Chính sách hạn điền là gì? Xử lý đất vượt hạn điền, hết hạn sử dụng?

Chào mừng bạn đến với pgdgiolinhqt.edu.vn trong bài viết về đất vượt hạn điền là gì chúng tôi sẽ chia sẻ kinh nghiệm chuyên sâu của mình cung cấp kiến thức chuyên sâu dành cho bạn.

Đất đai của nước ta thuộc sở hữu toàn dân và được nhà nước quản lý và nhà nước thực hiện các hoạt động trong việc nắm chắc tình hình sử dụng đất đai, trong việc phân phối và phân phối lại theo quy hoạch, kế hoạch, trong việc kiểm tra, giám sát quá trình sử dụng đất để phát triển nguồn tài nguyên đất đai, phát triển nền kinh tế xã hội đất nước. Trong quá trình nhà nước giao đất cho các cá nhân, tổ chức để đảm bảo công bằng cũng như tránh các trường hợp phân chia quỹ đất không đồng đều, tích tụ đất đai, Nhà nước đã đề ra chính sách hạn điền và việc xử lý đất vượt hạn điền, hết hạn sử dụng.

Luật sư tư vấn luật qua điện thoại trực tuyến miễn phí: 1900.6568

Cơ sở pháp lý:

– Luật đất đai 2013.

1. Chính sách hạn điền là gì?

Luật đất đai năm 2003 ( đã hết hiệu lực) quy định về hạn mức giao đất nông nghiệp tại Điều 70 và hiện nay, vấn đề này được quy định tại Điều 129 Luật đất đai năm 2013 nhằm khống chế diện tích đất mà cơ quan nhà nước có thẩm quyền được phép giao cho hộ gia đình, cá nhân sử dụng, tránh hiện tượng giao đất một cách tùy tiện với diện tích lớn, đồng thời đây cũng là cơ sở pháp lí để giới hạn diện tích đất được phép sử dụng của hộ gia đình, cá nhân mà quyền sử dụng đất chỉ được hình thành từ việc Nhà nước giao đất (còn hạn mức nhận chuyển quyền sử dụng đất nông nghiệp của hộ gia đình, cá nhân lại được quy định độc lập tại Điều 130 Luật đất đai năm 2013).

Như vậy, hạn mức giao đất theo quy định tại Luật đất đai năm 2013 có thể hiểu là diện tích đất tối đa mà hộ gia đình, cá nhân được phép sử dụng trên cơ sở đất được Nhà nước giao sử dụng vào mục đích nông, lâm nghiệp. Diện tích này được xác định theo từng loại đất nông nghiệp cho từng vùng, từng địa phương khác nhau.

Bên cạnh quy định về hạn mức giao đất, Luật đất đai năm 2013 còn quy định về hạn mức nhận chuyển quyền sử dụng đất nông nghiệp của hộ gia đình, cá nhân theo quy định tại Điều 130 Luật đất đai. Theo đó, hạn mức nhận chuyển quyền sử dụng đất nông nghiệp của hộ gia đình, cá nhân không quá 10 lần hạn mức giao đất nông nghiệp của hộ gia đình, cá nhân theo quy định tại Điều 129 Luật đất đai. Hạn mức nhận chuyển quyền sử dụng đất nông nghiệp của hộ gia đình, cá nhân theo quy định của pháp luật được hiểu là giới hạn diện tích đất nông nghiệp tối đa mà hộ gia đình, cá nhân được nhận thông qua các hình thức nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho quyền sử dụng đất, xử lí nợ theo thỏa thuận trong hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất.

Xem thêm:  Bạn Đã Biết Cách Tính Cung Phi Bát Tự Và Cung Phi Bát Trạch

2. Ý nghĩa của chính sách hạn điền:

Việc quy định hạn mức đất vừa mang ý nghĩa về mặt kinh tế, vừa mang ý nghĩa về mặt xã hội, xuất phát từ những lí do sau:

Việt Nam là nước đi lên từ nền kinh tế nông nghiệp, có hơn 70% dân số làm nghề nông; đất đai, đặc biệt là đất nông nghiệp chính là nguồn sống, là điều kiện để sinh tồn và mang ý nghĩa xã hội sâu sắc. Vì vậy, để đảm bảo cho người sản xuất nông nghiệp có đất để sản xuất khi có nhu cầu, tránh tình trạng tích tụ, tập trung đất đai với mục đích đầu cơ đất dẫn tới sự phân hỏa giai cấp ở nông thôn, việc quy định hạn mức đất là hết sức cần thiết trong cơ chế thị trường tạo ra sự cân đối hài hòa giữa phát triển kinh tế với ổn định xã hội;

Việc quy định hạn mức đất hợp lí sẽ cho phép sự tích tụ, tập trung đất đai phù hợp, khuyến khích những người lao động giỏi bằng khối óc và bàn tay lao động của mình có thể làm giàu chính đáng trong phạm vi hạn mức đất mà Nhà nước cho phép sử dụng;

Việc cho phép tích tụ, tập trung đất đai trong hạn mức hoặc có thể thuê ngoài hạn mức sẽ khuyến khích mô hình kinh tế trang trại phát triển, góp phần giải quyết việc làm cho người lao động nông thôn.

Hiện nay, có quan điểm cho rằng pháp luật không nên quy định về hạn mức đất vì như vậy sẽ là nguyên nhân cản trở phát triển sản xuất hàng hóa, làm hạn chế sự phát triển mô hình kinh tế trang trại ở nông thôn. Tuy nhiên, kinh nghiệm ở nhiều nước cho thấy chỉ khi nào nông nghiệp chiếm tỉ trọng không đáng kể trong

Cơ cấu dân số lao động thì chế độ hạn điền mới có thể được xóa bỏ. Cần khăng định răng trong điều kiện kinh tế – xã hội của trong cơ Việt Nam, việc quy định hạn mức đất vẫn là cần thiết nhưng cần duy trì nó như thế nào để không trở thành một yếu tố cản trở sự phát triển của nền sản xuất hàng hóa và tăng năng suất lao động trong nông nghiệp là vấn đề cần bàn luận.

