Phiếu đánh giá xếp loại chất lượng viên chức của giáo viên 2023

Chào mừng bạn đến với pgdgiolinhqt.edu.vn trong bài viết về Danh gia xep loai giao vien nam 2020 2021 chúng tôi sẽ chia sẻ kinh nghiệm chuyên sâu của mình cung cấp kiến thức chuyên sâu dành cho bạn.

Phiếu đánh giá xếp loại chất lượng viên chức của giáo viên 2023 là mẫu được lập ra vào dịp cuối năm học để tự đánh giá kết quả công tác tu dưỡng, rèn luyện của mình trong năm vừa qua. Mời các bạn tham khảo.

Phiếu đánh giá, xếp loại chất lượng viên chức là văn bản được lưu trong hồ sơ viên chức ghi lại kết quả đánh giá, xếp loại chất lượng của viên chức; là căn cứ để bố trí, sử dụng, đào tạo, bồi dưỡng, thăng hạng chức danh nghề nghiệp

Phiếu đánh giá xếp loại chất lượng viên chức của giáo viên là mẫu mà giáo viên phải hoàn thành sau khi kết thúc năm học để nhận xét những ưu và nhược điểm của bản thân để từ đó đưa ra phương hướng phấn đấu cho năm học tiếp theo. Dưới đây là Phiếu đánh giá, xếp loại chất lượng viên chức mới nhất theo Quyết định 3277 cùng hướng dẫn cách viết chi tiết để các bạn tham khảo nhằm hoàn thiện phiếu đánh giá của bản thân.

1. Phiếu đánh giá xếp loại chất lượng viên chức là gì?

Mẫu phiếu đánh giá, phân loại viên chức là một trong những mẫu phiếu được ban hành kèm Nghị định số 90 năm 2020 của Chính phủ về đánh giá, xếp loại chất lượng cán bộ, công chức, viên chức.

Đây là một trong những loại giấy tờ, văn bản được lưu trong hồ sơ viên chức ghi lại kết quả đánh giá, xếp loại chất lượng của viên chức; là căn cứ để bố trí, sử dụng, đào tạo, bồi dưỡng, thăng hạng chức danh nghề nghiệp, quy hoạch, bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật… viên chức.

Trong đó, mẫu phiếu này bao gồm các nội dung:

– Viên chức tự đánh giá về chính trị tư tưởng, đạo đức, lối sống, tác phong, lề lối làm việc, ý thức tổ chức kỷ luật. kết quả thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao.

– Viên chức quản lý thì tự đánh giá thêm kết quả hoạt động của cơ quan, tổ chức, đơn vị được giao quản lý, phụ trách, năng lực lãnh đạo, quản lý, năng lực tập hợp, đoàn kết;

– Phần tự nhân xét, xếp loại chất lượng, ưu điểm, khuyết điểm của bản thân.

2. Tiêu chí chung về đánh giá, xếp loại chất lượng giáo viên

2.1. Tiêu chí về chính trị tư trưởng

Chấp hành chủ trương, đường lối, quy định của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và các nguyên tắc tổ chức, kỷ luật của Đảng, nhất là nguyên tắc tập trung dân chủ, tự phê bình và phê bình.

Có quan điểm và bản lĩnh chính trị vững vàng và luôn kiên định lập trường bên cạnh đó không được dao động trước mọi khó khăn và thách thức. Bản lĩnh chính trị vững vàng là điều cần có ở một người viên chức một người lãnh đạo, để tránh những hành vi xấu

Đặt lợi ích của Đảng, quốc gia- dân tộc, nhân dân, tập thể lên trên lợi ích cá nhân. Điều này nhằm tránh trường hợp vụ lợi cá nhân, tham nhũng. Chỉ quan tâm đến lợi ích cá nhân thì tổ chức khó có thể phát triển được.

Bên cạnh đó là có ý thức nghiên cứu, học tập, vận dụng chủ nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, chỉ thị , quyết định và các văn bản của Đảng. Là một viên chức thì bản thân họ phải có ý thức trong học tập và làm việc theo tư tưởng Hồ Chí Minh , làm việc và tuân theo quy định của pháp luật đưa ra. Không được trái với quy định của pháp luật cũng như thực hiện các hành vi vi phạm pháp luật.

