Phương pháp chi tiêu là gì? Công thức tính GDP theo phương pháp

Chào mừng bạn đến với pgdgiolinhqt.edu.vn trong bài viết về Giải bài tập tính gdp theo 3 phương pháp chúng tôi sẽ chia sẻ kinh nghiệm chuyên sâu của mình cung cấp kiến thức chuyên sâu dành cho bạn.

Như chúng ta đã biết GDP là tổng giá trị hàng hóa và dịch vụ được sản xuất trong danh giới địa lý của một quốc gia, trong một khoảng thời gian được xác định, có thể nói đây là chỉ số vô cùng quan trọng. Vậy làm sao để có kế hoạch hợp lý cho chi tiêu đối với ngân sách.

Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568

1. Phương pháp chi tiêu là gì?

Phương pháp chi tiêu trong tiếng Anh là Expenditure Method.

Nhắc tới nội dung về phương pháp chi tiêu chúng ta hiểu ngay tới các giải pháp hợp lý cho sự cân bằng ta hiểu cụ thể thì đây là một hệ thống kết hợp yếu tố tiêu dùng, đầu tư, chi tiêu chính phủ và xuất khẩu ròng để xác định tổng sản phẩm quốc nội và với phương pháp chi tiêu là cách phổ biến nhất để ước tính GDP, phương pháp này xem xét khu vực tư nhân, bao gồm cả người tiêu dùng và các công ty tư nhân, và chi tiêu chính phủ của một quốc gia cộng với tổng giá trị tất cả hàng hóa và dịch vụ được sản xuất trong một khoảng thời gian nhất định.

Phương pháp này xác định GDP danh nghĩa, giá trị này khi được điều chỉnh với lạm phát sẽ thu được GDP thực với phương pháp chi tiêu trái ngược với phương pháp thu nhập trong tính toán GDP và trong kinh tế học, một thuật ngữ khác cho chi tiêu của người tiêu dùng là cầu hàng hóa dịch vụ. Tổng chi tiêu còn được gọi là tổng cầu đây là lí do tại sao công thức tính GDP thực tương tự như công thức tính tổng cầu và với tổng cầu và GDP chi tiêu phải giảm hoặc tăng cùng lúc nhưng ta thấy thực tế sự tương đồng này không phải lúc nào cũng xảy ra, đặc biệt là khi đánh giá GDP trong khoảng thời gian dài.

Phương pháp chi tiêu là cách tiếp cận được sử dụng rộng rãi nhất để ước tính GDP thước đo sản lượng nền kinh tế sản xuất được trong biên giới của một quốc gia với GDP theo phương pháp chi tiêu được tính bằng cách tổng tất cả các chi tiêu cho hàng hóa và dịch vụ cuối cùng có bốn yếu tố chi tiêu chính trong công thức tính GDP: là: tiêu dùng của hộ gia đình, đầu tư của doanh nghiệp, chi tiêu của chính phủ cho hàng hóa và dịch vụ và xuất khẩu ròng.

Xem thêm: GDP thực là gì? Đặc điểm, công thức tính và so sánh với GDP danh nghĩa?

Xem thêm:  Cách dạy chi tiết phương pháp Montessori cho trẻ 0 - 6 tuổi

2. Công thức tính GDP theo Phương pháp chi tiêu:

Công thức tính GDP theo Phương pháp chi tiêu :

GDP = C + I + G + ( X – M )

Trong đó:

– C là tiêu dùng của hộ gia đình

– I là đầu tư của doanh nghiệp

– G là chi tiêu của chính phủ

– X là tổng giá trị xuất khẩu

– M là tổng giá trị nhập khẩu

Các thành phần chính trong phương pháp chi tiêu

Thành phần chi phối giá trị GDP theo phương pháp chi tiêu là chi tiêu tiêu dùng hộ gia đình và các thành phần thứ hai là chi tiêu của chính phủ, đại diện cho chi tiêu của chính quyền địa phương và nhà nước cho các hoạt động an ninh quốc phòng như vũ khí, các dịch vụ chăm sóc sức khỏe và giáo dục. Đầu tư là một trong những thành phần biến động nhất để tính GDP, bao gồm chi tiêu vốn của các công ty cho các tài sản có tuổi thọ lớn hơn một năm như bất động sản, thiết bị máy móc, cơ sở sản xuất và nhà máy. Thành phần cuối cùng trong phương pháp chi tiêu là xuất khẩu ròng, thể hiện các tác động của ngoại thương đối với nền kinh tế.

