Phân tích khổ cuối bài Mùa xuân nho nhỏ (4 mẫu) – Văn 9

Chào mừng bạn đến với pgdgiolinhqt.edu.vn trong bài viết về Doan van phan tich kho cuoi bai mua xuan nho nho chúng tôi sẽ chia sẻ kinh nghiệm chuyên sâu của mình cung cấp kiến thức chuyên sâu dành cho bạn.

Phân tích khổ cuối bài thơ Mùa xuân nho nhỏ gồm 4 mẫu, kèm dàn ý chi tiết. Qua đó,giúp các em học sinh lớp 9 cảm nhận được tâm hồn tràn đầy tình yêu đời, yêu đất nước, khát khao cống hiến cho quê hương của nhà thơ Thanh Hải.

Khổ thơ cuối Mùa xuân nho nhỏ cũng chính là sự hiến dâng, là nguyện vọng cuối cùng mà nhà thơ Thanh Hải muốn thực hiện cho quê hương, đất nước. Mời các em cùng theo dõi bài viết để có thêm nhiều ý tưởng mới, ngày càng học tốt môn Văn 9:

Dàn ý phân tích khổ cuối Mùa xuân nho nhỏ

1. Mở bài

  • Giới thiệu tác giả Thanh Hải, tác phẩm “Mùa xuân nho nhỏ” và khổ cuối bài thơ.

2. Thân bài

a. Khái quát chung:

  • Bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ” được sáng tác vào mùa đông năm 1980 khi tác giả đang trên giường bệnh những ngày cuối đời.
  • Bài thơ chứa đựng tình yêu đời, yêu người, yêu cuộc sống, khát khao được cống hiến cho cuộc đời, cho đất nước.

b. Phân tích khổ cuối:

Khổ cuối bài thơ là tiếng hát cuối cùng của nhà thơ dâng tặng cho non sông, đất nước:

  • Mở ra bằng hình ảnh của “mùa xuân” với cái “ta” chung của mọi người.
  • “Nam ai Nam bình”: khúc nhạc đặc trưng của xứ Huế mang âm điệu buồn thương, dịu dàng, trìu mến.

→ Hai khúc ca cất lên với tình yêu Tổ quốc, quê hương dạt dào.

  • Hai câu thơ “Nước non ngàn dặm mình/ Nước non ngàn dặm tình”: Như một đoạn điệp khúc ca ngợi quê hương Việt Nam “ngàn dặm” trong tình yêu thương dạt dào.
  • Khúc ca quê hương được cất lên trong tiếng “nhịp phách tiền” – thứ nhạc cụ truyền thống của xứ Huế, tươi vui, rộn rã ca ngợi quê hương, non sông Việt Nam.

3. Kết bài

  • Khẳng định giá trị của khổ thơ, bài thơ.

Phân tích khổ thơ cuối bài Mùa xuân nho nhỏ – Mẫu 1

Xuân, hạ, thu, đông là bốn mùa của đất trời, mỗi mùa đều mang vẻ đẹp, cho nhân gian tiết khí, cảm xúc riêng. Nói về mùa xuân, đây là thời gian khởi đầu cho một năm, là lúc vạn vật thay áo mới, cây cối đâm chồi nảy lộc, không khí vui tươi nhộn nhịp tràn về khắp mọi nơi. Mùa xuân làm con người ta thấy trẻ, khỏe, dồi dào sinh lực từ đó muốn sống và cống hiến cho đời hơn bao giờ hết. Viết về mùa xuân, nhà thơ Thanh Hải đã có những dòng thơ hay, chất chứa nhiều cảm xúc. Phân tích khổ thơ cuối bài Mùa xuân nho nhỏ ta sẽ thấy rõ được điều đó.

Nhà thơ Thanh Hải tên thật là Phạm Bá Ngoãn (1930-1980), quê hương ông là xã Phong Bình, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế. Ông xuất thân trong một gia đình trí thức nghèo có cha làm nghề dạy học, mẹ làm nông. Trong suốt thời kỳ dân tộc ta chịu ách thống trị dã man, tàn bạo của chính quyền Ngô Đình Diệm và bè lũ tay sai Đế Quốc Mỹ, phải đổ bao nhiêu máu và nước mắt thì thơ ca của Thanh Hải chính là ngọn lửa sáng, thắp vào lòng nhân dân niềm tin yêu Tổ Quốc tha thiết. Thơ ông được biết đến với ngôn ngữ trong sáng, giàu nhạc điệu và chứa đựng bao cảm xúc chân thành, lắng đọng. Một số tác phẩm hay của ông có thể kể đến như Những đồng chí trung kiên, Dấu võng Trường Sơn, Huế mùa xuân,…trong đó Cháu nhớ Bác Hồ, Mồ anh hoa nở, Mùa xuân nho nhỏ được xem là kiệt tác thơ ca mà Thanh Hải có được. Trớ trêu một nỗi khi đất nước bước vào giai đoạn hòa bình cũng là lúc ông mắc phải căn bệnh xơ gan cổ trướng hiểm nghèo và chỉ sống được vỏn vẹn năm năm.