Xem thêm:  Kỳ thi tốt nghiệp THPT quốc gia 2020: Những điểm mới nào cần lưu

2.2. Tiêu chí về đạo đức, lối sống

Tiêu chí về đạo đức lối sống là một tiêu chí quan trọng trong đánh giá xếp loại chất lượng viên chức. Tiêu chí đầu tiên về đạo đức lối sống của viên chức đó là viên chức không được tham ô, tham nhũng, tiêu cực, lãng phí, quan liêu, vụ lợi cho bản thân, cũng không được hách dịch lạm dụng quyền lợi của cá nhân. Và quan trọng nhất là về mặt đạo đức của họ phải chuẩn mực. Ngăn chặn các hiện tượng đang phổ biến hiện nay đó là suy thoái về đạo đức, lối sống, những tư tưởng, tác phong chuẩn mực của một viên chức đang bị tha hóa.

Thứ hai đó là viên chức phải có lối sống trung thực, khiêm tốn, chân thành, trong sáng và phải giản dị. Viên chức là người của nhà nước, nên lối sống trung thực không gian dối, không được khoa trương, bốc đồng, coi thường người khác. Không được sống quá xa hoa, không phù hợp với một viên chức nhà nước.

Thứ ba đó là giữa các viên chức và giữa viên chức với cá nhân, tập thể khác thì phải có tinh thần đoàn kết, xây dựng cơ quan tổ chức đơn vị một cách trong sáng và vững mạnh hơn.

Thư tư là bản thân các viên chức phải giữ cho mình một thái độ làm việc đúng đắn và tuân theo các đạo đức nghề nghiệp không được để tình trạng người thân quen lợi dụng chức vụ quyền hạn của mình để trục lợi. Điều này là đi trái lại với quy tắc, đạo đức nghề nghiệp của một viên chức.

2.3. Tiêu chí về tác phong làm việc

Viên chức là người phải luôn có trách nhiệm với công việc, luôn luôn năng động sáng tạo trong công việc, linh hoạt trong mọi hoạt động. Bên cạnh đó phải có một phương pháp làm việc khoa học hơn, dân chủ hơn và phải theo đúng trình tự , thủ tục, nguyên tắc.

Bản thân mỗi viên chức phải giữ cho bản thân mình một tinh thần trách nhiệm với công việc cao và cùng nhau phối hợp trong thực hiện nhiệm vụ. Và phải có một thái độ chuẩn mực và phong cách ứng xử với nhau, lề lối làm việc chuẩn mực đáp ứng văn hóa công vụ.

2.4. Tiêu chí ý thức tổ chức kỷ luật.

Ý thức kỷ luật tốt là một trong những yêu cầu cần có của một viên chức. Việc duy trì ý thức kỷ luật của mỗi viên chức là điều không thể nào thiếu, cá nhân viên chức phải chấp hành sự phân công của chức nơi làm việc không được chống đối, và nghiêm túc thức hiện các quy định, quy chế nội dung của cơ quan tổ chức đơn vị công tác.

bên cạnh đó viên chức phải tuân thủ thực hiện kê khai thông tin tài sản một cách trung thực theo quy định của pháp luật đưa ra. Báo cáo nhiệm vụ một cách chính xác và trung thực thực hiện đúng chức trách nhiệm vụ đượ giao.

2.5. Thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao.

Thực hiện tốt quy định của ngành nhà trường, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, soạn bài đầy đủ, kịp thời động viên các em học sinh

Duy trì kỉ cương, kỉ luật trong cơ quan tổ chức, hạn chế hành vi vi phạm pháp luật

3. Phiếu đánh giá, xếp loại chất lượng viên chức theo Quyết định 3277

Phiếu đánh giá, xếp loại chất lượng viên chức theo Quyết định 3277
Phiếu đánh giá, xếp loại chất lượng viên chức theo Quyết định 3277

Phiếu đánh giá, xếp loại chất lượng viên chức mới nhất được ban hành theo Quyết định 3277/QĐ-BGDĐT năm 2021 về Quy chế Đánh giá, xếp loại chất lượng hằng năm đối với đơn vị và công chức, viên chức, người lao động của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

4. Phiếu đánh giá xếp loại chất lượng viên chức theo Nghị định 90/2020

5. Phiếu đánh giá xếp loại chất lượng giáo viên trường Tiểu học

Phiếu đánh giá xếp loại chất lượng giáo viên Tiểu học
Phiếu đánh giá xếp loại chất lượng giáo viên Tiểu học