Phương pháp chi tiêu so với Phương pháp thu nhập

Phương pháp tính GDP dựa trên thu nhập cho rằng rằng tất cả các chi tiêu trong một nền kinh tế bằng tổng thu nhập được tạo ra bởi việc sản xuất tất cả các hàng hóa và dịch vụ với các phương pháp thu nhập cũng giả định có bốn yếu tố chính của sản xuất trong một nền kinh tế và tất cả các khoản thu nhập phải đến từ một trong bốn nguồn này. Do đó, cộng tất cả các nguồn thu nhập lại với nhau sẽ ra được tổng giá trị sản xuất của hoạt động kinh tế trong một khoảng thời gian, sau đó được điều chỉnh với thuế, khấu hao và các khoản thanh toán nước ngoài. Sự khác biệt chính của cả hai phương pháp là các biến đầu vào.

– Phương pháp chi tiêu có đầu vào là các khoản chi cho hàng hóa và dịch vụ.

– Ngược lại, phương pháp thu nhập có đầu vào là các khoản thu nhập kiếm được từ việc sản xuất hàng hóa và dịch vụ (như tiền lương, tiền thuê, tiền lãi,…).

Xem thêm: Chỉ số tiến bộ thực là gì? Đặc điểm và so sánh với chỉ số GDP

3. Cách tính chỉ số GDP:

Có 3 cách tính chỉ số GDP đó là:

Tính tổng chỉ tiêu.

Tính theo thu nhập.

Tính theo phương pháp sản xuất.

Tính GDP Theo Phương Pháp Chỉ Tiêu ( Tính Tổng Chỉ Tiêu)

Công thức

Tính GDP theo tổng chỉ tiêu là phương pháp chính xác nhất với công thức như sau:

GDP = C + G + I + NX

Xem thêm:  Sao Vậy Anh Điều Gì Làm Mình Bên Nhau Lời bài hát Em giấu anh

Trong đó:

C là chỉ tiêu hộ gia đình: gồm các chỉ tiêu cho sản phẩm và dịch vụ của hộ gia đình.

G là chỉ tiêu của chính phủ: tổng chi tiêu cho giáo dục, y tế, an ninh, giao thông…

I là tổng đầu tư: các khoản chi tiêu của doanh nghiệp bao gồm trang thiết bị, nhà xưởng

NX là cán cân thương mại: xuất khẩu ròng của nền kinh tế. NX = X (xuất khẩu) – M ( nhập khẩu).

Ví dụ: Cụ thể giả sử với một nèn kinh tế các hộ gia đình H, chủ nhà máy xay bột (M) và chủ lò bánh mì (B). H mua bánh mì từ B với giá là 100 và bột mì từ M với giá là 10 như là những khoản chi tiêu vào sản phẩm cuối cùnh và B mua bột mì từ M với giá 40 để làm ra bánh mì.

Trong trường hợp M không sử dụng các sản phẩm trung gian nào khác thì theo đó cả B và M đều nhận dịch vụ lao động và vốn từ H; B đã thanh toán cho H các khoản bao gồm: 30 cho chi phí thuê lao động và 30 cho dịch vụ vốn. Tương tự M đã thanh toán cho H các khoản bao gồm: 40 cho chi phí thuê lao động và 10 cho thuê vốn.

Từ các thông trên, GDP theo phương pháp chi tiêu sẽ được tính như sau:

GDP = C + G + I + NX (do chỉ có chi tiêu hộ gia đình nên I= 0, G= 0, NX= 0) => GDP = 10 + 100 = 110

Tính GDP Theo Phương Pháp Chi Phí ( Tính Theo Thu Nhập)

Công thức

Công thức tính theo thu nhập là:

GDP = W + I + Pr + R + Ti + De

Trong đó:

W là tiền lương.

I là tiền lãi.

Pr là lợi nhuận.

R là tiền thuê.

Ti là thuế gián thu ( thuế không đánh trực tiếp và thu nhập và tài sản mà đánh gián tiếp thông qua giá cả hàng hóa dịch vụ)

De là phần hao mòn ( khấu hao) tài sản cố định.

