Nữ thần Mặt trời và Mặt trăng đọc hiểu – Hoatieu.vn

Chào mừng bạn đến với pgdgiolinhqt.edu.vn trong bài viết về Doc hieu nu than mat troi va mat trang chi tiet chúng tôi sẽ chia sẻ kinh nghiệm chuyên sâu của mình cung cấp kiến thức chuyên sâu dành cho bạn.

Nữ thần mặt trời và mặt trăng là một trong số những truyện thần thoại trong kho tàng văn học dân gian Việt Nam. Truyện kể về sự tích hai chị em Mặt Trời và Mặt Trăng qua đó người xưa muốn lý giải các hiện tượng thiên nhiên liên quan đến Mặt trăng và Mặt Trời. Trong bài viết này Hoatieu xin chia sẻ đến bạn đọc bộ đề đọc hiểu Nữ thần Mặt Trời và Mặt Trăng giúp các em có thêm kiến thức khi gặp các câu hỏi trắc nghiệm về thần thoại Nữ thần Mặt Trời và Mặt Trăng.

  • Phân tích đánh giá tác phẩm Nữ thần mặt trời và mặt trăng

Đọc hiểu Nữ thần Mặt Trời và Mặt Trăng – đề 1

Đọc hiểu Nữ thần Mặt Trời và Mặt Trăng

I. Phần Đọc Hiểu

NỮ THẦN MẶT TRỜI VÀ MẶT TRĂNG

Nữ thần Mặt Trời và Mặt Trăng là hai chị em, con của Trời. Công việc của Trời giao phó hàng ngày phải thay phiên nhau đi xem xét thế gian. Bọn khiêng kiệu gồm có hai lớp già và trẻ thay phiên nhau. Gặp phải bọn khiêng kiệu già đi chậm, cô Mặt Trời phải ngồi lâu, ngày ở dưới trần hóa dài ra. Đến lượt bọn trẻ khiêng kiệu đi mau, cô Mặt Trời được chóng công việc về sớm thì ngày ngắn lại. Cô em Mặt Trăng tính tình nóng nảy không kém gì cô chị làm cho thiên hạ ở mặt đất suốt cả ngày đã phải chịu nóng bức vì cô chị, đến đêm lại cũng phải khó chịu vì cô em. Loài người than thở đến tại nhà Trời, bà mẹ mới lấy tro trát vào mặt cô Mặt Trăng. Từ đó, cô em đổi tính ra hết sức dịu dàng, khác hẳn với cô chị, nên được người dưới trần ai cũng thích. Mỗi khi cô ngoảnh mặt nhìn xuống trần là lúc đó trăng rằm, ngoảnh lưng lại là ba mươi, ngoảnh sang phải, sang trái là trăng thượng huyền hay hạ huyền. Hôm nào trăng quầng là lúc vết tro trật mặt hiện ra. Người ta nghe nói rằng chồng của hai nữ thần Mặt Trời và Mặt Trăng là một con gấu. Mỗi lần gấu đến với vợ là sinh ra nguyệt thực hay nhật thực, lúc đó người dưới trần làm ầm ĩ lên đánh trống, khua chiêng, gõ mõ, để cho gấu xa ra, vì gấu đi lại với vợ, che lấp Mặt Trời, Mặt Trăng làm hại cho mùa màng.

(Nữ thần Mặt Trời và Mặt Trăng – Truyện thần thoại Việt Nam The GioiCoTich. Vn)

Hãy đọc văn bản trên và thực hiện những yêu cầu sau đây:

Câu 1. Chỉ ra các từ ngữ chỉ thời gian và không gian của câu chuyện?

Câu 2. Trong văn bản, nữ thần Mặt Trời và Mặt Trăng được Trời giao công việc gì? Nêu nội dung bao quát của truyện Nữ thần Mặt Trời và Mặt Trăng.

Câu 3. Hãy chỉ ra những dấu hiệu giúp bạn nhận ra Nữ thần Mặt Trời và Mặt Trăng là một truyện thần thoại?

Câu 4. Sự kiện “Loài người than thở đến tại nhà Trời, bà mẹ mới lấy tro trát vào mặt cô Mặt Trăng” được tác giả dân gian tạo ra nhằm lý giải điều gì?

Câu 5. Hình tượng nữ thần Mặt Trời và Mặt Trăng phản ánh quan niệm, nhận thức gì của người xưa về thế giới tự nhiên?

Câu 6. Thông điệp mà người xưa gửi gắm qua câu chuyện này là gì?

