Đọc hiểu Em kể chuyện này của Trần Đăng Khoa – Đọc Tài Liệu

Chào mừng bạn đến với pgdgiolinhqt.edu.vn trong bài viết về De doc hieu em ke chuyen nay cua tran dang khoa chúng tôi sẽ chia sẻ kinh nghiệm chuyên sâu của mình cung cấp kiến thức chuyên sâu dành cho bạn.

Đọc hiểu bài hát Mẹ tôi của tác giả Trần Tiến, đây là một trong tài liệu khá hay nói về đề tài người mẹ và cũng đề tài khá được thầy cô yêu thích và đưa vào phần Đọc hiểu của các đề thi, đề kiểm tra.

Để giúp bạn hiểu rõ ràng và sâu sắc hơn về các dạng đề đọc hiểu liên quan, cùng Đọc Tài Liệu tham khảo đề thi sau:

Đề đọc hiểu: Đọc đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi:

Những chị lúa phất phơ bím tóc

Những cậu tre bá vai nhau thì thầm đứng học

Đàn cò áo trắng

Khiêng nắng

Qua sông

Cô gió chăn mây trên đồng

Bác mặt trời đạp xe qua đỉnh núi

(Em kể chuyện này – Trần Đăng Khoa)

Câu 1. Đoạn thơ trên viết theo thể thơ gì? Xác định nội dung chính của đoạn thơ

Câu 2. Chỉ ra và nêu tác dụng nghệ thuật của các hình ảnh có sử dụng biện pháp tu từ nhân hóa trong đoạn thơ trên.

Câu 3. Trình bày nét độc đáo của ngòi bút Trần Đăng Khoa trong đoạn thơ trên.

Câu 4. Cảm nhận của anh (chị) về bức tranh làng quê trong đoạn thơ? Trình bày trong khoảng từ 5 đến 7 câu.

Xem thêm:  Viết đoạn văn ngắn nói lên tinh thần yêu nước của em trong thời đại

Xem thêm: Đoạn văn ngắn về tình yêu quê hương đất nước

Đáp án đọc hiểu Em kể chuyện này của Trần Đăng Khoa

Câu 1. Đoạn thơ viết theo thể thơ tự do.

Nội dung chính của đoạn thơ: miêu tả bức tranh thiên nhiên đồng quê.

Câu 2. Các hình ảnh nhân hóa: “chị lúa phất phơ bím tóc”, “Những cậu tre bá vai nhau thì thầm đứng học” “đàn cò áo trắng/ khiêng nắng” “cô gió chăn mây” “bác mặt trời đạp xe”.

-> Tác dụng:

– Làm cho các sự vật đều trở nên sinh động, có hồn: “chị lúa” điệu đà, những “cậu tre” chăm chỉ, đàn cò, cô gió và bác mặt trời cần mẫn.

– Tạo nên một bức tranh thiên nhiên đồng quê tươi sáng, đẹp đẽ.

– Thể hiện cái nhìn hồn nhiên, trong sáng, tinh nghịch, vui tươi của người viết.

Câu 3. Nét độc đáo trong ngòi bút Trần Đăng Khoa trong đoạn thơ trên: sử dụng thể thơ tự do, các câu thơ dài ngắn linh hoạt, sử dụng dày đặc các hình ảnh nhân hóa, miêu tả tất cả các sự vật trong trạng thái động khiến thiên nhiên đều mang dáng dấp của con người.

Câu 4.

Gợi ý: Bức tranh làng quê trong cảm nhận của nhà thơ hiện lên thật trong sáng, bình yên nhưng cũng sống động biết mấy. Tất cả đều rất hồn nhiên, đáng yêu và cùng đầy ấn tượng.

Đoạn văn ngắn tham khảo:

Xem thêm:  Cán bộ công nhân viên chức là gì ? - Luật Hồng Phúc

Chỉ với mấy câu thơ ngắn gọn, Trần Đăng Khoa đã miêu tả vẻ đẹp đồng quê Việt Nam yên bình nhưng cũng đủ sinh động và tràn đầy sức sống. Ông đã sử dụng biện pháp tu từ nhân hoá và những từ ngữ giàu hình ảnh vô cùng quen thuộc như: “Chị lúa phất phơ bím tóc, cậu tre bá vai nhau thì thầm đứng học, đàn cò khiêng nắng và cô gió chăn mây…”, nó cũng là hình ảnh gắn bó với con người lao động trong bao thập kỷ qua. Tác giả đã biến các sự vật vô tri vô giác như một con người, một người bạn gắn bó. Cách miêu tả độc đáo đó đã đem đến cho người đọc một cảm giác thích thú, cảm nhận rõ hơn về bức tranh phong cảnh thiên nhiên thật rực rỡ. Qua đó ta vừa cảm nhận được tình yêu thiên nhiên, yêu đất nước của tác giả mà cũng thấm trong cả trái tim mình.

Xem thêm đề tài Đọc hiểu khác: Đọc hiểu Tử tế à, tử tế ơi, hãy quay lại với người Việt

-/-

Trên đây là một số câu hỏi với đề đọc hiểu Em kể chuyện này của Trần Đăng Khoa mà Đọc tài liệu đã sưu tầm được, mong rằng sẽ giúp ích cho các em trong quá trình ôn tập tại nhà!

Rate this post

KevinNguyen

Kevin Nguyễn - Người quản trị nội dung web là một chuyên gia sáng tạo và chuyên nghiệp trong việc quản lý, phát triển và duy trì nội dung website. Với khả năng phân tích và đánh giá thông tin chính xác, anh/chị đảm bảo cung cấp thông tin hữu ích và đáng tin cậy cho cộng đồng.