Vụng chèo khéo chống | Giải thích Thành ngữ – SachHayOnline.com

Chào mừng bạn đến với pgdgiolinhqt.edu.vn trong bài viết về Giai thich cau tuc ngu vung cheo kheo chong chúng tôi sẽ chia sẻ kinh nghiệm chuyên sâu của mình cung cấp kiến thức chuyên sâu dành cho bạn.

Giải thích Thành ngữ – Tục ngữ

Đèo heo hút gióCon cà con kêCó công mài sắt, có ngày nên kimChưa biết mèo nào cắn mỉu nàoChạy như cờ lông côngCạn tàu ráo mángĂn ốc nói mòSống để dạ chết mang theo Cà cuống chết đến đít còn cayBa chìm bảy nổiGiàu vì bạn, sang vì vợChim sa cá lặn Cái tổ con chuồn chuồn Chờ được mạ, má đã sưng Bợm già mắc bẫy cò ke Bá Nha – (Chung) Tử Kỳ Bầu dục chấm mắm cáy Áo vải, cờ đàoĂn cơm nhà thổi tù và hàng tổng Áo gấm đi đêm Ăn cháo đái bátChân nam đá chân chiêuBóc ngắn cắn dàiLá lành đùm lá ráchCõng rắn cắn gà nhàĐược voi đòi tiênĂn vóc học hayVụng chèo khéo chốngNhạt phấn phai hươngRau muống tháng 9 nhịn cho mẹ chồngẾch ngồi đáy giếngCú kêu cho ma ănĂn chay niệm phật nói lời từ biVàng thau lẫn lộn Năm tao bảy tuyếtChạy như cờ lông công Có nếp có tẻBa chìm bảy nổi Nước mắt cá sấu Tức nước vỡ bờ Thả mồi bắt bóng Chưa biết mèo nào cắn mỉu nàoTứ cố vô thân Trúc dẫu cháy đốt ngay vẫn thẳng Thua keo này bày keo khác Tránh vỏ dưa gặp vỏ dừa Ướt như chuột lộtCú kêu cho ma ănBóng chim tăm cáNhư nước đổ đầu vịtKẻ tám lạng người nửa cânTrộm cắp như rươiMột nắng hai sươngMạt cưa mướp đắngChó mái chim mồiMáu ghen Hoạn ThưMa ăn cỗNói có sách, mách có chứngXác như vờ, xơ như nhộngLen lét như rắn mùng nămDốt có đuôiNợ như chúa ChổmTham bát bỏ mâmTấc đất cắm dùiHàng tôm hàng cáLời ong tiếng veLệnh ông không bằng cồng bàSơn cùng thủy tậnTha phương cầu thựcSống để dạ chết mang theoRách như tổ đỉaRước voi giày mả tổBa que xỏ láBa hồn bảy vía – Ba hồn chín víaCáo mượn oai hùmĐi một ngày đàng, học một sàng khônĐồng không mông quạnhNói nhăng nói cuộiChết đứng như Từ HảiĐười ươi giữ ốngHồn xiêu phách lạcNói toạc móng heoQuýt làm cam chịuVừa ăn cướp vừa la làngTrướng rủ màn cheLo bò trắng răngNát như tươngCửa Khổng sân TrìnhSức dài vai rộngTiền trảm hậu tấuKhôn cho người ta rái, dại cho người ta thương Bách phát bách trúngƯớt như chuột lộtChén tạc chén thùÔng chẳng bà chuộcKín cổng cao tườngHá miệng mắc quaiOan Thị KínhLá mặt lá tráiHá miệng chờ sungGửi trứng cho ácGiàu làm kép hẹp làm đơnĐược voi đòi tiênĐa nghi như Tào TháoDở dở ương ươngThoả chí tang bồngCõng rắn cắn gà nhàNiêu cơm Thạch Sanh Như vợ chồng sam Gửi trứng cho ác Chết đuối vớ được cọc Chữ như gà bới Ốc không nổi mình ốc lại mang cọc cho rêu Ông Tơ bà NguyệtCốc mò cò xơi Mưa không khắp Một miệng thì kín, chín miệng thì hở Mất bò mới lo làm chuồng Lừa ưa nặngMột nghề thì sống đống nghề thì chết Mèo già hóa cáo Lươn ngắn lại chê chạch dài, thờn bơn méo miệng chê trai lệch mồm Tham thì thâm Như vợ chồng ngâu Qua cầu rút vánXui nguyên giục bị Lấy thúng úp voi Chuồn chuồn đạp nước Hằng hà sa số Gan cóc tía Một mất mười ngờ Ruột để ngoài daPhúc họa khó lường Mũ ni che taiGiậu đổ bìm leo Chuột sa chĩnh gạo Bàn tay có ngón ngắn ngón dài Cá chậu chim lồngĐẽo cày giữa đườngYêu nên tốt, ghét nên xấuQuạ nào mà chẳng đen đầuNằm gai nếm mậtChắp cánh liền cànhĐứt đuôi con nòng nọcGương vỡ lại lànhLưỡi không xương nhiều đường lắt léoĐồ Sở KhanhCủa ít lòng nhiềuNước chảy chỗ trũngCha truyền con nốiRồng đến nhà tômMôi hở răng lạnhMuỗi đốt chân voiHọc vẹtVăn hay chữ tốtNgang như cuaNhanh như cắtMỗi cây mỗi hoaCủa người phúc taTương cà gia bảnThuốc đắng dã tậtCháy nhà mới ra mặt chuộtCá không ăn muối cá ươnCá hóa rồng Cá chuối đắm đuối vì con Lá thắm chỉ hồng Bọ ngựa chống xeĂn lông ở lỗBàn tay không che nổi mặt trờiNgựa quen đường cũTấc đất tấc vàngLòng vả cũng như lòng sungHồng nhan bạc mệnhĐẹp như TiênDốt hay nói chữCông cha nghĩa mẹGiật gấu vá vaiĐất có thổ công, sông có hà báBán lợi mua danhBán trời không văn tựĂn mày đánh đổ cầu ao Ăn như rồng cuốnĂn cơm chúa, múa tối ngàyĂn chay niệm phậtCháy nhà ra mặt chuột Đục nước béo cò Già đòn non nhẽ