II. PHẦN VIẾT (4.0 điểm)

Từ ngữ liệu phần Đọc hiểu, anh/chị hãy viết bài văn nghị luận phân tích, đánh giá truyện Nữ thần Mặt Trời và Mặt Trăng.

Xem thêm:  Lịch thi THPT Quốc gia 2023 và các mốc thời gian quan trọng

Trả lời

Câu 1.

– Thời gian: hàng ngày, cả ngày, đêm

– Địa điểm: dưới trần, thế gian

Câu 2.

– Phân công: xem xét thế gian

– Nội dung là nói về công việc của Mặt Trăng và Mặt Trời, giải thích hiện tượng đời sống.

Câu 3.

– Kể về vị thần

– Sử dụng nhiều yếu tố kì ảo, hoang đường.

– Giải thích hiện tượng trong đời sống.

Câu 4.

– Nhắm lý giải hiện tượng này cho thấy mặt Trăng xuất hiện mọi lúc trong ngày, nhưng mà đến tối thì mới hiện ra, lúc trăng tròn, trắng khuyết, hạ huyền, thượng huyền đều phụ thuộc vào Mặt Trăng quay mặt hay lưng, ngoảnh bên trái hay phải.

Câu 5.

Nhận thức thế giới quan về thiên nhiên để biết được thời gian, biết được ngày tháng.

Câu 6.

– Biết được quá trình tạo hiện tượng đời sống.

II. Nghị luận phân tích, đánh giá truyện Nữ thần Mặt Trời và Mặt Trăng

Chắc chắn ai trong chúng ta cũng sẽ bị thu hút bởi những câu chuyện thần thoại với các yếu tố kì ảo, hoang đường. Nhưng các tác giả dân gian không sáng tác những câu chuyện đó để kể cho nhau nghe vui mà nó còn phần nào giải thích được các hiện tượng đời sống của chúng ta.

Mặt Trời và Mặt Trăng là hai người con gái của Ngọc Hoàng luôn phiên nhau đi xem xét mọi việc. Mặt Trời đi bằng kiệu và chia thành tốp già, tốp trẻ nên thời gian về khác nhau. Mặt Trăng tính tình nóng nảy hơn nên sức nóng làm hại muôn vật. Đã vậy cô lại còn hay chỏng lỏn nên đã bị trừng phạt. Sau đó, vì mặt dính cát mà đã không còn nóng như xưa và tính tình trở nên hiền lành hơn. Việc này thấy được rằng trước đât khi thế gian vừa mới được tạo ra, thời tiết rất nóng mà không ai yêu thích mặt trời, mặt trăng cả. Vì vậy khi mà Mặt Trăng bị dính cát lên mặt thì tính cách đã hiền hòa hơn nhiều.

Hiện tượng đời sống về những ngày trăng tròn, trăng khuyết, hạ huyền, thượng huyền cũng được hiểu rõ hơn qua câu chuyện. Nó phụ thuộc vào tính cách của nàng Mặt Trăng. Có thể lúc vui vẻ ngô mặt xuống hạ giới thì chúng ta sẽ thấy hết được mặt trăng tròn, còn khi quay lưng lại mặt trăng sẽ khuyết đi rất nhiều.

Qua câu chuyện nó giúp các thế hệ trẻ có thể giải thích được những thắc mắc của mình về thế giới xung quanh, về nguồn gốc của con người, về những hiện tượng thiên nhiên trong cuộc sống hằng ngày và những sự vật xung quanh cuộc sống chúng ta. Đồng thời, các câu truyện thần thoại còn giúp thế hệ trẻ hiểu được rằng trong thế giới hoang sơ thuở ban đầu, con người đã hình dung về vũ trụ và thế giới như thế nào.

Đọc hiểu Nữ thần Mặt Trời và Mặt Trăng – đề 2

Đọc văn bản dưới đây và trả lời các câu hỏi:

NỮ THẦN MẶT TRỜI VÀ MẶT TRĂNG

(Thần thoại Việt Nam)