Bài thơ Mùa xuân nho nhỏ được ông viết vào cuối năm 1980 đang lúc nằm trên giường bệnh, đây cũng chính là thời điểm một tháng trước khi nhà thơ qua đời. Đọc bài thơ, bên cạnh thấy được vẻ đẹp, khí thế của đất nước vào xuân, ta còn tỏ tường tình yêu tha thiết của tác giả dành cho mảnh đất mình đã sinh ra và lớn lên. Khổ thơ cuối là sự hiến dâng, là nguyện vọng cuối cùng mà Thanh Hải muốn thực hiện cho quê hương, đất nước mình:

Xem thêm:  Tóm tắt Đánh nhau với cối xay gió ngắn gọn (12 mẫu) - Văn 8

“Mùa xuân – ta xin hátCâu Nam ai, Nam bìnhNước non ngàn dặm mìnhNước non ngàn dặm tìnhNhịp phách tiền đất Huế”

Sau khi bày tỏ rằng bản thân chẳng mong muốn những điều lớn lao mà đơn giản chỉ là “Một mùa xuân nho nhỏ – Lặng lẽ dâng cho đời”, nhà thơ đã cất lời ca ngợi quê hương đất nước qua điệu dân ca xứ Huế. Mỗi lần câu thơ “mùa xuân ta xin hát” vang lên là mỗi lần bao bồi hồi, ước muốn, khao khát của Thanh Hải được tái hiện rõ nét trước mắt độc giả. Trước mùa xuân của đất trời, mùa xuân thắng lợi của Tổ quốc, tác giả muốn cất tiếng ca, muốn hòa mình vào không khí rộn ràng ấy. “Nam ai” và “Nam bình” được nhà thơ nhắc đến ở đây chính là hai điệu dân ca ngọt ngào của Huế mộng mơ còn “phách tiền” là loại nhạc cụ dân tộc dùng để điểm nhịp cho lời ca, tiếng đàn tranh và đàn tam thập lục. Đề cập đến những chi tiết này, nhà thơ muốn ca ngợi và thể hiện lòng yêu mến của mình đối với di sản văn hóa phi vật thể của quê hương ông nói riêng và dân tộc Việt Nam nói chung.

Trải dài theo lãnh thổ của đất nước chính là tình yêu tha thiết của Thanh Hải “ngàn dặm mình – ngàn dặm tình”, như bao người con khác của dân tộc, nhà thơ yêu từng con sông, dãy núi, yêu cánh đồng có con cò “bay lả bay la”, yêu tiếng mẹ ầu ơ mỗi chiều say ngủ. Ông muốn khắc ghi thật sâu, thật rõ vẻ đẹp của quê hương đất nước mình, nơi mà ông đã dành cả đời cống hiến, hy sinh, dành cả tuổi xuân để yêu thương, gìn giữ. Đọc những dòng thơ tràn đầy nhiệt huyết và khao khát mãnh liệt như thế này, ít ai ngờ rằng nó xuất phát từ một tâm trí, một trái tim, một sự sống yếu ớt sắp về với đất mẹ. Chính tình cảm phải gọi là phi thường và đặc biệt này đã khiến cho tác phẩm của Thanh Hải giờ đây vẫn còn vang vọng mãi, trường tồn mãi với thời gian, với tuổi xuân của đất nước, đi ngược lại mọi quy luật khắc nghiệt của nhân sinh, tạo hóa.