Xem thêm:  Tóm tắt Những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu - VietJack.com

Thí dụ:

“Khen cho ông bạn có tài

Vụng chèo khéo chống, nói hay hơn làm”

Về ý nghĩa và cách sử dụng thành ngữ vụng chèo khéo chống, nhìn chung là đơn giản, dễ hiểu, dễ dùng. Nhưng về nguồn gốc và cơ chế hình thành thành ngữ này thì lại được lý giải theo những hướng rất khác nhau.

Phần lớn, mọi người đều cho rằng thành ngữ vụng chèo khéo chống bắt nguồn từ việc lái thuyền trên sông nước. Theo cách hiểu này, chèo và chống là các động từ. Chèo là dùng mái chèo gạt nước để cho thuyền đi lên phía trước, hướng tới đích. Chống là dùng tay tì vào đầu cây sào để đẩy cho thuyền di chuyển. Trong thực tế, chèo khó hơn chống. Lệ thường, người ta chỉ chống thuyền ở chỗ cạn khi cây sào chạm đến đất, còn những chỗ sâu, nhất là ở giữa dòng thì nhất thiết phải chèo. Người lái thuyền lành nghề phải khéo léo cả chèo lẫn chống. Ai đó mà chèo thuyền vụng, chỉ biết mỗi chống thôi thì chưa lành nghề. Nhưng trên đời cũng có người chỉ biết chống thôi mà không biết chèo, hoặc chèo vụng vẫn lái được thuyền ra sông. Trong trường hợp đó, người lái thuyền thường biết phát huy “sở trường” chống để bù lấp cho chỗ thiếu hụt hoặc vụng về khi chèo thuyền. Có điều dễ nhận thấy là tuy vụng trong chèo lái, nhưng nếu biết khéo léo thì vẫn chống thuyền đi lại được. Việc làm trên, thực chất là đem cái giản đơn, cái thứ yếu để thay thế cho cái phức tạp, cái chính yếu, khó khăn hơn mà bản thân mình vốn vụng về yếu kém. Đó chính là ý nghĩa của thành ngữ vụng chèo khéo chống hiện đang dùng trong tiếng Việt.

