Dàn ý Chứng minh Nước Đại Việt ta là một bản tuyên ngôn độc lập

Chào mừng bạn đến với pgdgiolinhqt.edu.vn trong bài viết về Dan y chung minh nuoc dai viet ta la mot ban tuyen ngon bat hu chúng tôi sẽ chia sẻ kinh nghiệm chuyên sâu của mình cung cấp kiến thức chuyên sâu dành cho bạn.

Dàn ý Chứng minh Nước Đại Việt ta là một bản tuyên ngôn độc lập hay nhất

Đề bài: Dàn ý Chứng minh Nước Đại Việt ta là một bản tuyên ngôn độc lập bất hủ

Bài giảng: Nước Đại Việt ta – Cô Phạm Lan Anh (Giáo viên VietJack)

Dàn ý Chứng minh Nước Đại Việt ta là một bản tuyên ngôn độc lập bất hủ

Dàn ý – mẫu 1

A. Mở bài:

– Giới thiệu tác giả tác phẩm: Nước Đại việt ta là hán văn chính luận nổi tiếng của Nguyễn Trãi

– Nêu vấn đề: Đoạn trích “Nước Đạt Việt ta là một bản tuyên ngôn độc lập bất hủ”

B. Thân bài:

Luận điểm 1: Tư tưởng nhân nghĩa mới mẻ của Nguyễn Trãi

– Nhân nghĩa trong tư tưởng Nho giáo xưa vốn là khái niệm nói về đạo lí, cách đối nhân xử thế và tình thương giữa con người với con người ⇒ Phạm vi hẹp, thuộc phạm trù cá nhân trong xã hội.

– Tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi được mở rộng ra, nhân nghĩa là phải “yên dân”, “trừ bạo” ⇒ Tư tưởng lấy dân làm gốc, “dân vi bản”.

+ Đối với một triều đại, nhân nghĩa là phải làm cho cuộc sống của nhân dân được yên ổn, ấm no, hạnh phúc, hòa bình; muốn “yên dân” thì phải “trừ bạo”, tức là “điếu dân phạt tội” (thương dân, đánh giặc) ⇒ tư tưởng của một nhà Nho yêu nước, thương dân, tiến bộ.

Xem thêm:  TOP 33 bài Thuyết minh về chiếc bút bi lớp 8 siêu hay - Download.vn

Luận điểm 2: Quan niệm về quốc gia, độc lập, chủ quyền lãnh thổ

– Trước Nguyễn Trãi, Lý Thường Kiệt cũng đã đưa ra quan niệm về quốc gia, dân tộc ở hai phạm trù cơ bản: Chủ quyền lãnh thổ và độc lập. (“Nam quốc sơn hà”)

– Nguyễn Trãi mở rộng quan niệm khi đưa ra thêm 3 phạm trù quan trọng nữa:

+ Nền văn hiến lâu đời: đối với bất cứ một quốc gia, vùng lãnh thổ nào, nền văn hiến chính là “tín hiệu” để đánh giá được sự tồn vong, thịnh suy và là “bằng chứng” cho sự tồn tại của một dân tộc.

+ Phạm vi lãnh thổ: “bờ cõi đã chia”

+ Phong tục tập quán: “Phong tục Bắc Nam cũng khác”

+ Triều đại: Nguyễn Trãi liệt kê một loạt các triều đại của Đại Việt “bao đời gây nền độc lập”, đặt ngang hàng với các triều đaị của Trung Quốc ⇒ khẳng định vị thế, khí thế của nước ta.

+ Anh hùng thời đại: thể hiện sức mạnh, nguồn linh khí, Long mạch của đất nước sinh ra nhân tài mọi thời.

– Lịch sử chống giặc ngoại xâm: Nguyễn Trãi đưa ra một loạt các sự kiện, chiến thắng lẫy lừng của ông cha ta trong sự nghiệp đấu tranh bảo vệ đất nước.

⇒ Tất cả đã khẳng định: Nước ta là đất nước có nền văn hiến nghìn năm, có lãnh thổ riêng, phong tục riêng, có chủ quyền và có truyền thống lịch sử; kẻ nào cố ý xâm lược nhất định sẽ chuốc lấy thất bại.

