Đặt điều nói xấu người khác vi phạm quyền gì? Mức xử phạt?

Chào mừng bạn đến với pgdgiolinhqt.edu.vn trong bài viết về đặt điều là gì chúng tôi sẽ chia sẻ kinh nghiệm chuyên sâu của mình cung cấp kiến thức chuyên sâu dành cho bạn.

Trong cuộc sống hiện nay, con người thường vì lợi ích của bản thân hay bởi vì ghét một ai đó mà đặt điều nói xấu người khác. Chúng ta dễ dàng bắt gặp nhiều người đặt điều nói xấu bạn bè, đồng nghiệp hay hàng xóm của mình. Tuy nhiên, chúng ta cũng phải nhận thức được rằng, hành vi này không hề đơn giản. Đặt điều nói xấu người khác là vi phạm quyền và pháp luật nước ta cũng quy định chế tài xử phạt đối với hành vi này. Bài viết dưới đây chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu đặt điều nói xấu người khác vi phạm quyền gì? Mức xử phạt cụ thể cho hành vi này?

Tư vấn luật trực tuyến miễn phí qua tổng đài điện thoại: 1900.6568

Căn cứ pháp lý:

– Hiến pháp 2013.

– Bộ luật dân sự 2015

– Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi, bổ sung 2017.

– Nghị định 144/2021/NĐ-CP.

1. Đặt điều nói xấu người khác là vi phạm quyền gì?

Chúng ta nhận thấy rằng, việc đặt điều nói xấu người khác trong giai đoạn hiện nay diễn ra rất phổ biến. Tất cả chúng ta cũng có thể dễ dàng bắt gặp hành vi này trong những môi trường khác nhau. Đặt điều nói xấu được hiểu cơ bản chính là hành vi một người bịa đặt, nói ra những lời không tốt đẹp hay người đó nói không đúng sự thật về một người nào đó hay người đó đã loan truyền những thông tin đó tới những người khác.

Như vậy, ta nhận thấy rằng, hành vi đặt điều nói xấu người khác là hành vi xâm phạm danh dự, nhân phẩm của người khác. Cũng chính bởi vì nguyên nhân đó nên việc đặt điều nói xấu người khác chắc chắn là một hành vi vi phạm quyền.

– Bộ luật dân sự 2015 quy định danh dự, nhân phẩm, uy tín của các chủ thể là những cá nhân là bất khả xâm phạm và danh dự, nhân phẩm, uy tín của các cá nhân đó sẽ được pháp luật bảo vệ.

– Các chủ thể là những cá nhân có quyền yêu cầu Tòa án bác bỏ thông tin làm ảnh hưởng xấu đến danh dự, nhân phẩm, uy tín của mình.

Việc bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy tín của các chủ thể theo quy định của pháp luật sẽ có thể được thực hiện sau khi cá nhân đã chết theo yêu cầu của vợ, chồng hoặc của con thành niên của chính cá nhân đó. Trong trường hợp cá nhân đã chết không có vợ, chồng hoặc của con thành niên thì việc bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy tín của các cá nhân sẽ được thực hiện theo yêu cầu của cha, mẹ của người đã chết, trừ trường hợp luật liên quan có quy định khác.

Xem thêm:  Hố Pit Thang Máy và Những điều cần lưu ý khi xây dựng hố Pit

– Các thông tin được đưa ra có ảnh hưởng xấu đến danh dự, nhân phẩm, uy tín của các chủ thể là những cá nhân mà các thông tin đó lại được đăng tải trên phương tiện thông tin đại chúng thì các phương tiện thông tin đại chúng đó sẽ phải gỡ bỏ, cải chính thông tin đó. Nếu thông tin được đưa ra có ảnh hưởng xấu đến danh dự, nhân phẩm, uy tín của các chủ thể là những cá nhân được cơ quan, tổ chức, cá nhân cất giữ thì phải được hủy bỏ.

– Cần lưu ý đối với trường hợp không xác định được chủ thể là người đã đưa tin ảnh hưởng xấu đến danh dự, nhân phẩm, uy tín của mình thì chủ thể là người bị đưa tin có quyền yêu cầu Tòa án tuyên bố thông tin đó là không đúng sự thật.

– Bên cạnh đó thì pháp luật cũng quy định các chủ thể là những cá nhân bị thông tin làm ảnh hưởng xấu đến danh dự, nhân phẩm, uy tín thì ngoài quyền yêu cầu bác bỏ thông tin đó thì các chủ thể này còn có quyền yêu cầu người đưa ra thông tin xin lỗi, cải chính công khai và bồi thường thiệt hại.

2. Bị hàng xóm đặt điều nói xấu có được kiện được không?

Hiện nay, để nhằm mục đích có thể giải quyết mâu thuẫn cá nhân, rất nhiều người trong nhiều môi trường khác nhau đã cố ý đưa ra những thông tin sai sự thật nhằm để có thể thông qua đó bôi xấu danh dự, nhân phẩm người khác. Điều này xảy ra cũng đã xâm phạm nghiệm trọng đến quyền được bảo vệ danh dự nhân phẩm của các chủ thể là những cá nhân, tổ chức theo quy định của pháp luật hiện hành.

Tại Điều 34 Bộ luật Dân sự 2015 quy định nội dung cụ thể như sau: “1. Danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân là bất khả xâm phạm và được pháp luật bảo vệ.”

Theo quy định pháp luật, tùy vào nội dung của lời nói xấu là gì, mức độ ảnh hưởng của lời nói xấu đó ra sao mà chủ thể là người thực hiện hành vi nói xấu và đặt điều sẽ có thể bị phạt hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.

