Mẫu đơn đề nghị cấp giấy phép xuất bản tài liệu không kinh doanh

Chào mừng bạn đến với pgdgiolinhqt.edu.vn trong bài viết về Don de nghi cap giay phep xuat ban tai lieu khong kinh doanh chúng tôi sẽ chia sẻ kinh nghiệm chuyên sâu của mình cung cấp kiến thức chuyên sâu dành cho bạn.

Hiện nay, theo quy định của luật xuất bản thì đối với các tài liệu xuất bản những không nhằm mục đích kinh doanh thì vẫn phải được cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép xuất bản tài liệu không kinh doanh thì doanh nghiệp mới được thực hiện việc xuất bản tài liệu không kinh doanh ra bên ngoài. Vậy đơn đề nghị cấp giấy phép xuất bản tài liệu không kinh doanh được quy định như thế nào?

Tư vấn pháp luật trực tuyến miễn phí qua tổng đài: 1900.6568

Cơ sở pháp lý:

– Luật Xuất bản ngày 20 tháng 11 năm 2012;

– Nghị định số 195/2013/NĐ-CP ngày 21 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Xuất bản;

– Thông tư số 214/2016/TT-BTC ngày 10 tháng 11 năm 2016 của Bộ Tài chính quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng lệ phí thẩm định nội dung tài liệu không kinh doanh để cấp giấy phép xuất bản, lệ phí cấp giấy phép nhập khẩu xuất bản phẩm không kinh doanh và lệ phí đăng ký nhập khẩu xuất bản phẩm để kinh doanh;

– Thông tư số 43/2020/TT-BTC ngày 26/5/2020 của Bộ Tài chính quy định mức thu, nộp phí thẩm định nội dung tài liệu không kinh doanh để cấp giấy phép xuất bản, lệ phí cấp giấy phép nhập khẩu xuất bản phẩm không kinh doanh và lệ phí đăng ký nhập khẩu xuất bản phẩm để kinh doanh;

– Thông tư số 01/2020/TT-BTTTT ngày 07 tháng 02 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật xuất bản và Nghị định số 195/2013/NĐ-CP ngày 21 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật xuất bản.

1. Đơn đề nghị cấp giấy phép xuất bản tài liệu không kinh doanh là gì?

Đơn đề nghị cấp giấy phép xuất bản tài liệu không kinh doanh là mẫu văn bản được doanh nghiệp lập ra để gửi tới cơ quan có thẩm quyền xin cấp giấy phép xuất bản tài liệu không kinh doanh như có nhu cầu muốn thực hiện hoạt động xuất bản tài liệu không kinh doanh theo như quy định của pháp luật hiện hành.

Đơn đề nghị cấp giấy phép xuất bản tài liệu không kinh doanh thể hiện nguyện vọng của doanh nghiệp khi muốn thực hiện hoạt động xuất bản tài liệu không kinh doanh để gửi tới cơ quan có thẩm quyền mà ở đây là Sở Thông tin và Truyền thông để xin cấp giấy phép Sở Thông tin và Truyền thông. đây cũng là căn cứ để cơ quan có thẩm quyền xem xét về việc cấp giấy phép Sở Thông tin và Truyền thông cho doanh nghiệp.

Xem thêm: Tội làm giả và sử dụng con dấu, tài liệu của cơ quan tổ chức

Xem thêm:  Kịch bản chương trình Đại hội hội liên hiệp Thanh niên Việt Nam

2. Đơn đề nghị cấp giấy phép xuất bản tài liệu không kinh doanh:

TÊN CƠ QUAN CHỦ QUẢN (NẾU CÓ)…

TÊN CƠ QUAN/TỔ CHỨC …

Số:…./……(nếu có)

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

…, ngày … tháng … năm …

ĐƠN ĐỀ NGHỊ

Cấp giấy phép xuất bản tài liệu không kinh doanh

Kính gửi:

Tên cơ quan, tổ chức đề nghị cấp giấy phép xuất bản:

Số giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc giấy chứng nhận đầu tư hoặc giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp(đối với doanh nghiệp); Số quyết định thành lập(đối với đơn vị sự nghiệp công lập); Số giấy phép hoạt động (đối với cơ quan, tổ chức nước ngoài)

Cơ quan cấp …ngày, tháng, năm cấp …

Địa chỉ: …

Số điện thoại: …

Số fax: …

Email: …

Tên tài liệu:

Xuất xứ (nếu là tài liệu dịch từ tiếng nước ngoài):

Người dịch (cá nhân hoặc tập thể):

Hình thức tài liệu:

Số trang (hoặc dung lượng – byte):… Phụ bản (nếu có):

Khuôn khổ (định dạng): cm. Số lượng in: bản

Ngữ xuất bản:

Tên, địa chỉ cơ sở in:

Mục đích xuất bản:

Phạm vi sử dụng và hình thức phát hành:

Nội dung tóm tắt của tài liệu: …

Kèm theo đơn này gồm: …

Chúng tôi cam kết thực hiện thực hiện đúng nội dung giấy phép xuất bản, thực hiện việc in/đăng tải đúng nội dung tài liệu tại cơ sở in có giấy phép in xuất bản phẩm và tuân thủ các quy định pháp luật về xuất bản, sở hữu trí tuệ.