Hai chị em Mặt Trời và Mặt Trăng hình như là con gái của Ngọc Hoàng Nhiệm vụ của hai cô hàng ngày phải đi xem xét dân sự một vòng luân phiên nhau. Cô chị Mặt Trời được ngồi kiệu có bốn người khiêng đi. Trong số những người khiêng kiệu đó có hai bọn: một bọn già và một bọn trẻ thay đổi nhau. Bản tính bọn trẻ hay la cà dọc đường cho nên những khi đến lượt bọn họ khiêng kiệu, cô Mặt Trời thường về chậm, ngày ở dưới hạ giới hoá dài ra. Trái lại, đến lượt các cụ già khiêng kiệu thì lo làm tròn phận sự mà không nghĩ gì đến những điều khác nên nữ thần đi được nhanh chóng, ngày ngắn lại.Cô Mặt Trăng nguyên xưa kia nghe nói tính tình nóng nảy có phần hơn cả cô chị. Cô không biết rằng nhân dân ở mặt đất khổ sở về tính tình gay gắt của cô. Việc ấy về sau đến tại Ngọc Hoàng. Bà mẹ phải trát cho nữ thần một lần tro vào mặt. Từ đó tính tình của cô trở nên dịu dàng, hiền lành, ở hạ giới ai cũng ưa thích. Người ta nói mỗi lần cô ngoảnh mặt nhìn xuống nhân gian thì lúc đó là trăng rằm, cô ngoảnh lưng lại tức là ba mươi, mồng một, cô ngoảnh sang phải, sang trái tức là thời kì trăng thượng huyền hay hạ huyền. Những lúc trăng có quầng là lúc tro trát mặt ngày trước hiện bụi ra.

Xem thêm:  Nghị luận xã hội Lí tưởng là ngọn đèn soi sáng - Thủ thuật

Về chuyện cô Mặt Trăng, có thuyết kể lại hơi khác. Như ta đã biết, cô Mặt Trăng nóng ghê gớm đã làm hại người cũng như muôn vật rất nhiều. Nhưng cô vẫn chủ quan, thích sà xuống nhân gian để xem dân sự làm ăn. Cô có biết đâu mỗi lần mình sà xuống gần chừng nào thì dân sự kinh hãi chừng nấy. Họ rủa cô không ngót, chỉ mong làm sao cô che mặt lại và đi xa ra cho họ đã khốn khổ. Bấy giờ trong nhân dân có chàng Quải, thân thể to lớn, sức khoẻ tuyệt trần. Anh ta quyết tâm trị cho cô Mặt Trăng một mẻ. Anh ta bèn trèo lên một ngọn núi cao, đứng chục tại đó.

Hôm ấy, cô Mặt Trăng cứ quen thói cũ sà xuống nhìn muốn vật. Chàng Quải chờ lúc cổ đến gần nắm cát vụt túi bụi vào mặt cô. Anh ta ném mãi đến hồi trời đang nóng gay gắt bỗng tự nhiên dịu lại. Nhân dân ở dưới núi hò reo vui mừng khôn xiết. Về phần cô Mặt Trăng bất ngờ bị ném tối tăm cả mặt mũi, vội lảng xa ra và từ đấy cô không dám sà xuống ửa. Mặt cô từ đó bị cát giắt vào nên gần hạ giới nữa. Mặt cô từ đó bị cát giắt vào nên cũng không còn sáng như trước…

(Lược bớt đoạn cuối kể về chồng của hai nữ thần (là một con Gấu) và giải thích hiện tượng nhật thực và nguyệt thực).

(Theo Nguyễn Đổng Chi, Lược khảo về thần thoại Việt Nam, Trung tâm Khoa học Xã hội và Nhân văn Quốc gia, NXB Khoa học Xã hội, Hà Nội, 2003)

1. Câu chuyện được kể trong văn bản trên diễn ra ở đâu, vào thời gian nào? Vì sao bạn biết?

2. Những dấu hiệu nào giúp bạn nhận biết Nữ thần Mặt Trời và Mặt Trăng là văn bản thần thoại?

3. Qua câu chuyện, người xưa muốn lí giải những hiện tượng thiên nhiên nào? Bạn có nhận xét gì về cách lí giải ấy?

4. Nhận xét nội dung bao quát của truyện Nữ thần Mặt Trời và Mặt Trăng. Qua câu chuyện này, người xưa muốn gửi gắm thông điệp gì?

5. Qua truyện Thần Trụ Trời và Nữ thần Mặt Trời và Mặt Trăng, bạn có nhận xét gì về nhận thức và cách lí giải nguồn gốc thế giới của người Việt xưa?

6. Theo bạn, các truyện thần thoại như Thần Trụ Trời và Nữ thần Mặt Trời và Mặt Trăng có còn giá trị đối với thế hệ trẻ ngày nay không?

7. Qua các truyện thần thoại đã học và truyện Nữ thần Mặt Trời và Mặt Trăng, bạn thấy cần chú ý gì khi tìm hiểu thể loại thần thoại?

Trả lời:

Câu 1.

Câu chuyện diễn ra ở: dưới Trái Đất, vào hàng ngày

Câu 2.