Ngay từ đầu “Mùa xuân nho nhỏ” đã gây ấn tượng bởi chính cái tên của mình vì mùa xuân vốn là khái niệm chỉ thời gian thế mà ở đây lại có hình khối “nho nhỏ”, là thứ có thể nhìn thấy và cầm nắm được. Thanh Hải mượn hình ảnh này để ẩn dụ cho khát vọng muốn góp sức mình làm đẹp thêm cho mùa xuân lớn hơn của quê hương đất nước. Cách nói khiêm nhường nhưng đủ để người đọc thấy được lẽ sống cao đẹp, tình cảm chân thành, đậm sâu của nhà thơ. Phân tích khổ thơ cuối bài Mùa xuân nho nhỏ với thể thơ năm chữ năm chữ gần gũi, nhiều hình ảnh đẹp, giản dị cùng lối viết ẩn dụ sáng tạo, ta thêm khâm phục tài năng của Thanh Hải và thấm thía sâu sắc tình yêu mà ông đã dành trọn cho quê hương Tổ quốc.

Phân tích khổ thơ cuối bài Mùa xuân nho nhỏ – Mẫu 2

“Mùa xuân…Mùa xuân, một mùa xuân nho nhỏ… Lặng lẽ dâng cho đời…” điệp khúc ấy được ngân lên dạt dào biết bao trái tim của những người đang cảm nhận,những người đang sống và làm việc đâu đó trên mảnh đất này. Và phải chăng đó là nguồn cảm hứng lớn của nhà thơ Thanh Hải với tình yêu quê hương, yêu cuộc sống và muốn một lần nữa được dâng hiến cho đời.

Khổ thơ cuối là tiếng hát yêu thương nhà thơ ban tặng cho đất nước và dân tộc, như một sự hiến dâng cuối cùng cho quê hương đất nước:

“Mùa xuân – ta xin hátCâu Nam ai, Nam bìnhNước non ngàn dặm mìnhNước non ngàn dặm tìnhNhịp phách tiền đất Huế”

Trong những ngày cuối cùng của cuộc đời, Thanh Hải muốn hát lại hai làn điệu dân ca quen thuộc của quê hương xứ Huế. Có lẽ trong những ngày tháng nằm trên giường bệnh, khi bị tử thần rình rập, nhà thơ lại thấy quê hương của mình đẹp hơn, bản sắc quê hương mình cũng đáng tự hào hơn. Đây cũng là cách để nhà thơ thể hiện tình yêu quê hương, nguồn cội. Đoạn thơ cho ta thấy rõ nhà thơ rất yêu mến quê hương thơ mộng của mình, có lẽ cũng từ đó mà nhà thơ có thể mở rộng tình cảm để yêu mến đất nước, mới có thể cống hiến cả cuộc đời cho nước nhà. Bởi lẽ, chỉ có những người biết yêu thương quê hương xóm làng thì mới có thể mở rộng lòng mình để yêu mến đất nước dân tộc.

Xem thêm:  Ý nghĩa triết lí nhân sinh trong hai lời thoại của Hồn Trương Ba với

​Bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ” được viết theo thể thơ năm tiếng, với cấu trúc gồm bảy khổ, mỗi khổ từ bốn đến sáu câu. Những hình ảnh ẩn dụ sáng tạo, biện pháp nhân hóa, điệp ngữ và những từ ngữ tượng hình được sử dụng thành công đã tạo nên nét đặc sắc của bài thơ. Qua đó, ta có thể cảm nhận được cái thi vị trong hồn thơ Thanh Hải.

Tình yêu thiên nhiên, sự xúc động trước vẻ đẹp của mùa xuân thiên nhiên, mùa xuân cách mạng và khát vọng cống hiến đã được Thanh Hải gửi gắm qua bài thơ “mùa xuân nho nhỏ”. Tuy là tác phẩm được viết không lâu trước khi nhà thơ qua đời nhưng bài thơ vẫn để lại trong lòng bao thế hệ bạn đọc những cảm xúc sâu lắng khó phai mờ. Và, Bài thơ vẫn sẽ tiếp tục trường tồn cùng với những bước đi lên của đất nước, gợi nhắc cho những thế hệ trẻ một cách sống đẹp: góp một “mùa xuân nho nhỏ” của mình vào mùa xuân lớn của dân tộc, để đất nước ta sẽ mãi tươi đẹp như trong tiết xuân. Thế mới biết, cuộc đời của con người thì có hạn nhưng những giá trị tinh thần mà con người để lại cho đời sau thì có giá trị vĩnh hằng.