6. Phiếu đánh giá, xếp loại giáo viên THCS

7. Phiếu đánh giá, phân loại của giáo viên THPT

8. Hướng dẫn cách viết phiếu đánh giá, xếp loại chất lượng viên chức

Về chính trị tư tưởng

  • Chấp hành chủ trương, đường lối, quy định của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và các nguyên tắc tổ chức, kỷ luật của Đảng, nhất là nguyên tắc tập trung dân chủ, tự phê bình và phê bình;
  • Có quan điểm, bản lĩnh chính trị vững vàng; kiên định lập trường; không dao động trước mọi khó khăn, thách thức;
  • Đặt lợi ích của Đảng, quốc gia – dân tộc, nhân dân, tập thể lên trên lợi ích cá nhân.
  • Có ý thức nghiên cứu, học tập, vận dụng chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, nghị quyết, chỉ thị, quyết định và các văn bản của Đảng.
Xem thêm:  3 bài Phân tích những nghịch lý trong Chiếc thuyền ngoài xa - Văn 12

Đạo đức, lối sống

  • Không tham ô, tham nhũng, tiêu cực, lãng phí, quan liêu, cơ hội, vụ lợi, hách dịch, cửa quyền; không có biểu hiện suy thoái về đạo đức, lối sống, tự diễn biến, tự chuyển hóa.
  • Có lối sống trung thực, khiêm tốn, chân thành, trong sáng, giản dị.
  • Có tinh thần đoàn kết, xây dựng cơ quan, tổ chức, đơn vị trong sạch, vững mạnh.
  • Không để người thân, người quen lợi dụng chức vụ, quyền hạn của mình để trục lợi.

Tác phong, lề lối làm việc

  • Có trách nhiệm với công việc; năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, linh hoạt trong thực hiện nhiệm vụ.
  • Phương pháp làm việc khoa học, dân chủ, đúng nguyên tắc.
  • Có tinh thần trách nhiệm và phối hợp trong thực hiện nhiệm vụ.
  • Có thái độ đúng mực và phong cách ứng xử, lề lối làm việc chuẩn mực, đáp ứng yêu cầu của văn hóa công vụ.

Ý thức tổ chức kỷ luật

  • Chấp hành sự phân công của tổ chức.
  • Thực hiện các quy định, quy chế, nội quy của cơ quan, tổ chức, đơn vị nơi công tác.
  • Thực hiện việc kê khai và công khai tài sản, thu nhập theo quy định.
  • Báo cáo đầy đủ, trung thực, cung cấp thông tin chính xác, khách quan về những nội dung liên quan đến việc thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao và hoạt động của cơ quan, tổ chức, đơn vị với cấp trên khi được yêu cầu.

Kết quả thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao

Đối với viên chức lãnh đạo, quản lý

  • Quán triệt, thể chế hóa và thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước tại cơ quan, tổ chức, đơn vị;
  • Duy trì kỷ luật, kỷ cương trong cơ quan, tổ chức, đơn vị; không để xảy ra các vụ, việc vi phạm kỷ luật, vi phạm pháp luật phải xử lý, tình trạng khiếu nại, tố cáo kéo dài; phòng, chống tham nhũng, lãng phí trong phạm vi cơ quan, tổ chức, đơn vị.
  • Lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức kiểm tra, thanh tra, giám sát, giải quyết khiếu nại, tố cáo theo thẩm quyền; chỉ đạo, thực hiện công tác cải cách hành chính, cải cách chế độ công vụ, công chức tại cơ quan, tổ chức, đơn vị.
  • Xây dựng chương trình, kế hoạch hoạt động hàng năm của cơ quan, tổ chức, đơn vị được giao quản lý, phụ trách, trong đó xác định rõ kết quả thực hiện các chỉ tiêu, nhiệm vụ, lượng hóa bằng sản phẩm cụ thể.

Đối với viên chức không giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý

Kết quả thực hiện nhiệm vụ theo quy định của pháp luật, theo kế hoạch đề ra hoặc theo công việc cụ thể được giao; khối lượng, tiến độ, chất lượng thực hiện nhiệm vụ.

Thái độ phục vụ nhân dân, doanh nghiệp đối với những vị trí tiếp xúc trực tiếp hoặc trực tiếp giải quyết công việc của người dân và doanh nghiệp.