Luận điểm 3: Nước Đại Việt ta là một bản tuyên ngôn độc lập bất hủ

Xem thêm:  Dàn ý nghị luận xã hội Lời nói chẳng mất tiền mua... - Thủ thuật

– “Nước Đại Việt ta” xứng đáng là một bản tuyên ngôn độc lập bởi nó đã:

+ khẳng định được chủ quyền độc lập và toàn vẹn lãnh thổ dân tộc

+ thể hiện khí thế hào hùng, sức mạnh dân tộc

+ lời đe dọa hùng hồn đến những kẻ đang có ý định xâm phạm

– Là một bản tuyên ngôn độc lập bất hủ bởi: Đoạn trích mang nhiều tư tưởng, quan niệm đúng đắn, mới mẻ, tiến bộ, là sự tiếp nối và phát triển ý thức dân tộc từ Lý Thương Kiệt trong bài “Nam quốc sơn hà”, vừa trở thành tư tưởng căn nguyên để về sau, Hồ Chí Minh cho ra đời bản tuyên ngôn độc lập chính thức của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa.

Luận điểm 4: Nghệ thuật

– cách lập luận chặt chẽ

– chứng cứ hùng hồn, lời lẽ đanh thép

C. Kết bài:

– Khẳng định lại vấn đề: “Nước Đại Việt ta” là một bản tuyên ngôn độc lập bất hủ.

– Liên hệ và đánh giá tác phẩm: Nguyễn Trãi xứng đáng là vị anh hùng dân tộc, dnah nhân văn hóa thế giới.

Dàn ý – mẫu 2

1. Mở Bài – Giới thiệu đôi nét về tác giả Nguyễn Trãi và phong cách thơ của tác giả.

– Giới thiệu sơ qua tác phẩm về nội dung là một bản tuyên ngôn bất hủ thông qua những hình thức nghệ thuật đặc sắc.

2. Thân Bài – Tư tưởng nhân nghĩa gắn liền với yêu nước.

– Tư tưởng nhân nghĩa ” yên dân” , “trừ bạo”.

– Tư tưởng của Nguyễn Trãi rất tiến bộ ông lấy dân làm gốc phù hợp với hoàn cảnh.

+ Quan niệm quốc gia dân tộc.

Xem thêm:  2022 Mẫu kế hoạch dạy học theo Công văn 5512, SGK mới

+ Ông lấy dẫn chứng về văn hiến.

+ Phong tục.

+ Địa lý.

+ Lịch sử.

→ Đây là những dẫn chứng không thể chối cãi được.

– Lịch sử kháng chiến của dân tộc.

– Ông liệt kê các cuộc chiến lớn và cũng là thất bại lớn của quân phương Bắc.

– Đánh giá nghệ thuật.

+ Thể cáo trang trọng có tính truyền đạt và tuyên bố cao.

+ Giọng điệu linh hoạt hào hùng có sức truyền đạt cao.

+ Sử dụng câu văn biền ngẫu, sử dụng biện pháp so sánh nhịp điệu và thuyết phục.

3. Kết Bài

Khẳng định giá trị nội dung cũng như nghệ thuật. Đây được coi là bản tuyên ngôn độc lập dân tộc vững chắc của Việt Nam.

Xem thêm các bài Văn mẫu thuyết minh, phân tích, dàn ý tác phẩm lớp 8 khác:

  • Chứng minh đoạn trích Nước Đại Việt ta là một bản tuyên ngôn bất hủ (Bài văn mẫu 1)

  • Chứng minh đoạn trích Nước Đại Việt ta là một bản tuyên ngôn bất hủ (Bài văn mẫu 2)

  • Làm sáng tỏ nhận định: Nước Đại Việt ta của Nguyễn Trãi là áng văn tràn đầy lòng tự hào dân tộc (dàn ý – 3 mẫu)

  • Dàn ý Phân tích đoạn trích Nước Đại Việt ta của Nguyễn Trãi

  • Phân tích đoạn trích Nước Đại Việt ta của Nguyễn Trãi (Bài văn mẫu 1)

Mục lục Văn mẫu | Văn hay lớp 8 theo từng phần:

  • Mục lục Văn phân tích, phát biểu cảm nghĩ, cảm nhận
  • Mục lục Văn biểu cảm
  • Mục lục Văn thuyết minh
  • Mục lục Văn nghị luận

Ngân hàng trắc nghiệm lớp 8 tại khoahoc.vietjack.com

  • Hơn 20.000 câu trắc nghiệm Toán,Văn, Anh lớp 8 có đáp án
Rate this post

KevinNguyen

Kevin Nguyễn - Người quản trị nội dung web là một chuyên gia sáng tạo và chuyên nghiệp trong việc quản lý, phát triển và duy trì nội dung website. Với khả năng phân tích và đánh giá thông tin chính xác, anh/chị đảm bảo cung cấp thông tin hữu ích và đáng tin cậy cho cộng đồng.