Fe2O3 + CO = Fe + CO2 – Trình cân bằng phản ứng hoá học

Chào mừng bạn đến với pgdgiolinhqt.edu.vn trong bài viết về Fe2o3-> chúng tôi sẽ chia sẻ kinh nghiệm chuyên sâu của mình cung cấp kiến thức chuyên sâu dành cho bạn.

Cân bằng phản ứng hóa học

Fe2O3 + CO = Fe + CO2

Cân bằng phản ứng hóa học: Fe2O3 +3CO → 2Fe + 3CO2

Chất oxi hóa: Fe2O3, chất khử: CO

Quá trình oxi hóa: C+2→C+4+2e

Quá trình khử: Fe+3+3e→Fe0

Một số phương pháp cân bằng phản ứng hóa học

Phương pháp nguyên tử nguyên tố

Phương pháp này khá đơn giản. Khi cân bằng ta cố ý viết các đơn chất khí (H2, O2, C12, N2…) dưới dạng nguyên tử riêng biệt rồi lập luận qua một số bước.

Ví dụ: Cân bằng phản ứng P + O2 -> P2O5

Ta viết: P + O -> P2O5

Để tạo thành 1 phân tử P2O5 cần 2 nguyên tử P và 5 nguyên tử O:

2P + 5O -> P2O5

Nhưng phân tử oxi bao giờ cũng gồm hai nguyên tử. Do đó nếu lấy 5 phân tử oxi tức là số nguyên tử oxi tăng lên gấp 2 thì số nguyên tử P và số phân tử P2O5 cũng tăng lên gấp 2, tức 4 nguyên tử P và 2 phân tử P2O5.

Do đó ta có: 4P + 5O2 -> 2P2O5

Phương pháp hóa trị tác dụng

Hóa trị tác dụng là hóa trị của nhóm nguyên tử hay nguyên tử của các nguyên tố trong chất tham gia và tạo thành trong PUHH.

Áp dụng phương pháp này cần tiến hành các bước sau:

+ Xác định hóa trị tác dụng:

Xem thêm:  Rượu etylic: Tính chất, cấu tạo phân tử, ứng dụng và điều chế

II – I III – II II-II III – I

BaCl2 + Fe2(SO4)3 -> BaSO4 + FeCl3

Hóa trị tác dụng lần lượt từ trái qua phải là:

II – I – III – II – II – II – III – I

Tìm bội số chung nhỏ nhất của các hóa trị tác dụng:

BSCNN(1, 2, 3) = 6

+ Lấy BSCNN chia cho các hóa trị ta được các hệ số:

6/II = 3, 6/III = 2, 6/I = 6

Thay vào phản ứng:

3BaCl2 + Fe2(SO4)3 -> 3BaSO4 + 2FeCl3

Dùng phương pháp này sẽ củng cố được khái niệm hóa trị, cách tính hóa trị, nhớ hóa trị của các nguyên tố thường gặp.

Phương pháp dùng hệ số phân số

Đặt các hệ số vào các công thức của các chất tham gia phản ứng, không phân biệt số nguyên hay phân số sao cho số nguyên tử của mỗi nguyên tố ở hai vế bằng nhau. Sau đó khử mẫu số chung của tất cả các hệ số.

Ví dụ: Cân bằng phản ứng P + O2 -> P2O5

+ Đặt hệ số để cân bằng: 2P + 5/2O2 -> P2O5

+ Nhân các hệ số với mẫu số chung nhỏ nhất để khử các phân số. Ỏ đây ta nhân 2.

2.2P + 2.5/2O2 -> 2P2O5

hay 4P + 5O2 -> 2P2O5

Phương pháp “chẵn – lẻ”

Một phản ứng sau khi đã cân bằng thì số nguyên tử của một nguyên tố ở vế trái bằng số nguyên tử nguyên tố đó ở vế phải. Vì vậy nếu số nguyên tử của một nguyên tố ở một vế là số chẵn thì số nguyên tử của nguyên tố đó ở vế kia phải chẵn. Nếu ở một công thức nào đó số nguyên tử của nguyên tố đó còn lẻ thì phải nhân đôi.

Xem thêm:  Sườn cốt lết làm gì ngon? 10 món ngon từ thịt cốt lết – Digifood

Ví dụ: Cân bằng phản ứng FeS2 + O2 -> Fe2O3 + SO2

Ở vế trái số nguyên tử O2 là chẵn với bất kỳ hệ số nào. Ở vế phải, trong SO2 oxi là chẵn nhưng trong Fe2O3 oxi là lẻ nên phải nhân đôi. Từ đó cân bằng tiếp các hệ số còn lại.

2Fe2O3 -> 4FeS2 -> 8SO2 -> 11O2

Đó là thứ tự suy ra các hệ số của các chất. Thay vào PTPU ta được:

4FeS2 + 11O2 -> 2Fe2O3 + 8SO2

Rate this post

KevinNguyen

Kevin Nguyễn - Người quản trị nội dung web là một chuyên gia sáng tạo và chuyên nghiệp trong việc quản lý, phát triển và duy trì nội dung website. Với khả năng phân tích và đánh giá thông tin chính xác, anh/chị đảm bảo cung cấp thông tin hữu ích và đáng tin cậy cho cộng đồng.