Xem thêm:  Squat là gì? 7 bài tập squat giúp vòng 3 phái nữ căng tròn

3. Hạn mức giao đất nông nghiệp:

Theo Điều 129 Luật đất đai năm 2013, hạn mức giao đất nông nghiệp được quy định như sau:

– Hạn mức giao đất trồng cây hàng năm, đất nuôi trồng thuỷ sản, đất làm muối cho mỗi hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp như sau:

Không quá 03 ha cho mỗi loại đất đối với tinh, thành phố trực thuộc trung ương thuộc khu vực Đông Nam bộ và khu vực đồng bằng sông Cửu Long; không quá 2 ha cho mỗi loại đất đối với các tinh thành phố trực thuộc trung ương khác.

Hạn mức giao đất trồng cây lâu năm cho mỗi hộ gia đình, cá nhân không quá 10 ha đối với các xã, phường, thị trấn ở đồng bằng; không quá 30 ha đối với các xã phường, thị trấn ở trung du miền núi.

Hạn mức giao đất rừng phòng hộ, đất rừng sản xuất cho mỗi hộ gia đình, cá nhân không quá 30 ha đối với mỗi loại đất.

Trường hợp hộ gia đình, cá nhân được giao nhiều loại đất bao gồm đất trồng cây hàng năm, đất nuôi trồng thuỷ sản, đất làm muối thì tổng hạn mức giao đất không quá 05 ha.

Trường hợp hộ gia đình, cá nhân được giao thêm đất trồng cây lâu năm thì hạn mức đất trồng cây lâu năm là không quá 05 ha đổi với các xã, phường, thị trấn ở đồng băng; không quá 25 hạ đối với các xã, phường, thị trấn ở trung du, miền núi. Trường hợp hộ gia đình, cá nhân được giao thêm đất rừng sản xuất thì hạn mức giao đất rừng sản xuất là không quá 25 ha.

Hạn mức giao đất trống đồi núi trọc, đất có mặt nước thuộc nhóm đất chưa sử dụng cho hộ gia đình, cá nhân đưa vào sử dụng theo quy hoạch để sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản, làm muối không quá hạn mức giao đất quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều 129 Luật đất đai và không tính vào hạn mức giao đất nông nghiệp cho hộ gia đình, cá nhân nêu trên.

Xem thêm:  Văn phòng điện tử E-office là gì? Điểm khác biệt và lợi ích thực tế

Có nghĩa là Nhà nước khuyến khích việc đưa đất trống, đồi núi trọc, đất có mặt nước thuộc nhóm đất chưa sử dụng được sử dụng vào mục đích nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản làm muối. Đất chưa sử dụng được quy hoạch theo loại đất nào thì hạn mức giao theo đúng quy định đối với loại đất đó và được coi như đây là loại đất giao thêm chứ không tính vào hạn mức giao đất nông nghiệp cho hộ gia đình, cá nhân đã có từ trước.

– Hạn mức giao đất nông nghiệp trồng cây hàng năm, trồng cây lâu năm, trồng rừng, nuôi trồng thủy sản, làm muối thuộc vùng đệm của rừng đặc dụng cho mỗi hộ gia đình, cá nhân được thực hiện theo đúng hạn mức quy định cho từng loại đã được quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4 và 5 Điều 129 Luật đất đai.

Đối với diện tích đất nông nghiệp của hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng ngoài xã, phường, thị trấn nơi đăng kí hộ khẩu thường trú thì hộ gia đình, cá nhân được tiếp tục sử dụng, nếu là đất được giao không thu tiền sử dụng đất thì được tính vào hạn mức giao đất nông nghiệp của mỗi hộ gia đình, cá nhân.

Cơ quan quản lí đất đai nơi đã giao đất nông nghiệp không thu tiền sử dụng đất cho hộ gia đình, cá nhân gửi thông báo cho Ủy ban nhân dân cấp xã nơi hộ gia đình, cá nhân đó đăng kí hộ khẩu thường trú để tính hạn mức giao đất nông nghiệp.

Đối với hộ gia đình, cá nhân có phần đất vượt quá hạn mức cho phép thì pháp luật quy định vẫn được phép khi sở hữu quyền sử dụng đất vượt quá hạn mức cho phép nhưng người sử dụng đất sẽ bị hạn chế một số quyền lợi nhất định, ví dụ khi thu hồi đất thì người sử dụng sẽ chỉ được đền bù phần giá trị đầu tư vào đất mà không được đền bù đất. Hạn mức giao đất đồng thời là căn cứ để tính thuế sử dụng đất đối với người sử dụng đất và đối với phần đất vượt hạn mức thì sẽ được áp dụng mức tính thuế khác biệt so với phần đất trong hạn mức cho phép.

Như vậy, để tránh việc phân bổ đất đai không đồng đều, tránh việc tích tụ đất đai thì Nhà nước ta đã quy định rõ chính sách hạn điền nhằm phân bổ và phát triển tài nguyên đất đai.

Rate this post

KevinNguyen

Kevin Nguyễn - Người quản trị nội dung web là một chuyên gia sáng tạo và chuyên nghiệp trong việc quản lý, phát triển và duy trì nội dung website. Với khả năng phân tích và đánh giá thông tin chính xác, anh/chị đảm bảo cung cấp thông tin hữu ích và đáng tin cậy cho cộng đồng.