Trình bày vị trí, đặc điểm và phạm vi của đới khí hậu ôn hòa?

Chào mừng bạn đến với pgdgiolinhqt.edu.vn trong bài viết về đới ôn hòa nằm ở đâu chúng tôi sẽ chia sẻ kinh nghiệm chuyên sâu của mình cung cấp kiến thức chuyên sâu dành cho bạn.

Ôn đới là khu vực khí hậu đặc trưng của các vùng lãnh nằm giữa đới nóng và lạnh. Vậy khí hậu đới ôn hòa là gì, ví trí phân bố và phạm vi của đới ôn hòa được hiểu như thế nào ? Bài viết này giúp bạn giải đáp những thắc mắc ấy.

1. Khí hậu đới ôn hòa là gì?

Khí hậu đới ôn hòa là sự hòa trộn giữa khí hậu của vùng đới nóng và đới lạnh. Sự thay đổi của nhiệt độ và đặc trưng của thời tiết phụ thuộc vào các đợt khí nóng ở chí tuyến và khí lạnh từ vùng cực thổi xuống. Do vậy, nhiệt độ trung bình trong năm của khu vực có khí hậu đới ôn hòa chỉ dươi vào khoảng 10-12 độ C, lượng mưa từ 600- 800 mm. Đây được xem là vùng khí hậu tương đối dễ chịu đối với môi trường sinh sống của con người.

2. Vị trí phân bố của đới ôn hòa:

Ôn đới là một khu vực khí hậu nằm tại các vĩ độ từ cận kề cận nhiệt đới tới các vòng cực của Trái Đất. khu vực có khi hậu Ôn đới là khu vực nằm ở giữa đới nóng và đới lạnh được phân cách bởi các đường chí tuyến ở cả 2 bán cầu. Ngoài ra do Trái Đất bị nghiêng nên vùng ôn đới ở phía Bắc bán cầu sẽ có diện tích lớn hơn nhiều so với khu vực nam bán cầu.

Miền ôn đới thể hiện các mùa một cách rõ rệt và tồn tại ở cả Bắc bán cầu lẫn Nam bán cầu. Khí hậu trong miền này biến đổi từ khí hậu hải dương với sự biến thiên nhiệt độ tương đối nhỏ và lượng giáng thủy lớn cho tới khí hậu lục địa với sự thay đổi về nhiệt độ lớn hơn và tương đối khô hơn. Về mặt khí tượng học thì phần lớn miền khí hậu ôn đới có gió thịnh hành theo hướng tây – đông.

3. Sự phân hóa của môi trường đới ôn hòa:

Các khu vực địa lý nằm ở vùng ôn đối thường có bốn mùa trong năm: Xuân, hạ, thu, đông với các đặc trưng khác biệt. Môi trường của từng khu vực sẽ có sự phân hóa rõ rệt theo độ cao và mức độ ảnh hưởng của các dòng hải lưu ven bờ. Đặc trưng khí hậu cũng có nhiều thay đổi khi di chuyển sâu hơn vào phía trong lục địa, mùa hè sẽ nóng hơn, mùa đông lạnh hơn và thường có tuyết rơi nhiều. Thảm thực vật cũng có sự phân hóa rõ rệt theo sự phân hóa của khí hậu.

Xem thêm:  Tháng 5 nên đi du lịch ở đâu đẹp nhất? - Vntrip.vn

Thiên nhiên của môi trường đới ôn hoà thay đổi rõ ràng theo bốn mùa là xuân – hạ – thu – đông. Trong cùng một vĩ độ, môi trường cũng thay đổi từ vùng này sang vùng khác, với sự ảnh hưởng của dòng biển và gió Tây ôn đới.

Bờ Tây lục địa chịu ảnh hưởng của dòng biển nóng và gió Tây ôn đới nên có khí hậu ôn đới hải dương với đặc điểm là ẩm ướt quanh năm, mùa hè mát mẻ, mùa đông không lạnh lắm. Càng đi vào sâu trong đất liền, tính chất lục địa càng thể hiện một cách rõ nét hơn khi lượng mưa giảm dần, vào mùa đông trời lạnh và có tuyết rơi khá nhiều, mùa hạ trở nên nóng hơn.

Sinh vật ở môi trường đới ôn hoà có sự thay đổi từ bờ Tây sang bờ Đông từ rừng lá rộng chuyển sang rừng hỗn giao và cuối cùng chính là rừng lá kim – một thảm thực vật đặc trưng của môi trường đới ôn hoà.

Lên các vùng vĩ độ cao hơn, về mùa đông thời tiết rất lạnh và kéo dài, mùa hạ trở nên ngắn hơn. Khu vực gần chí tuyến có môi trường Địa Trung Hải với mùa hè nóng và khô, mùa đông ấm áp, mưa chuyển vào Thu – Đông. Lúc này, thảm thực vật cũng thay đổi từ Bắc xuống Nam từ rừng lá kim chuyển sang rừng hỗn giao rồi mới đến thảo nguyên và cây bụi gai.

Như vậy, các kiểu môi trường ở đới ôn hoà bao gồm ba kiểu chính đó là: ôn đới lục địa, ôn đới hải dương và môi trường Địa Trung Hải.