Phân tích khổ thơ cuối bài Mùa xuân nho nhỏ – Mẫu 3

“Mùa xuân nho nhỏ” là một trong những bài thơ tiêu biểu trong gia tài thơ xuân Việt Nam, được nhà thơ Thanh Hải viết trên giường bệnh, trước khi mất chỉ vài ngày. Đó là lời tự bạch chân thành với những tâm niệm đầy tính nhân văn về lẽ sống và đời thơ. Bài thơ nhanh chóng chinh phục người đọc bởi âm hưởng, ngân nga mà sâu lắng, bởi năng lượng cảm xúc dồi dào truyền tải và lan tỏa tình yêu đời, yêu cuộc sống. Nhà thơ Thanh Hải đã từng viết nhiều về đất Huế quê hương, và khúc ca cuối cùng của ông cũng là khúc ca dành cho Huế:

“Mùa xuân – ta xin hátKhúc Nam ai, Nam bìnhNước non ngàn dặm mìnhNước non ngàn dặm tìnhNhịp phách tiền đất Huế”.

Bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ” là lời tâm sự chân thành, cảm động của nhà thơ, thể hiện tình yêu quê hương thiết tha và khát vọng dâng hiến mùa xuân cuộc đời cho mùa xuân của đất nước. Bài thơ ít nói đến Huế nhưng sao người đọc vẫn nhận ra một điều, bài thơ vẫn đậm đà chất Huế. Chất Huế nằm trong cảnh sắc nên thơ trong tâm hồn dịu dàng, đằm thắm trong những bài thơ ngũ ngôn, trong những bài dân ca Huế. Và đặc biệt chất Huế đậm đà ở khổ cuối trong tiếng hát, tình yêu nước non, tình yêu quê hương đất nước.

Nếu bài thơ mở đầu đã mở ra một bức tranh xứ Huế thật đẹp với hình ảnh phong phú, màu sắc rực rỡ, âm thanh sinh động, rộn rã, được họa lên từ những vần thơ có nhạc… thì đến khổ cuối, giọng thơ trầm lắng, nhà thơ trở về với tình yêu, niềm tự hào lớn lao về xứ Huế trong giá trị truyền thống in dấu thời gian. Kết thúc bài thơ là âm thanh tiếng hát: “Mùa xuân ta xin hát”, tạo nên âm hưởng vang mãi. Câu thơ “Mùa xuân ta xin hát” diễn tả niềm khao khát bồi hồi của nhà thơ đối với quê hương yêu dấu buổi xuân về. Nhà thơ muốn hát lên điệu Nam ai, Nam bình, điệu dân ca tha thiết xứ Huế để đón mừng mùa xuân. “Nam ai, Nam bình” là những làn điệu tiêu biểu của ca Huế, chất chứa âm điệu buồn ai oán, những cảnh đời buồn đau thất vọng, hoặc âm điệu trong trẻo yên bình của cuộc sống an lành. “Phách tiền” là một loại nhạc cụ dân gian được chế tác đơn giản bằng những thanh gỗ có gắn những đồng tiền, thường tấu lên nhạc điệu nhịp nhàng, rộn rã cho những bài ca Huế tươi vui. Dường như những âm điệu buồn vui rất đặc trưng Huế ấy đã “ăn” vào máu thịt, luôn thường trực và ám ảnh nhà thơ. Mùa xuân đất Huế đã khơi dậy cảm hứng trào dâng bật lên thành tiếng hát tha thiết và sâu nặng tình yêu quê hương.

Phải yêu đời, lạc quan lắm mới có thể hát lên trong hoàn cảnh nhà thơ lúc đó. Quê hương đất nước Việt Nam trải dài ngàn dặm, chan chứa tình yêu vì thế mà Thanh Hải muốn hòa nhập vào mùa xuân đất nước. Quê hương đất nước trải dài ngàn dặm, chứa chan tình yêu thương. Đó là “ngàn dặm mình”, “ngàn dặm tình” đối với non nước và xứ Huế quê mẹ thân thương! Câu thơ của người con đất Huế quả là “dịu ngọt”. Đây có lẽ cũng là một trong những vẻ đẹp của tác phẩm mà bất kì ai cũng cảm nhận được. Lời ca như vang vọng, gợi mở ra một cái tình nhỏ bé trong cái ngàn dặm rộng lớn, mênh mang nhưng vẫn rất gần gũi, tràn đầy yêu thương và ấm áp. Câu hát gợi nhắc lòng người nhớ về nghĩa tình thuỷ chung, nhớ về quê hương đất nước, non nước Việt Nam cũng như đất trời xứ huế tươi đẹp quá! Một câu hát truyền thống sẽ đi mãi cùng trái tim một người con đã suốt đời chiến đấu hy sinh vì tổ quốc, đến giây phút cuối cùng cũng còn mong mỏi mãnh liệt hơn bao giờ hết khát vọng cống hiến vẹn toàn cho quê hương đất nước.