XÁC NHẬN CỦA CƠ QUAN CHỦ QUẢN HOẶC CƠ QUAN NHÀ NƯỚC CÓ THẨM QUYỀN

NGƯỜI ĐỨNG ĐẦU CƠ QUAN/ TỔ CHỨC

(Ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu)

Hướng dẫn soạn thảo đơn đề nghị cấp giấy phép xuất bản tài liệu không kinh doanh

– Cơ quan, tổ chức ở trung ương và tổ chức nước ngoài gửi hồ sơ đến Cục Xuất bản, In và Phát hành – Bộ Thông tin và Truyền thông; cơ quan, tổ chức tại địa phương gửi hồ sơ đến Sở sở tại;

– Trường hợp cơ quan, tổ chức đề nghị cấp giấy phép là cơ quan Đảng, Nhà nước không bắt buộc phải nộp một trong các loại giấy quy định tại mục này

– Ghi rõ trong đơn các tài liệu đính kèm quy định tại Khoản 2 Điều 10 Thông tư này.

– Phần này áp dụng đối với tài liệu không kinh doanh là kỷ yếu hội thảo, hội nghị, ngành nghề.

Xem thêm: Tài liệu chứng minh tư cách hợp lệ của nhà thầu

3. Một số quy định về cấp giấy phép xuất bản tài liệu không kinh doanh:

3.1. Cấp giấy phép xuất bản tài liệu không kinh doanh:

Trình tự thực hiện:

Bước 1: Cơ quan, tổ chức có tư cách pháp nhân, chi nhánh, văn phòng đại diện của cơ quan, tổ chức ở trung ương nộp hồ sơ tới “Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả” của Sở Thông tin và Truyền thông trong giờ làm việc hành chính (trừ ngày lễ, ngày nghỉ theo quy định)

Xem thêm:  Tìm hiểu nguyên nhân chó ăn phân của chính mình - Pet Mart

Công chức tiếp nhận hồ sơ, kiểm tra tính pháp lý và nội dung hồ sơ:

– Trường hợp hồ sơ đầy đủ, hợp lệ thì viết giấy hẹn trao cho người nộp;

– Trường hợp hồ sơ thiếu hoặc không hợp lệ thì công chức tiếp nhận hồ sơ hướng dẫn người nộp hồ sơ bổ sung, hoàn chỉnh theo quy định.

Bước 2: Trong thời hạn 15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, Sở Thông tin và Truyền thông tiến hành thẩm định hồ sơ và cấp giấy phép xuất bản, đóng dấu vào ba bản thảo tài liệu và lưu lại một bản, hai bản trả lại cho tổ chức đề nghị cấp phép; trường hợp không cấp giấy phép phải có văn bản trả lời nêu rõ lý do.

Bước 3: Trả kết quả tại “Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả” của Sở Thông tin và Truyền thông.

Cách thức thực hiện:

– Nộp hồ sơ trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện tới “Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả” của Sở Thông tin và Truyền thông-

Trường hợp nộp hồ sơ qua mạng Internet, cơ quan, tổ chức đề nghị cấp phép phải có chứng thư số do tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số cấp và thực hiện theo hướng dẫn trên Trang thông tin điện tử của Sở Thông tin và Truyền thông về cung cấp dịch vụ công trực tuyến.

Thành phần hồ sơ:

– Đơn đề nghị cấp giấy phép (theo mẫu);

– Bản sao (xuất trình kèm bản chính để đối chiếu) hoặc bản sao có chứng thực một trong các loại giấy: Quyết định thành lập; giấy phép hoạt động; giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, giấy chứng nhận đầu tư, giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp;

– Trường hợp cơ quan, tổ chức đề nghị cấp giấy phép là cơ quan Đảng, Nhà nước không bắt buộc phải nộp một trong các loại giấy quy định tại Điểm này. – 03 (ba) bản thảo tài liệu in trên giấy; trường hợp tài liệu bằng tiếng nước ngoài, tiếng dân tộc thiểu số Việt Nam phải kèm theo bản dịch tiếng Việt. Đối với tài liệu để xuất bản điện tử phải có thiết bị lưu trữ dữ liệu chứa toàn bộ nội dung tài liệu với định dạng tệp tin không cho phép sửa đổi;