Xem thêm:  Top 10 bài tả một nghệ sĩ hài mà em yêu thích siêu hay - Hoatieu.vn

Có một cách hiểu khác về xuất xứ của thành ngữ vụng chèo khéo chống. Theo cách hiểu này, thành ngữ vụng chèo khéo chống vốn gắn liền với việc diễn chèo. Ở đây, chèo là kịch hát, làn điệu dân ca cổ truyền, còn chống vốn là trống, một nhạc khí thuộc bộ gõ. Người ta đã biện luận khá hợp lý cho quá trình chuyển đổi từ trống sang chống. Chẳng là, chèo xuất hiện và phát triển ở vùng đồng bằng Bắc Bộ, và ở đây âm tr nhất loạt nói là ch. Đối với dân vùng này, cặp đôi chèo và trống được nói tự nhiên thành chèo và chống. Như đều biết, trống là nhạc khí quan trọng, thường được kết hợp với nhị và một vài nhạc cụ để tạo nền nhạc cho chèo. Vậy thì dạng gốc của thành ngữ đang xét phải là vụng chèo khéo trống, trong đó từ vụng đối với khéo, chèo đối với trống. Cả chèo và trống đều là danh từ. Với một kết cấu như thế, thành ngữ vụng chèo khéo trống tỏ ra cân xứng và hợp lý. Đây cũng là kết cấu ta thường gặp trong thành ngữ tiếng Việt như vụng tay hay con mắt chẳng hạn. Trong diễn chèo, làn điệu chèo mới quan trọng, còn trống và các nhạc khí khác chỉ là thứ yếu. Hát chèo, kém vụng đến phải lấy trống che lấp sự kém cỏi ấy thì quả là đáng chê cười. Nếu cái nghịch lý này thu được thành công gì thì cũng nhờ vào sự khéo lấp liếm của người diễn trò và nhạc công. Phải chăng đây là cơ sở logic về sự hình thành của thành ngữ vụng chèo khéo chống hiện đang dùng trong tiếng Việt?

Xem thêm:  Bình giảng hai khổ cuối bài thơ Đoàn thuyền đánh cá của Huy Cận

Rõ ràng, cả hai cách hiểu về xuất phát điểm của thành ngữ vụng chèo khéo chống đều tỏ ra hợp lý. Chúng đều lý giải được logic nội tại để hình thành ý nghĩa của thành ngữ này. Dẫu vậy ở cách hiểu thứ nhất có phần nào hợp lý hơn, do có chỗ các từ chèo, chống trong thành ngữ hiện đang dùng đều được nhận diện là động từ. Nhưng không phải vì thế mà dễ dàng phủ nhận cách hiểu thứ hai. Có điều đáng lưu ý nữa là ngay cả khi từ chống được hiểu là động từ thì dường như nó cũng chẳng còn liên hệ gì đến việc chống thuyền, lái thuyền mà luôn luôn được liên hệ với chống trong chống chế…

Do đó vụng chèo khéo chống được hiểu là làm kém, làm dở nhưng lại khéo biện bạch, chống chế. Trong sử dụng ngôn ngữ, khi nói ai đó vụng chèo khéo chống thì cũng giả định rằng người ta đã biết “tỏng” thực chất cái yếu, cái dở của kẻ “khéo biện bạch” rồi.

Gần nghĩa với thành ngữ vụng chèo khéo chống trong tiếng Việt còn có các thành ngữ vụng hát chê đình tranh và vụng múa chê đất lệch. Ở thành ngữ này, tính chất biện bạch, bao biện đã mất hết vẻ tế nhị. Chúng không có vỏ bọc khéo léo như trong vụng chèo khéo chống mà lại tỏ ra quá thô thiển, lộ liễu, đáng chê trách hơn.

  • ← Ăn vóc học hay
  • → Nhạt phấn phai hương
Rate this post

KevinNguyen

Kevin Nguyễn - Người quản trị nội dung web là một chuyên gia sáng tạo và chuyên nghiệp trong việc quản lý, phát triển và duy trì nội dung website. Với khả năng phân tích và đánh giá thông tin chính xác, anh/chị đảm bảo cung cấp thông tin hữu ích và đáng tin cậy cho cộng đồng.