Giải thích câu tục ngữ: Có học mới nên khôn – Bài làm văn

Chào mừng bạn đến với pgdgiolinhqt.edu.vn trong bài viết về Dan y giai thich cau tuc ngu co hoc moi nen khon chúng tôi sẽ chia sẻ kinh nghiệm chuyên sâu của mình cung cấp kiến thức chuyên sâu dành cho bạn.

Tổng hợp những bài làm văn giải thích câu tục ngữ “Có học mới nên khôn” hay nhất của các bạn học sinh giỏi đạt điểm cao. Mời các bạn đọc tham khảo và dựa vào đây viết cho mình một bài văn giải thích cho câu tục ngữ thật hay. Chúc các bạn luôn luôn học tập tốt.

Giải thích câu tục ngữ: Có học mới nên khôn – Bài làm 1

Thời buổi khi khoa học kĩ thuật phát triển thì có thể nói chua bao giờ việc học tập lại được coi trọng như vậy. Học luôn luôn là một công việc cần thiết để có thể giúp cho con người có được một cuộc sống hạnh phúc. Người xưa cũng đã có câu tục gữ nói về việc học rất ý nghĩa đó chính là “Có học mới nên khôn”.

Học được hiểu chính là quá trình con người tiếp thu những kiến thức, đồng thời cũng chính là kĩ năng do người khác truyền lại. Việc học chính là việc con người phát huy những kiến thức cũng như tất cả những kĩ năng đã được truyền lại bằng những gì mình đã được học và tiếp thu lại được. “Có học mới nên khôn là một câu nói chính xác của cha ông ta để lại. Khi chúng ta học thì chúng ta mới có được những kiến thức để có thể ứng dụng vào trong chính cuộc sống của chúng ta. Nếu như con người mà không có một chút kiến thức nào về cuộc sống thì cũng rất dễ bị thất bại khi làm bất kể một việc gì dù nhỏ nhất. Ví dụ như việc quét sân thôi nếu như người có kiến thức thì họ sẽ chọn quét xuôi theo hướng gió để tránh được bụi mà sạch hơn. Còn đối với những người không có chút kiến thức gì thì hộ chỉ cần biết là quét sao cho sạch, quét ngược chiều gió thành ra mãi không xong.

Việc học chính là một chiếc chìa khóa đưa ta đến kho tàng tri thức, là điều kiện giúp ta thành công trong học tập. Thực sự mỗi người chúng ta mà biết tự học cho bản thân thì chúng ta chắc chắn sẽ thành công và chắc chắn cũng sẽ nâng cao được tri thức của chính mình. Thực sự việc học giúp con người có được ý thức tốt nhất trong quá trình học tập và lĩnh hội tri thức của nhân loại. Việc học cũng như sẽ giúp cho việc luyện tập thực hành, giúp ta có thể nhanh chóng hình thành kĩ năng, củng cố và nâng cao kiến thức đã học. Chính vì vậy mà khi ta chủ động tự học sẽ giúp ta tìm ra được phương pháp học tốt nhất mang lại hiệu quả cao cho chính bản thân mình.

Ta so lấy một số những vị danh nhân nổi tiếng trên thế giới thành đạt trong sự nghiệp học tập. Ở họ ta biết được họ luôn luôn có được kiến thức uyên thâm cũng là nhờ biết chủ động tự học mà dẫn đến thành công không thể không kể đến như Thần đồng Lương Thế Vinh khi xưa. Lương Thế Vinh chính là nhờ cố gắng chủ động tự học cộng với phẩm chất thông minh trời ban mà sau đỗ trạng, cũng như đã có thể chế ra bảng cửu chương còn lưu truyền mãi đến ngày nay…hay ta lại như biết đến được Trạng nguyên lừng danh Mạc Đĩnh Chi lưu danh thuở nào. Mạc Đĩnh Chi ngay từ lúc nhỏ nhờ biết chủ động tự học, sáng tạo cách học bắt đom đóm bỏ vỏ trứng mà sau đỗ trạng, đi xứ làm rạng danh nước nhà. Lúc này đây ông cũng đã được phong “Lưỡng Quốc Trạng Nguyên” vang danh hai nước, ghi vào sử sách nhân loại về những tấm gương tự học sáng ngời. Học tập và lĩnh hội những kiến thức tinh hoa của nhân loại khiến con người “khôn” hơn rất nhiều, cũng giống như câu nói của ông cha ta “Có học mới nên khôn”. Khi chúng ta có học hỏi có thể là những kinh nghiệm, những tri thức sách vở hay học chính trong cuộc sống của chúng ta thì ta như biết thêm được nhiều phương pháp học hay nữa. Thực sự việc học giúp con người xử lý nhanh chóng mọi việc được dễ dàng nhất và nhanh chóng nhất. Và học đã thực sự làm cho con người “nên khôn”

