Dàn ý phân tích cái ngông của Tản Đà trong bài Hầu trời – Thủ thuật

Chào mừng bạn đến với pgdgiolinhqt.edu.vn trong bài viết về Dan y phan tich cai ngong cua tan da trong bai hau troi chúng tôi sẽ chia sẻ kinh nghiệm chuyên sâu của mình cung cấp kiến thức chuyên sâu dành cho bạn.

dan y phan tich cai ngong cua tan da trong bai hau troi

Dàn ý phân tích cái ngông của Tản Đà trong bài Hầu trời

I. Dàn ý phân tích cái ngông của Tản Đà trong bài Hầu trời (Chuẩn)

1. Mở bài

– Giới thiệu sơ lược về tác giả và phong cách thơ văn.- Hầu trời là một trong những bài thơ hay nhất của Tản Đà mà ở đó người ta thấy rõ được cái chất thơ của người thi sĩ, mà nổi bật nhất làm nên giá trị đặc sắc của bài thơ là một cái “ngông” rất Tản Đà.

2. Thân bài

a. Nền tảng của cái “ngông” trong Hầu trời:– Giấc mơ được lên hầu trời, đọc thơ cho Trời và chư tiên nghe.- Nỗi cô đơn trước cuộc đời, khao khát được thể hiện, được thấu hiểu nhưng khổ nỗi “Hạ giới văn chương rẻ như bèo”, nên đành lòng ông phải tìm kiếm chốn cực lạc trong mơ cho thỏa nỗi lòng của thi sĩ.

b. Tản Đà “ngông” trong lúc đọc thơ cho chư tiên cùng Trời nghe:– Phong thái ung dung, thích chí và vô cùng tự tin, ông đọc những vần thơ của mình một cách say sưa, mê đắm, đọc như chưa từng được đọc bao giờ “Đọc hết văn vần sang văn xuôi/Hết văn thuyết lí lại văn chơi”- Thi sĩ tự nâng cao giá trị và tầm vóc bản thân ngang bằng với chư tiên bằng việc được nhà trời săn sóc, châm trà cho “nhấp giọng” để lấy tinh thần đọc thơ.- Tự khen thứ văn chương của mình bằng những lời mà đôi lúc tôi nghĩ là có phần hơi tự phụ, kiêu căng một chút “Văn dài hơi tốt ran cung mây”, đắc chí vì thần tiên cũng phải tấm tắc khen “Trời nghe, Trời cũng lấy làm hay”.=> Xóa nhòa đi sự cách biệt thân phận của thần tiên và người phàm, giờ đây họ chỉ đang đứng trên bình diện thi nhân và người yêu thơ, chan hòa và gần gũi.- Tản Đà còn mạnh dạn liệt kê hết những vốn liếng văn chương mà mình có được, vô cùng tâm đắc với thành tựu của mình chỉ muốn sao để người ta phải công nhận và thán phục.- Tự tin, vui vẻ khoe rằng “Nhờ Trời văn con còn bán được”, ngầm chứng minh rằng thơ văn của ông có sức hút mạnh mẽ vô cùng, bởi trong thời cuộc rối ren mà người ta vẫn muốn đọc sáng tác của Tản Đà.

Xem thêm:  Nhận xét về tính cách cô Hiền trong truyện Một người Hà Nội

c. Cái “ngông” trong khi trò chuyện cùng Trời:– Lối nói của ông không hề có sự e dè sợ hãi, mà thay vào đó là phong thái tự tin, thành thực, xen lẫn chút hóm hỉnh, vui tươi vô cùng thoải mái.- Xem chư tiên và Trời là những người bạn tâm giao, kể lể về cuộc sống nghèo khó, khiến những nhà trí thức phải nhiều phen khốn đốn.- Cho mình vốn là một trích tiên bị đày xuống hạ giới vì tội “ngông”, rồi lại được Trời giải thích rằng sai Tản Đà xuống làm việc “thiên lương”.- Vinh hạnh được thiên đình ưu ái cho xe Khiên Ngưu đưa tiễn, chúng tiên thì lũ lượt tiễn đưa.- Cách dùng từ, hành văn hóm hỉnh, phóng khoáng, bay bổng cũng góp phần làm cho cái “ngông” của Tản Đà nổi bật hơn

3. Kết bài

– Tổng kết giá trị nội dung nghệ thuật của tác phẩm hoặc nêu cảm nghĩ cá nhân.

II. Bài văn mẫu phân tích cái ngông của Tản Đà trong bài Hầu trời (Chuẩn)

Tản Đà (1889-1939), tên thật là Nguyễn Khắc Hiếu, quê tỉnh Sơn Tây (nay là Ba Vì, Hà Nội), ông là một nhà thơ lớn đầu thế kỷ XX với một khối lượng các tác phẩm lớn gồm nhiều thể loại. Khác với nhiều trí thức đầu thế kỷ XX đang mải u buồn với nền Nho học thất sủng thì Tản Đà lại tự tìm cho mình một lối đi riêng, các tác phẩm đều thể hiện rõ nét sự chuyển giao thời đại, vẫn có những nét của thơ ca dân tộc nhưng xen vào đó là những sáng tạo, cách tân của riêng mình thi sĩ. Có lẽ chính vì tinh thần thơ ca độc đáo, thích ứng nhanh với thời cuộc nên thơ Tản Đà đã chinh phục được nhiều thế hệ độc giả mới đầu thế kỷ XX. Đọc thơ ông người ta luôn cảm nhận được một cái “tôi” lãng mạn, bay bổng vừa phóng khoáng, ngông nghênh, vừa cảm thương ưu ái, đặc biệt là sự tự ý thức về giá trị cá nhân và khao khát khẳng định mình trước cuộc đời. Hầu trời là một trong những bài thơ hay nhất của Tản Đà mà ở đó người ta thấy rõ được cái chất thơ của người thi sĩ, mà nổi bật nhất làm nên giá trị đặc sắc của bài thơ là một cái “ngông” rất Tản Đà.

Xem thêm:  Phân tích quá trình tha hóa của nhân vật Chí Phèo hay nhất

Cái ngông của Tản Đà trong Hầu trời bắt nguồn từ việc nhà thơ mơ mình được lên thiên đình đàm đạo, độc thơ cho chư tiên cùng nghe, lẽ dĩ nhiên rằng việc tưởng tượng ra việc lên trời, sang cõi khác không phải là điều gì quá mới mẻ, đặc biệt là với thế hệ thi sĩ sinh sau đẻ muộn như Tản Đà…(Còn tiếp)

>> Xem bài mẫu đầy đủ Phân tích cái ngông của Tản Đà trong bài Hầu trời tại đây.

https://thuthuat.taimienphi.vn/dan-y-phan-tich-cai-ngong-cua-tan-da-trong-bai-hau-troi-53217n.aspx

Rate this post

KevinNguyen

Kevin Nguyễn - Người quản trị nội dung web là một chuyên gia sáng tạo và chuyên nghiệp trong việc quản lý, phát triển và duy trì nội dung website. Với khả năng phân tích và đánh giá thông tin chính xác, anh/chị đảm bảo cung cấp thông tin hữu ích và đáng tin cậy cho cộng đồng.