Xem thêm:  Bài văn Bày tỏ suy nghĩ về hiện tượng lạm dụng tình dục ở trẻ em

Tiếng hát đằm thắm hiền hoà xen với những tiếng phách giòn giã, tươi vui đã kết lại bài thơ. Bài thơ khơi lên là dòng sông là tiếng chim hót vang trời xứ Huế. Kết thúc lại là nước non và tiếng hát tươi vui cả tình yêu nước non ngàn dặm, tình yêu quê hương đất nước. Không chỉ hay về ý thơ mà còn hay ca ngôn từ, cả nhịp điệu trong bài. Cảm ơn nhà thơ đã mang đến cho người đọc về một bài học,về một lí tưởng sống thực sự cao đẹp biết bao.”sống là cho, đâu chỉ nhận riêng mình”.

“Mùa xuân nho nhỏ” – Món quà chia tay với cuộc đời của Thanh Hải vẫn mãi để lại dư vang trong lòng bao con người với tình yêu cuộc sống thiết tha, mãnh liệt. Và đâu đây nó đã ngân vang trong lòng bao thế hệ bạn đọc một tình cảm yêu đời, yêu cuộc sống. Để rồi mỗi chúng ta biết sống đẹp hơn, làm nhiều điều có ý nghĩa cho cuộc đời để còn lại một dấu ấn đẹp dù khi chỉ còn là cát bụi. “Đừng hỏi Tổ Quốc đã làm gì cho ta, mà hãy hỏi ta đã làm gì cho Tổ Quốc hôm nay”. Hãy sống có trách nhiệm với quê hương, với đất nước, đặt trách nhiệm cao hơn quyền lợi của bản thân nhé mọi người!

Cảm nhận khổ thơ cuối bài Mùa xuân nho nhỏ

Mùa xuân nho nhỏ là bài thơ tiêu biểu nhất của nhà thơ Thanh Hải. Ông viết bài thơ này vào thời điểm 2 tháng trước khi qua đời. Bài thơ là lời tâm sự chân thành, cảm động của nhà thơ, thể hiện tình yêu quê hương thiết tha và khát vọng dâng hiến mùa xuân cuộc đời cho mùa xuân của đất nước.

Như một nhịp láy lại của khúc dân ca dịu dàng, đằm thắm tăng giá trị biểu hiện của các khổ thơ trên đem lại thi vị Huế trìu mến tha thiết.

“Mùa xuân – ta xin hátKhúc Nam ai, Nam bìnhNước non ngàn dặm mìnhNước non ngàn dặm tìnhNhịp phách tiền đất Huế”.

Bài thơ khép lại trong âm điệu khúc Nam ai, Nam bình xứ Huế. Đoạn thơ kết thúc như một khúc hát ca ngợi mùa xuân, để lại dư vị sâu lắng. Nhà thơ muốn hát lên điệu Nam ai, Nam bình, điệu dân ca tha thiết xứ Huế để đón mừng mùa xuân. Câu ca nghe như một lời từ biệt để hoà vào vĩnh viễn. Nhưng đây không phải là lời ca buồn thuở trước “nhịp phách tiền đất Huế” nghe giòn giã, vang xa. Khúc hát “Nước non ngàn dặm mình. Nước non ngàn dặm tình” còn ngân nga mãi mãi. Phải yêu đời lắm, phải lạc quan lắm mới có thể hát lên trong hoàn cảnh nhà thơ lúc đó (đang ốm nặng và sắp qua đời). Điều đó làm ta càng yêu quý tiếng hát và tấm lòng nhà thơ.

Như vậy, xuyên suốt bài thơ không chỉ là hình tượng mùa xuân. Từ tiếng chim chiền chiện tượng trưng cho khúc hát của đất trời đến làm một nốt nhạc trầm nhập vào bản hoà ca đất nước, và đến đây là khúc hát tạo ấn tượng một bài ca không dứt. Một bài ca yêu cuộc sống. Bài thơ được nhạc sỹ Trần Hoàn phổ nhạc thành bài hát và trở thành một khúc ca xuân quen thuộc, xúc động, còn mãi với đời.

Rate this post

KevinNguyen

Kevin Nguyễn - Người quản trị nội dung web là một chuyên gia sáng tạo và chuyên nghiệp trong việc quản lý, phát triển và duy trì nội dung website. Với khả năng phân tích và đánh giá thông tin chính xác, anh/chị đảm bảo cung cấp thông tin hữu ích và đáng tin cậy cho cộng đồng.