Xem thêm:  Cách tải Google Dịch về máy tính, điện thoại đơn giản (2021)

Chính vì vậy, việc học là rất cần thiết đối với mỗi người chúng ta. Học sẽ giúp chúng ta thêm thành công, sẽ mở được một tương lai rộng mở cho chính mình. Và như cha ông đã nói và khuyên nhủ con cháu quả không sai đó chính là “Có học mới nên khôn”.

Giải thích câu tục ngữ: Có học mới nên khôn – Bài làm 2

Đất nước càng phát triển, ở đó con người ta càng phải nỗ lực hơn, sự học trên nhiều lĩnh vực dường như chẳng bao giờ là đủ với chúng ta. Sự học chính là nền móng vững chắc giúp con người tự tin ngay chính trong hiện tại để rồi đi được xa hơn trên con đường chinh phục kiến thức nhân loại vô tận, mở ra cho mỗi người những hướng đi, những chân trời mới ở tương lai. Vậy nên câu tục ngữ mới nói rằng “có học mới nên khôn”.

Trong câu tục ngữ đã nhấn mạnh nên được vai trò của việc học trong đời sống của mỗi cá nhân. Học chính là một quá trình thu nhận kiến thức, những kỹ năng tích cực, tiêu cực từ người khác. Có bao giờ ta đã tự hỏi học để làm gì?. Vâng, câu trả lời có rất nhiều, cái cốt yếu của việc học là để phục vụ cho chính cuộc sống, ứng dụng vào công việc, sinh hoạt, ứng xử của chúng ta, làm phong phú thêm những khía cạnh khác trong cuộc sống. Có thể nói, chúng ta sống nếu như không có học thì chính chúng ta bị thụt lùi, thua kém người khác, xã hội sẽ chẳng thể nào phát triển văn minh hơn trước kia, con người sẽ chẳng bao giờ thực hiện được những khát vọng, mơ ước của mình nếu không chịu nghiên cứu tìm tòi kiến thức bổ trợ.

Có thể nói sự học của con người không phải chỉ bắt đầu từ khi chúng ta bước chân vào sau những cánh cổng trường mầm non, tiểu học,.., mà vì nó vô cùng dài, rộng cho nên ta hiểu được nó bắt nguồn từ chính lúc con người ta mới lọt lòng, cất tiếng khóc chào đời, ta đã học và làm quen dần với cuộc sống, từng ngày ta nhận biết, tiếp thu mọi điều từ những thứ, những người xung quanh, có thể nói những tờ giấy trắng ấy được phác họa những nét bút đầu tiên, những mảng màu đầu tiên để rồi dần dần tạo ra những bức tranh cuộc đời toàn diện. Sự học chính là chiếc chìa khóa, là điều kiện tiên quyết để đưa ta đến sự hoàn thiện, thành công của “tác phẩm” ấy.

Mỗi con người nếu như biết ý thức được việc thu nạp kiến thức làm giàu cho bản thân một cách tích cực thì sẽ đạt kết quả tốt và ngược lại, nhưng nhớ rằng mỗi bài học ta học được từ thực tế cuộc sống, hay trong sách vở, lời thầy cô, cha mẹ chỉ giảng dù bằng cách nào đó đều đáng trân trọng nhưng con người hoàn toàn học được những điều từ đó chỉ là có muốn hay không. Thực sự việc học càng ngày càng quan trọng, nó giúp ta nhanh chóng thao tác, những sự chuyên nghiệp trong việc thực hành, những kỹ năng, nâng cao khả năng, củng cố thêm những bài học ghi nhớ hay ấn tượng nhất định trong tâm hồn, trí óc mỗi người có thể nói cho đến tận khi “nhắm mắt xuôi tay”.

