởng Cục Trồng trọt. Ảnh: TĐ.

Hiệu quả, năng suất, chất lượng… của giống lúa ST25 ở mỗi nơi cũng có nhiều nhận xét, đánh giá rất khác nhau, ông đánh giá triển vọng và có khuyến cáo nào cho việc đưa giống lúa này ra sản xuất tại các vùng khác ngoài vùng ĐBSCL?

Sau khi đoạt giải nhất tại cuộc thi Gạo ngon nhất thế giới năm 2019, Bộ NN-PTNT đã ban hành quyết định công nhận giống cây trồng mới đối với giống lúa ST25 cho vùng sản xuất sản xuất ở ĐBSCL. Nghĩa là giống ST25 mới chỉ được Bộ NN-PTNT công nhận và cho phép lưu hành, trồng, sản xuất kinh doanh tại vùng ĐBSCL, chứ chưa công nhận và cho phép lưu hành, trồng, sản xuất kinh doanh tại các vùng khác tại nước ta.

Hiện tại, Luật Trồng trọt năm 2018 đã có hiệu lực từ ngày 1/1/2020. Theo Luật Trồng trọt, cây trồng chính (trong có lúa) muốn được công nhận và cho phép lưu hành ở vùng nào thì phải tiến hành khảo nghiệm ở vùng đó.

Xem thêm:  Trạng từ tần suất (Frequency) trong tiếng Anh cách dùng và bài tập

Như vậy, nếu giống ST25 muốn được cấp quyết định lưu hành, trồng, sản xuất kinh doanh ở các vùng khác (ngoài vùng ĐBSCL) thì phải tiến hành khảo nghiệm trước khi được cấp quyết định lưu hành.

Thời gian qua, nhất là sau khi giống ST25 đoạt giải nhất tại cuộc thi Gạo ngon nhất thế giới 2019, đã có hiện tượng một số đơn vị, doanh nghiệp, cá nhân đem giống lúa này ra sản xuất thử nghiệm trong phạm vi của đơn vị, doanh nghiệp và ở một số diện tích tại các vùng khác ngoài vùng ĐBSCL như Tây Nguyên, miền Trung, vùng ĐBSH…

Tình trạng này là chưa phù hợp với quy định của Luật Trồng trọt, vì giống ST25 chưa được tiến hành khảo nghiệm và cấp quyết định lưu hành tại các vùng khác ngoài vùng ĐBSCL.

Giống lúa ST25 sản xuất tại Kim Sơn (Ninh Bình) vụ đông xuân 2020 - 2021. Ảnh: Lê Bền.

Giống lúa ST25 sản xuất tại Kim Sơn (Ninh Bình) vụ đông xuân 2020 – 2021. Ảnh: Lê Bền.

Vậy với một số mô hình trồng thử nghiệm giống lúa ST25 tại các tỉnh phía Bắc thời gian qua, cá nhân ông đánh giá thế nào về sự phù hợp, năng suất, chất lượng gạo… của giống lúa này khi đưa ra trồng ở phía Bắc?

Như đã nói, việc một số cá nhân, đơn vị, doanh nghiệp tự đưa giống lúa ST25 ra trồng thử tại một số vùng khác (ngoài vùng ĐBSCL) khi chưa được thực hiện khảo nghiệm, chưa được công nhận và cấp phép lưu hành là chưa phù hợp với Luật Trồng trọt, nên bản thân tôi chưa có cơ sở để trả lời câu hỏi này.

Xem thêm:  Làng cổ Phù Lưu - Thế giới Di sản

Tuy nhiên, điều này cũng dẫn tới rất nhiều rủi ro trong sản xuất, nhất là từ những nguồn giống không được xác định rõ về nguồn gốc, xuất xứ.

Có thể một giống lúa khi đưa ra sản xuất ở nhiều vùng sinh thái, có thể vẫn sinh trưởng phát triển bình thường, nhưng không thể phát triển tối ưu.

Theo đánh giá của Cục Trồng trọt, giống ST25 thích ứng, sinh trưởng phát triển tốt, cho chất lượng gạo rất tốt ở vùng tôm – lúa, vùng hơi lợ ở ĐBSCL.

Một số giống lúa thường sẽ phù hợp và phát huy hiệu quả cao nhất ở một số điều kiện sinh thái nhất định. Có những giống tính thích ứng rộng, có thể phát triển được ở rất nhiều vùng, nhưng để phát huy hiệu quả, năng suất, chất lượng, sự phù hợp tối ưu chỉ ở những vùng nhất định nào đó.

Một số vùng ven biển huyện Kim Sơn (tỉnh Ninh Bình) bước đầu cho thấy sự phù hợp với giống ST25. Ảnh: Lê Bền.

Có nhiều đánh giá cũng cho rằng, ngay tại vùng ĐBSCL, gạo ST25 trồng ở Sóc Trăng mới ngon, chứ không phải vùng nào cũng ngon. Ông có bình luận gì về điều này?

Một giống lúa, dù có thích ứng rộng đến đâu nhưng không thể chỗ nào cũng phát huy hết đặc tính tốt nhất của giống. Và hầu như thực tế không một giống nào có thể tập trung được tất cả đặc tính tốt nhất của một giống lúa như năng suất cao, khả năng chống chịu tốt, chất lượng gạo ngon tuyệt vời, khả năng thích ứng rộng, chống chịu tốt với sâu bệnh, chống đổ ngã…

Xem thêm:  Ecopark ở đâu? Hướng đi nhanh nhất tới Ecopark? - Tân Thời Đại

Lý thuyết chúng ta hướng tới giống lúa như thế, nhưng thực tế thì hiếm có giống lúa nào hoàn hảo, đáp ứng được mọi tiêu chí, tích hợp được tất cả những đặc tính như vậy. Đương nhiên giống ST25 cũng vậy.

Nhưng một giống lúa có gạo ngon như ST25, thiết nghĩ chúng ta cũng rất nên khuyến khích nghiên cứu, khảo nghiệm để đưa ra sản xuất trên diện rộng, thưa ông?

Vấn đề này phụ thuộc vào chiến lược kinh doanh của tác giả giống, của đơn vị, doanh nghiệp sở hữu bản quyền sản xuất, phân phối kinh doanh của giống ST25, xem họ có chiến lược mở rộng sản xuất, cung ứng giống đó ra phía Bắc hay các vùng khác ngoài vùng ĐBSL hay không.

Nếu đơn vị, doanh nghiệp nào đó có chiến lược muốn mở rộng sản xuất, kinh doanh, phân phối giống ST25 ra ngoài vùng ĐBSCL, thì phải được sự đồng ý của tác giả giống, và cần phải tiến hành quá trình đánh giá, khảo nghiệm tại các vùng khác (ngoài vùng ĐBSCL).

Trên cơ sở những kết quả khảo nghiệm, Cục Trồng trọt sẽ căn cứ vào những quy định hiện hành để đề nghị Bộ NN-PTNT cấp hoặc không cấp quyết định công nhận, cho phép lưu hành tại các vùng khác.

Xin cảm ơn ông!

Rate this post

KevinNguyen

Kevin Nguyễn - Người quản trị nội dung web là một chuyên gia sáng tạo và chuyên nghiệp trong việc quản lý, phát triển và duy trì nội dung website. Với khả năng phân tích và đánh giá thông tin chính xác, anh/chị đảm bảo cung cấp thông tin hữu ích và đáng tin cậy cho cộng đồng.