– Ngoài thành phần hồ sơ quy định nêu trên đối với trường hợp xuất bản tài liệu là kỷ yếu hội thảo, hội nghị còn phải có ý kiến xác nhận bằng văn bản của cơ quan, tổ chức đứng tên tổ chức hội thảo, hội nghị; đối với trường hợp xuất bản tài liệu là kỷ yếu ngành nghề quy định tại Điểm d Khoản 1 Điều 12 Nghị định số 195/2013/NĐ-CP còn phải có ý kiến xác nhận bằng văn bản của cơ quan chủ quản hoặc cơ quan có thẩm quyền quản lý ngành nghề

Số lượng hồ sơ: 01 bộ

Thời hạn giải quyết: 15 ngày làm việc kể từ khi nhận đầy đủ hồ sơ hợp lệ

Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức

Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:

– Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Ninh Bình.

Xem thêm:  Otaku, Weeaboo là gì? Sự khác nhau giữa Otaku và Weeaboo tại

– Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Sở Thông tin và Truyền thông Ninh Bình.

Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Giấy phép xuất bản tài liệu không kinh doanh.

Phí, lệ phí: 15.000đ/trang quy chuẩn (Áp dụng theo Thông tư số 214/2016/TTBTC ngày 10/11/2016 củaBộ trưởng Bộ Tài chính)

Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Đơn đề nghị cấp giấy phép xuất bản tài liệu không kinh doanh (Mẫu số 14- Phụ lục I – ban hành kèm theo Thông tư 23/2014/TT-BTTTT ngày 29/12/2014 của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông).

Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:

– Tài liệu không kinh doanh được cấp giấy phép xuất bản theo quy định tại Điều 25 Luật Xuất bản bao gồm:

– Tài liệu tuyên truyền, cổ động phục vụ nhiệm vụ chính trị, các ngày kỷ niệm lớn và các sự kiện trọng đại của đất nước;

– Tài liệu hướng dẫn học tập và thi hành chủ trương đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước;

– Tài liệu hướng dẫn các biện pháp phòng chống thiên tai, dịch bệnh và bảo vệ môi trường;

– Kỷ yếu hội thảo, hội nghị, ngành nghề của các cơ quan, tổ chức Việt Nam;

– Tài liệu giới thiệu hoạt động của các cơ quan, tổ chức nước ngoài đang hoạt động hợp pháp tại Việt Nam;

– Tài liệu lịch sử đảng, chính quyền địa phương; tài liệu phục vụ nhiệm vụ chính trị của địa phương sau khi có ý kiến của tổ chức đảng, cơ quan cấp trên.

3.2. Những trường hợp không phải đề nghị cấp giấy phép nhập khẩu xuất bản phẩm:

– Cơ quan, tổ chức, cá nhân không phải đề nghị cấp giấy phép nhập khẩu xuất bản phẩm không kinh doanh mà chỉ làm thủ tục theo quy định của pháp luật về hải quan trong trường hợp nhập khẩu các loại xuất bản phẩm sau đây:

+ Tài liệu phục vụ hội thảo, hội nghị quốc tế tại Việt Nam đã được cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cho phép tổ chức;

+ Xuất bản phẩm là tài sản của cơ quan, tổ chức, gia đình, cá nhân để sử dụng riêng;

+ Xuất bản phẩm thuộc tiêu chuẩn hành lý mang theo người của người nhập cảnh để sử dụng cho nhu cầu cá nhân (có giá trị không lớn hơn tiêu chuẩn miễn thuế theo quy định của pháp luật);

+ Xuất bản phẩm tặng cho cơ quan, tổ chức, cá nhân gửi qua bưu điện, dịch vụ chuyển phát (có giá trị không lớn hơn tiêu chuẩn miễn thuế theo quy định của pháp luật).

– Việc nhập khẩu xuất bản phẩm của cơ quan, tổ chức, cá nhân được hưởng quyền ưu đãi, miễn trừ ngoại giao thực hiện theo quy định của pháp luật hải quan, pháp luật về ưu đãi, miễn trừ dành cho cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự nước ngoài và cơ quan đại diện của tổ chức quốc tế tại Việt Nam và điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.

Rate this post

KevinNguyen

Kevin Nguyễn - Người quản trị nội dung web là một chuyên gia sáng tạo và chuyên nghiệp trong việc quản lý, phát triển và duy trì nội dung website. Với khả năng phân tích và đánh giá thông tin chính xác, anh/chị đảm bảo cung cấp thông tin hữu ích và đáng tin cậy cho cộng đồng.