Xem thêm:  Báo cáo kết quả bồi dưỡng thường xuyên năm học 2021-2022

Và cũng chỉ khi có rèn luyện được cho mình tính cách, khả năng đáng quý tự học, chịu khó, ham học hỏi thì con người ta mới khá lên được, mới không dễ bị quỵ ngã bởi những khó khăn, những sự mới mẻ trong cuộc sống, và vì cũng chỉ có ta mới biết được bản thân mình như thế nào, phù hợp với những gì, muốn gì trong tương lai, muốn tới đâu để chọn lọc, thu nạp kiến thức bổ sung, bổ ích cho bản thân, để dần dần dù thành công có gõ cửa hay chưa, nhưng chí ít ta đã nâng được bản thân ta cao hơn lúc trước. Ta cần nuôi dưỡng được tính cách chủ động tự học hỏi để đưa đến hiệu quả cao nhất, sẵn sàng học ở mọi lúc, mọi nơi, từ khi trẻ đến khi đã già…

Trên mọi lĩnh vực của cuộc sống, giữa những điều ta biết và những điều ta chưa biết nó là một khoảng cách khá xa, chỉ khi con người khiêm tốn, biết tích cực, không dấu dốt học từ người xung quanh nhưng không phải bắt chước quá đà thì mới khá lên được hay “khôn” lên được. Ngay cả việc nhỏ nhất với ta như quét nhà, nấu cơm, rửa bát, học thuộc,…tưởng chừng dễ nhưng cũng cần phải học phương pháp làm thông minh, đúng để sao cho tiết kiệm thời gian công sức chứ đừng nói đến việc gì cao xa. Đặc biệt, trong cuộc sống người thành công luôn là điều đáng quý ta nên học hỏi, ví dụ có quá nhiều như Jack Ma, Nick Vujic, Bác Hồ,những nhân vật tiêu biểu trong lịch sử,… để lại những bài học tuyệt vời để chứng minh, khẳng định nếu như chẳng học thì ta cũng sẽ chẳng khôn ra, chẳng tiến bộ.

Một lần nữa, câu tục ngữ vẫn ở đó, phản ánh đúng giá trị của nó đến các thế hệ muôn đời, làm giàu, làm cao quý thêm truyền thống hiếu học của dân tộc ta. Ông cha ta đã nhìn xa trông rộng để rồi kết luận “có học mới nên khôn” hay những câu có ý nghĩa tương tự nhằm khích lệ nhấn mạnh cho con cháu về vai trò của việc học như “đi một ngày đàng, học một sàng khôn”. Và dù cho cuộc đời như thế nào, học sẽ luôn là điều rất cần thiết, đúng đắn với mỗi người vượt qua khó khăn đến gần hơn với những thành công, sự phát triển trong tương lai.

Giải thích câu tục ngữ: Có học mới nên khôn – Bài làm 3

Giáo dục là sự nghiệp được coi trọng hàng đầu ở mỗi quốc gia và học tập là nhiệm vụ hàng đầu của mỗi con người. Học giúp chúng ta rất nhiều thứ nên nó nắm vai trò quan trọng trong đời sống. Ông cha ta còn khẳng định rằng: “Có học mới nên khôn”.

Như chúng ta đã biết học tập là quá trình tiếp thu những tri thức trong sách vở và cuộc sống. Học không chỉ là hoạt động diễn ra lúc chúng ta đi học mà còn kéo dài mãi đến hết đời. Có bao giờ chúng ta tự hỏi và trả lời được câu hỏi “Học để làm gì chưa?” Có muôn vàn câu trả lời cho câu hỏi này. Phần lớn mọi người có câu trả lời đại loại như: học để biết, để có công ăn việc làm, để kiếm tiền, để phục vụ cho các nhu cầu về sinh hoạt, giao tiếp, công việc… Tuy nhiên một khái niệm khác được đặt ra ở đây là học để “khôn”. Trái với khôn là dại, là làm những việc ngu ngốc. Khôn có thể trong cách hành động, cách ứng xử, trong lời nói. Khi xã hội ngày càng phát triển, sự phát triển ấy giống với thời gian nó không chờ đợi ai cả và con người chúng ta cần tiếp thu tri thức để bắt kịp thời đại nếu không muốn là người bị thời đại bỏ xa đằng sau.