Ví dụ: Vơi 1 nền kinh tế sẽ gồm có hộ gia đình (K), chủ nhà máy xay bột (A) và chủ lò bánh mì (B). K mua bánh mì từ B với giá là 200 và bột mì từ A với giá là 20 (như là những khoản chi tiêu vào sản phẩm cuối cùng). B mua bột mì từ A với giá 50 để làm ra bánh mì.

Trường hợp xảy ra cụ thể khi A không sử dụng các sản phẩm trung gian nào khác thì theo đó cả hai B và A đều nhận dịch vụ lao động và vốn từ K; B đã thanh toán cho K các khoản bao gồm: 40 cho chi phí thuê lao động và 40 cho dịch vụ vốn. Còn A đã thanh toán cho K các khoản bao gồm: 50 cho chi phí thuê lao động và 20 cho thuê vốn.

Áp dụng công thức tính GDP theo phương pháp chi phí (tính theo thu nhập), thay vì xem xét ai mua sản phẩm, bạn có thể tìm hiểu ai sẽ được trả tiền để sản xuất ra sản phẩm. Cụ thể như sau:

Xem thêm:  Cl2 + NaOH → NaCl + NaClO + H2O - THPT Lê Hồng Phong

Tên Chi phí thuê lao động Dịch vụ vốn Hộ gia đình (K) nhận B 40 40 80 A 50 20 70 Tổng số tiền K được nhận để sản xuất 150

Như vậy: GDP = (40 + 50) + (40 + 20) = 150

Tính GDP Theo Phương Pháp Sản Xuất

Công thức

Công thức tính GDP theo phương pháp sản xuất là:

GDP = Giá trị tăng thêm + thuế nhập khẩu

hoặc

GDP = Giá trị sản xuất – chi phí trung gian + thuế nhập khẩu

Giá trị tăng thêm có thể là thu nhập của người sản xuất, tiền công, bảo hiểm, thuế sản xuất, khấu hao tài sản cố định, giá trị thặng dư, các thu nhập khác…

Ví dụ: trong một nền kinh tế gồm có (C), chủ lò bánh mì (B) và chủ nhà máy xay bột (A). C mua bánh mì từ B với giá là 100 và bột mì từ A với giá là 10 (như là những khoản chi tiêu vào sản phẩm cuối cùng). B mua bột mì từ A với giá 40 để làm ra bánh mì.

Trường hợp cụ thể như A không sử dụng các sản phẩm trung gian nào khác. Cả hai B và A đều nhận dịch vụ lao động và vốn từ C; B đã thanh toán cho C các khoản bao gồm: 30 cho chi phí thuê lao động và 30 cho dịch vụ vốn. Còn A đã thanh toán cho C các khoản bao gồm: 40 cho chi phí thuê lao động và 10 cho thuê vốn.

Thực tế không phải tất cả các giao dịch trên thị trường đều được tính đủ giá trị vào GDP. Bởi nếu làm vậy thì cùng một sản phẩm sẽ bị tính trùng nhiều lần.

Lúc này ta có:

+ B mua bột mì từ A với giá 40 và bán cho C với giá 100, lúc này B thu được 60

+ C được A thanh toán 40 cho chi phí thuê lao động và 10 cho thuê vốn, như vậy C thu được 50.

=> GDP = giá trị tăng thêm + thuế thua nhập = (10 + 40) + (100 – 40) = 110

Như vậy trên thực tế ta thấy chỉ số GDP có ý nghĩa quan trọng đối với kinh tế của quốc gia, GDP là thước đo phản ánh tốc độ tăng trưởng kinh tế của quốc gia, thể hiện sự thay đổi biến động của giá sản phẩm dịch vụ hàng hóa theo thời gian và nó sẽ thể hiện được mức thu nhập trung bình của người dân cũng như chất lượng cuộc sống, mức sống của người dân của mỗi quốc gia. Bên cạnh đó chỉ số GDP giảm sẽ thể hiện sự suy thoái kinh tế, lạm phát và tình trạng trượt giá, thất nghiệp, ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng sống của người dân. Vậy nên việc tính toán và phương pháp chi tiêu hợp lý là hoàn toàn cần thiết.

Rate this post

KevinNguyen

Kevin Nguyễn - Người quản trị nội dung web là một chuyên gia sáng tạo và chuyên nghiệp trong việc quản lý, phát triển và duy trì nội dung website. Với khả năng phân tích và đánh giá thông tin chính xác, anh/chị đảm bảo cung cấp thông tin hữu ích và đáng tin cậy cho cộng đồng.