Trong trường hợp bị hàng xóm đặt điều nói xấu, nhằm mục đích để tự bảo vệ quyền lợi chính đáng của bản thân mình, người bị nói xấu hay đặt điều sẽ có thể khai báo, tố giác với cơ quan Công an nơi cư trú về vụ việc này và cũng cần phải kèm theo những chứng cứ chứng minh để cơ quan chức năng sẽ thực hiện xác minh và có thể nhanh chóng làm rõ vụ việc.

3. Quy định về mức xử phạt đối với hành vi bịa đặt, nói xấu người khác:

Trường hợp phạt hành chính đối với hành vi bịa đặt, nói xấu người khác:

Theo Khoản 3 Điều 7 Nghị định 144/2021/NĐ-CP của Chính Phủ quy định nội dung cụ thể như sau:

Xem thêm:  Cách làm món gà không lối thoát theo chuẩn Hà Nội

“3. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

a) Có hành vi khiêu khích, trêu ghẹo, xúc phạm, lăng mạ, bôi nhọ danh dự, nhân phẩm của người khác, trừ trường hợp quy định tại điểm b khoản 2 Điều 21 và Điều 54 Nghị định này;

b) Tổ chức, thuê, xúi giục, lôi kéo, dụ dỗ, kích động người khác cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe người khác hoặc xâm phạm danh dự, nhân phẩm của người khác nhưng không bị truy cứu trách nhiệm hình sự;”

Như vậy, ta nhận thấy, căn cứ theo quy định được nêu cụ thể bên trên, người nào có hành vi bịa đặt, nói xấu người khác nhằm mục đích để lăng mạ, bôi nhọ danh dự của người khác thì người đó sẽ có thể bị phạt đến 03 triệu đồng. Bên cạnh đó thì người có hành vi bịa đặt, nói xấu người khác cũng sẽ buộc phải cải chính thông tin sai sự thật hoặc gây nhầm lẫn cho chủ thể là người bị bịa đặt, nói xấu.

Trường hợp truy cứu trách nhiệm hình sự đối với hành vi bịa đặt, nói xấu người khác:

Theo quy định tại Điều 156 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi, bổ sung 2017 có nội dung cụ thể như sau:

“1. Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm:

a) Bịa đặt hoặc loan truyền những điều biết rõ là sai sự thật nhằm xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự hoặc gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khác;

b) Bịa đặt người khác phạm tội và tố cáo họ trước cơ quan có thẩm quyền.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 03 năm:

a) Có tổ chức;

b) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;

c) Đối với 02 người trở lên;

d) Đối với ông, bà, cha, mẹ, người dạy dỗ, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục, chữa bệnh cho mình;

đ) Đối với người đang thi hành công vụ;

e) Sử dụng mạng máy tính hoặc mạng viễn thông, phương tiện điện tử để phạm tội;

g) Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%;

h) Vu khống người khác phạm tội rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng.

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm:

a) Vì động cơ đê hèn;

b) Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;

c) Làm nạn nhân tự sát.

4. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.”

Xem thêm:  Holacracy là gì? Ưu nhược điểm & cách thức hoạt động - Unica

Theo quy định được nêu cụ thể bên trên, một người sẽ chỉ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội vu khống nếu như người đó có hành vi đặt điều, nói xấu nhằm mục đích để có thể xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự hoặc gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của những người khác.

Bịa đặt hay là thực hiện những hành vi loan truyền điều mà mình biết rõ là sai sự thật nhằm mục đích để xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự hoặc gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khác là một trong những hành vi phạm tội vu khống với mức phạt của hành vi này theo quy định của pháp luật hình sự lên đến 07 năm tù.

Cùng với việc các chủ thể bị xử lý hành chính hoặc hình sự, những chủ thể là người bịa đặt nói xấu, vu khống người khác sẽ còn có thể phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại theo quy định cụ thể tại Điều 592 Bộ luật dân sự 2015 với nội dung như sau:

– Thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm bao gồm:

+ Chi phí hợp lý để nhằm mục đích có thể hạn chế và khắc phục thiệt hại.

+ Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút.

+ Các thiệt hại khác do pháp luật quy định.

– Chủ thể là người chịu trách nhiệm bồi thường trong trường hợp danh dự, nhân phẩm, uy tín của người khác bị xâm phạm phải bồi thường thiệt hại theo các khoản được nêu cụ thể bên trên và một khoản tiền khác để nhằm mục đích có thể bù đắp tổn thất về tinh thần mà người đó gánh chịu.

Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần trên thực tế sẽ do các bên thỏa thuận trực tiếp vào nhau; nếu các bên không thỏa thuận được thì mức tối đa cho một người có danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm theo quy định của pháp luật sẽ không được quá 10 lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định. Trong giai đoạn hiện nay thì mức lương cơ sở đang là 1.490.000 đồng trên một tháng. Như vậy, ta nhận thấy, nếu như các bên không thỏa thuận được về mức bồi thường thiệt hại thì người vi phạm hành vi đó sẽ bị phạt tối đa 14.900.000 đồng.

Để nhằm mục đích được bồi thường người các chủ thể là người bị hại có thể thực hiện việc khởi kiện đòi bồi thường thiệt hại nếu người có hành vi bịa đặt chỉ bị xử lý hành chính hay người đó cũng có thể yêu cầu Tòa án xử lý yêu cầu bồi thường thiệt hại trong vụ án hình sự nếu như người đó lại có hành vi bịa đặt bị xử lý hình sự.

Rate this post

KevinNguyen

Kevin Nguyễn - Người quản trị nội dung web là một chuyên gia sáng tạo và chuyên nghiệp trong việc quản lý, phát triển và duy trì nội dung website. Với khả năng phân tích và đánh giá thông tin chính xác, anh/chị đảm bảo cung cấp thông tin hữu ích và đáng tin cậy cho cộng đồng.