Xem thêm:  Cảm nhận 4 câu cuối bài Khi con tu hú siêu hay (13 mẫu) - Văn 8

– Trước hết, bạn cần xem lại khái niệm thần thoại và đặc điểm của thần thoại qua các yếu tố cơ bản của thể loại này như không gian, thời gian, cốt truyện, nhân vật biến đổi chiến khi những

– Tiếp theo, bạn đối khái niệm cũng như đặc điểm của thần thoại qua các yếu tố nói trên với biểu hiện của chúng trong văn bản để đưa ra kết luận.

– Khi trình bày các dấu hiệu nhận biết văn bản thần thoại, bạn cần đưa ra bằng chứng tiêu biểu lấy từ văn bản.

Câu 3.

Với yêu cầu thứ nhất, bạn cần đọc kĩ lại văn bản truyện Nữ thần Mặt Trời và Mặt Trăng để tìm xem người xưa muốn lí giải những hiện tượng thiên nhiên nào có liên quan. Với yêu cầu thứ hai, bạn nêu nhận xét của mình về cách lí giải ấy. Khi nếu nhận xét, bạn cần chú ý đến đặc điểm thời đại khi thần thoại ra đòi, đặt mình vào bối cảnh ấy để có những đánh giá, nhận xét khách quan, tránh lấy tư duy khoa học, lô-gíc của con người thời hiện đại để phán xét.

Câu 4.

Mặt Trời và Mặt Trăng là hai người con gái của Ngọc Hoàng luôn phiên nhau đi xem xét mọi việc. Mặt Trời đi bằng kiệu và chia thành tốp già, tốp trẻ nên thời gian về khác nhau. Mặt Trăng tính tình nóng nảy hơn nên sức nóng làm hại muôn vật. Đã vậy cô lại còn hay chỏng lỏn nên đã bị Quải trừng phạt. Sau đó, vì mặt dính cát mà đã không còn nóng như xưa và tính tình trở nên hiền lành hơn.

Câu 5.

a. Thần thoại là một hình thức văn hóa tinh thần ra đời trong các xã hội nguyên thủy, trên cơ sở những tiền đề nhận thức luận sau :

Quan niệm vạn vật hữu linh, bái vật giáo, quan niệm tô – tem, quan niệm vạn vật tương giao.

Người nguyên thủy có khuynh hướng diễn đạt cái trừu tượng bằng cái cảm tính, cụ thể, do kém phát triển về mặt trừu tượng hóa.

Người nguyên thủy có quan niệm và thực hành ma thuật Bởi vì tư duy nguyên thuỷ chưa phát triển năng lực phân biệt, người nguyên thuỷ chưa phân biệt được cái chủ quan và khách quan, vật chất và tinh thần…

b. Những đặc điểm tư duy trên tạo thành lối tư duy thần thoại. Tư duy thần thoại được cụ thể hóa thành những quan niệm và truyện kể thần thoại

c. Người xưa tin vào các sự kiện được kể lại trong thần thoại và thường gắn liền việc diễn xướng thần thoại với các hình thức nghi lễ (các hình thức thực hành tín ngưỡng).

Câu 6.

Các truyện thần thoại như Thần Trụ Trời và Nữ thần Mặt Trời và Mặt Trăng có còn giá trị đối với thế hệ trẻ ngày nay.

Câu 7. Chú ý vào:

Cốt truyện của thầûn thoại Việt nhìn chung còn đơn giản, ít tình tiết. Chính vì vậy mà có người cho rằng thần thoại Việt chưa mang hình thức hoàn chỉnh của câu chuyện. Một số ít tác phẩm thần thoại tương đối dài, có tính tiết thường là truyện đã bị cổ tích hóa (Chú cuội cung trăng) truyền thuyết hóa (Sơn Tinh – Thủy Tinh).

Nhân vật chính trong thần thoại là thần. Thần trong thần thoại gắn với quan niệm vạn vật có linh hồn nên nó khác với thần của tôn giáo. Thần được gọi bằng những tên khác nhau như: Ông, bà, thần, tinh, trời… các vị thần trong thần thoại khác nhau ở chức năng, việc làm.

Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trong nhóm Lớp 10 thuộc chuyên mục Học tập của HoaTieu.vn.

Rate this post

KevinNguyen

Kevin Nguyễn - Người quản trị nội dung web là một chuyên gia sáng tạo và chuyên nghiệp trong việc quản lý, phát triển và duy trì nội dung website. Với khả năng phân tích và đánh giá thông tin chính xác, anh/chị đảm bảo cung cấp thông tin hữu ích và đáng tin cậy cho cộng đồng.