Xem thêm:  Phân tích truyện Những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu (Dàn

Phần 2 tự đánh giá xếp loại

Đối với việc tự nhận xét ưu, nhược điểm, bạn đọc có thể dựa trên những tiêu chí sau đây:

Về ưu điểm:

  • Luôn chấp hành mọi chủ trương chính sách của Đảng, chính sách pháp luật của nhà nước, không vi phạm pháp luật, không mắc tệ nạn xã hội,có tinh thần đoàn kết,s ẵn sàng giúp đỡ mọi người.
  • Chấp hành tốt quy định về đạo đức nghề nghiệp, có phẩm chất đạo đức trong sáng giản dị, có thái độ hòa nhã,khiêm tốn với nhân đân khi giao tiếp trong công việc và lắng nghe ý kiến đóng góp của nhân dân.
  • Thực hiện đóng góp đầy đủ các loại quỹ và các nghĩa vụ khác của viên chức.
  • Có năng lực trình độ chuyên môn nghiệp vụ vững vàng, đảm bảo được những nhiệm vụ công việc được cấp trên giao phó.
  • Có tinh thần trách nhiệm và nhiệt tình, chủ động trong công việc.
  • Có ý thức học hỏi, tiếp thu kinh nghiệm, lắng nghe ý kiến hướng dẫn, góp ý của lãnh đạo và các đồng nghiệp trong cơ quan. Tự nâng cao trình độ, không ngại những những nhiệm vụ mới có áp lực công việc cao do cơ quan, đơn vị, tổ chức giao phó.
  • Không vi phạm về nhân cách danh dự, nhân phẩm làm ảnh hưởng xấu đến ngành, đơn vị nơi công tác.

Nhược điểm: (Ghi rõ hạn chế của bản thân trong thời gian qua)

Đối với việc tự xếp loại chất lượng viên chức

  • Việc tự xếp loại chất lượng viên chức sẽ dựa vào các tiêu chí cụ thể được quy định tại Nghị định 90.
  • Theo đó có 4 mức xếp loại: Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, hoàn thành tốt nhiệm vụ, hoàn thành nhiệm vụ, không hoàn thành nhiệm vụ.

9. Các bước đánh giá, xếp loại viên chức

Với đối tượng viên chức là người đứng đầu và viên chức không giữ chức vụ, lãnh đạo thì các bước đánh giá, xếp loại cũng có một số khác nhau. Cụ thể:

Bước

Viên chức là người đứng đầu và cấp phó của người đứng đầu

Viên chức không giữ chức vụ quản lý

Bước 1

Viên chức tự đánh giá, xếp loại chất lượng

Bước 2

Tổ chức cuộc họp tại đơn vị nơi viên chức công tác để nhận xét, đánh giá đối với viên chức

Bước 3

Lấy ý kiến nhận xét, đánh giá của cấp ủy đảng đơn vị nơi viên chức công tác

Xem xét, quyết định đánh giá, xếp loại chất lượng viên chức

Bước 4

Xem xét, quyết định đánh giá, xếp loại chất lượng viên chức

Cấp có thẩm quyền đánh giá, xếp loại chất lượng viên chức thông báo bằng văn bản cho viên chức và thông báo công khai trong cơ quan, tổ chức, đơn vị nơi viên chức công tác về kết quả đánh giá, xếp loại chất lượng viên chức

Bước 5

Cấp có thẩm quyền đánh giá, xếp loại chất lượng viên chức

Để đánh giá, xếp loại viên chức thì viên chức phải tự viết phiếu đánh giá và căn cứ vào tình hình phấn đấu trong năm để nhận được mức đánh giá phù hợp. Phiếu đánh giá xếp loại chất lượng viên chức của giáo viên được Hoatieu.vn sưu tầm và đăng tải giúp các giáo viên dễ dàng hơn trong việc đánh giá, xếp loại cuối năm. Các bạn bấm vào nút tải về để tải về máy miễn phí mẫu phiếu giúp công việc đánh giá cuối năm trở nên dễ dàng và nhanh chóng hơn bao giờ hết.

Trên đây là các mẫu Phiếu đánh giá xếp loại chất lượng viên chức của giáo viên 2023 mới nhất cho giáo viên tiểu học, THCS, THPT. Mời bạn đọc cùng tham khảo thêm tại mục giáo dục đào tạo trong mục biểu mẫu nhé.

Rate this post

KevinNguyen

Kevin Nguyễn - Người quản trị nội dung web là một chuyên gia sáng tạo và chuyên nghiệp trong việc quản lý, phát triển và duy trì nội dung website. Với khả năng phân tích và đánh giá thông tin chính xác, anh/chị đảm bảo cung cấp thông tin hữu ích và đáng tin cậy cho cộng đồng.