Xem thêm:  Giải thích ý nghĩa nhan đề Những ngôi sao xa xôi - Hoatieu.vn

Mỗi chúng ta đều có ước mơ, có nguyện vọng nhưng nếu chúng ta chỉ giữ nó trong đầu mà không làm điều gì để bắt tay thực hiện nó thì những ước mơ sẽ mãi chỉ là mơ ước, là cái ảo ảnh mà chúng ta dựng lên ở trong đầu. Hành trang không thể thiếu cho thành công là kiến thức là kỹ năng bổ trợ. Những thứ này không tự nhiên có mà phải trải qua quá trình học tập, rèn luyện mới tích lũy được. Nếu chúng ta có tri thức chúng ta sẽ có những hành động thể hiện sự hiểu biết, khôn ngoan của mình. Khôn ngoan trong việc nhận biết đúng sai, thực hư để lựa chọn cái hay, cái tốt để học bài trừ và tránh xa những cái xấu. Khôn ngoan từ những cách từ chối lẫn cách hòa hợp, nhờ vả mọi người xung quanh.

Khi chúng ta sinh ra là những tờ giấy trắng và cuộc đời mỗi người là một bức tranh. Bức tranh nếu muốn đẹp, muốn hoàn thiện với đầy đủ đường nét, màu sắc và hình khối thì phải biết tận dụng thời gian để tích cực học tập rèn luyện. Khi ấy “bức tranh” mới có giá trị. Trái lại một bức tranh thiếu nét, bố cục lộn xộn, sơ sài chính là kết cục của những kẻ lười biếng, ỷ lại. Tất cả phụ thuộc vào bản thân chúng ta. Câu tục ngữ đã nhấn mạnh vai trò của việc học hành. Nó giúp ta trở nên nhanh nhạy trong công việc, có kỹ năng, có sự chuyên nghiệp trong làm việc. Muốn được như vậy chỉ còn cách ham học hỏi, cần cù chịu khó. Học không chỉ ở trường, lớp, gia đình mà còn học ở ngoài xã hôi. Học không giới hạn phạm vi cũng như đối tượng. Chúng ta có thể học từ ông bà, cha mẹ, thầy cô bạn bè hay tất cả những người xung quanh ta. Tuy nhiên kiến thức vô cùng bao la, rộng lớn mà dù cho chúng ta có học cả đời cũng không hết được. Vì vậy chúng ta cần học có chọn lọc, có định hướng sao cho những gì ta học có thể phục vụ cho công việc, cho đời sống của chúng ta. Đó mới là cách học hiệu quả, tránh lãng phí thời gian, công sức cũng như tiền bạc. Có những người cho rằng những kiến thức, kỹ năng căn bản như nấu ăn, chăm sóc bản thân coi nó là công việc dễ dàng có thể làm được và không cần học. Nhưng đó là suy nghĩ sai lầm, càng cơ bản chúng ta càng cần phải học, phải biết bởi nó là cái thiết yếu, cần cho cuộc sống của chúng ta. Chúng ta sẽ không thể sống nếu không ăn uống hay không thể làm việc, cống hiến khi không có một sức khỏe tốt.

Có học mới nên khôn” là bài học nhằm nhắc nhở chúng ta về vai trò của học hành và mỗi người cần coi trọng việc học. Chúng ta học không phải cho bố mẹ, cho xã hội mà trước tiên là cho chính chúng ta. Khi ta có đủ tri thức làm hành trang bước vào đời chúng ta sẽ có thêm bản lãnh đối mặt, vượt qua khó khăn để thực hiện mục tiêu của mình.

Cảm ơn các bạn các bạn vừa đọc xong top những bài làm văn giải thích cho câu tục ngữ “Có học mới nên khôn” hay nhất. Chúc các bạn viết cho mình một bài văn giải thích cho câu tục ngữ thật hay và đạt được điểm cao nhé!

Rate this post

KevinNguyen

Kevin Nguyễn - Người quản trị nội dung web là một chuyên gia sáng tạo và chuyên nghiệp trong việc quản lý, phát triển và duy trì nội dung website. Với khả năng phân tích và đánh giá thông tin chính xác, anh/chị đảm bảo cung cấp thông tin hữu ích và đáng tin cậy cho cộng đồng.