Những Điểm Dừng Chân Khi Đến Thị Trấn Đồng Đăng (Huyện Cao

Chào mừng bạn đến với pgdgiolinhqt.edu.vn trong bài viết về đồng đăng ở đâu chúng tôi sẽ chia sẻ kinh nghiệm chuyên sâu của mình cung cấp kiến thức chuyên sâu dành cho bạn.

Đồng Đăng là thị trấn giáp biên giới giữa Việt Nam và Trung Quốc, thuộc huyện Cao Lộc – Lạng Sơn. Phía bắc tiếp giáp với Trung Quốc cách thành phố Lạng Sơn 14km về phía Đông Nam, về phía đông giáp xã Bảo Lâm, phía nam giáp với Phú Xá, phía tây giáp với xã Tân Mỹ. Từ thị trấn Đồng Đăng còn có quốc lộ 1B đi thành phố Thái Nguyên và quốc 4A đi Cao Bằng. Một điều thuận lợi nữa của Đồng Đăng là tuyến đường sắt liên vận quốc tế từ Việt Nam đi qua ga Đồng Đăng để sang Trung Quốc và từ đây cũng có thể sang các nước khác. Thị trấn nằm gọn trong một thung lũng rộng gần 700ha, trong đó ¾ là đồi núi, chủ yếu gồm 4 dân tộc Kinh, Tày, Nùng và Hoa. Đến tham quan thị trấn Đồng Đăng ngày nay du khách sẽ được tham quan vùng đất có bề dày truyền thống đấu tranh dựng nước và giữ nước, tham quan di tích lịch sử, cũng như trải nghiệm không khí buôn bán sầm uất của miền biên cương.

Pháo đài Đồng Đăng (thị trấn Đồng Đăng, Lạng Sơn)

Được xây dựng trước năm 1945 trên một ngọn núi có thể bao quát toàn bộ khu vực xung quanh. Trong những ngày đầu của cuộc chiến bảo vệ biên giới phía Bắc của quân và dân ta, nơi đây là một cứ điểm đã tiêu diệt nhiều kẻ địch, bẻ gẫy nhiều cuộc tấn công, đồng thời là nơi trú ẩn của hàng trăm người dân thị trấn Đồng Đăng.

Xem thêm:  Chuyện xưa, tích cũ ở Côn Lôn - Báo Cần Thơ Online

Pháo đài Đồng Đăng ( ảnh báo Dân Trí)

Đền Mẫu Đồng Đăng

Nằm ở trung tâm thị trấn Đồng Đăng thuộc huyện Cao Lộc, tỉnh Lạng Sơn, cách cửa khẩu Hữu Nghị 4km. Đây là ngôi đền lớn có giá trị đặc biệt về kiến trúc, tín ngưỡng tôn giáo và lịch sử, là nơi nhân dân các dân tộc trong tỉnh, du khách trong nước và quốc tế đến thờ cúng, sinh hoạt văn hóa tâm linh, nguyện cầu sự che chở của các đấng linh thiêng cho cuộc sống ngày càng ấm no, hạnh phúc; qua đó gắn kết tinh thần cộng đồng và giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc. Đền Mẫu Đồng Đăng trước đây nằm trong một mái đá sát chân núi (cách vị trí đền ngày nay khoảng hơn 300m về phía đông bắc), hiện tại ở vị trí này còn có một bia ma nhai, kích thước: 53cm x 80cm, cạnh đó có một nghiêm mực đá được chạm khắc vào tháng sáu năm Kỷ Tỵ, triều Gia Long thứ 8 (1809). Sau này, thấy nơi đây chật hẹp không mấy thuận tiện cho việc thờ cúng, nhân dân địa phương đã di chuyển nơi thờ tự đến vị trí hiện nay. Đây là nơi thờ tự tín ngưỡng thánh Mẫu và Phật theo kiểu “Tiền Thánh – Hậu Phật”. Lễ hội đền Mẫu Đồng Đăng được tổ chức vào ngày mùng 10 tháng Giêng hàng năm thu hút hàng nghìn lượt du khách trong nước và quốc tế đến đây thưởng ngoạn nét văn hóa đặc sắc của người dân xứ Lạng. Ngày nay, đền Mẫu Đồng Đăng còn là một điểm dừng chân trong tuor du lịch từ các tỉnh đến Lạng Sơn, đi cửa khẩu Tân Thanh và chợ Đông Kinh…

Xem thêm:  Nghĩa vụ quân sự 2023: 12 thông tin cần biết - LuatVietnam
Rate this post

KevinNguyen

Kevin Nguyễn - Người quản trị nội dung web là một chuyên gia sáng tạo và chuyên nghiệp trong việc quản lý, phát triển và duy trì nội dung website. Với khả năng phân tích và đánh giá thông tin chính xác, anh/chị đảm bảo cung cấp thông tin hữu ích và đáng tin cậy cho cộng đồng.