Xem thêm:  Bật mí 2 cách làm chân gà nướng thơm giòn ngon tại nhà | Tin tức

4. Đặc điểm của đới ôn hòa:

Giống như tên gọi của nó, khí hậu đới ôn hoà mang tính chất trung gian giữa khí hậu đới nóng và khí hậu của đới lạnh. Chính vì vậy, nó cũng thường xuyên thay đổi thất thường.Sự bất bình thường này xuất phát từ các đợt khí nóng ở chí tuyến và các đợt khí lạnh ở vùng cực có thể tràn tới một cách bất thường và đi kèm đó là các đợt nóng hoặc lạnh, đặc biệt hơn ở vùng sâu trong nội địa.

Phần lớn diện tích đất nổi nằm ở nửa cầu Bắc

Khí hậu mang tính chất trung gian giữa khí hậu đới nóng và đới lạnh, do đới ôn hòa nằm giữa đới nóng và đới lạnh.

– Nhiệt độ trung bình trong năm không quá thấp và không quá cao: khoảng 10 độ C

– Lượng mưa trung bình năm khá thấp: khoảng 600 – 700mm

Thời tiết thay đổi thất thường: có các đợt khí nóng ở chí tuyến hoặc lạnh ở vùng cực tràn tới bất thường gây ra những đợt nóng hay lạnh

Gió tây ôn đới và các khối khí từ đại dương mang theo khối khí ấm và ẩm vào đất liền, khiến thời tiết luôn biến động,rất khó dự báo trước

Các kiểu môi trường:

– Môi trường Ôn đới lục địa (lạnh) ⟶ Kiểu thảm thực vật: Rừng lá kim ⟶ Nhóm đất chính: Pôtdôn.

– Môi trường Ôn đới hải dương ⟶ Kiểu thảm thực vật: Rừng lá rộng và rừng hỗn hợp ⟶ Nhóm đất chính: Nâu và xám.

– Môi trường Ôn đới lục địa (nửa khô hạn) ⟶ Kiểu thảm thực vật: Thảo nguyên ⟶ Nhóm đất chính: Đen.

– Môi trường Cận nhiệt gió mùa ⟶ Kiểu thảm thực vật: Rừng cận nhiệt ẩm ⟶ Nhóm đất chính: Đỏ vàng cận nhiệt ẩm.

– Môi trường Cận nhiệt địa trung hải ⟶ Kiểu thảm thực vật: Rừng và cây bụi lá cứng cận nhiệt ⟶ Nhóm đất chính: Đỏ nâu.

– Môi trường Cận nhiệt lục địa ⟶ Kiểu thảm thực vật: Hoang mạc và bán hoang mạc ⟶ Nhóm đất chính: Xám.

5. Đặc điểm của thực vật và động vật ở đới ôn hòa:

Đặc điểm: Do đới ôn hòa nằm giữa đới nóng và đới lạnh cho nên thiên nhiê , động vật có độ đa dạng cao

Xem thêm:  Công dân làm thẻ căn cước công dân gắn chip ở đâu? - Ebh.vn

Thảm thực vật:

– Từ Tây sang Đông: rừng lá rộng chuyển sang rừng hỗn giao và cuối cùng là rừng lá kim – thảm thực vật đặc trưng của môi trường đới ôn hòa.

– Từ Bắc xuống Nam: rừng lá kim chuyển sang rừng hỗn giao sau đó tới thảo nguyên và rừng cây bụi gai.

– Các loài thú ở đới ôn hòa gồm có: hươu, sói, cáo, các loài gặm nhấm,…Các động vật trên cây: chim, sóc, các loài sâu bọ ăn gỗ,…Côn trùng trong đất: kiến, các loài đào hang, chuột chũi,….

6. Những yếu tố gây nên sự biến động thời tiết:

Những yếu tố gây nên sự biến động thời tiết ờ đới ôn hòa là khối khí và dòng biển:

Vị trí trung gian nằm giữa hải dương và lục địa làm cho đới ôn hòa có tác động của khối khí hải dương và khối lục địa. Gió Tây ôn đới và các khối khí từ đại dương mang theo không khí ẩm và ấm vào đất liền làm thời tiết luôn có sự biến động và rất khó dự đoán. Vùng phía Tây của châu Âu trở lên ấm và ẩm hơn so với khu vực trong lục địa nguyên nhân là do chịu ảnh hưởng của các dòng biển và gió Tây ôn đới.

Vị trí trung gian nằm giữa đới lạnh và đới nóng làm cho đới ôn hòa chịu sự tác động của cả khối khí cực lục địa lạnh và khối khí chí tuyến nóng khô: các đợt khí nóng ở chí tuyến và các đợt khí lạnh ở cùng cực có thể tràn tới bất thường gây ra những đợt nóng hay lạnh. Đây là nơi giao thoa của khối khí nóng và khối khí lạnh: Mỗi khí có đợt khí nóng hay đợt khí lạnh tràn đến, nhiệt độ có thể tăng hay giảm 100C – 150C trong vài giờ (ở phía Đông Hoa Kì).

Các hải lưu nóng cũng tác động khá nhiều đến sự biến động của khí hậu ở đới ôn hòa. Ví dụ: Ở bán đảo Xcăng-đi-na-vi ở trong khu vực ôn đới lạnh nhưng lại có khí hậu ấm và ẩm do ảnh hưởng của hải lưu nóng.

Rate this post

KevinNguyen

Kevin Nguyễn - Người quản trị nội dung web là một chuyên gia sáng tạo và chuyên nghiệp trong việc quản lý, phát triển và duy trì nội dung website. Với khả năng phân tích và đánh giá thông tin chính xác, anh/chị đảm bảo cung cấp thông tin hữu ích và đáng tin cậy cho cộng đồng.