Phân Tích Đàn Ghi Ta Của Lorca Đầy Đủ Nhất – Kiến Guru

Chào mừng bạn đến với pgdgiolinhqt.edu.vn trong bài viết về Dan ghi ta cua lorca chúng tôi sẽ chia sẻ kinh nghiệm chuyên sâu của mình cung cấp kiến thức chuyên sâu dành cho bạn.

Phân tích Đàn ghi ta của Lorca sẽ cho bạn cái nhìn rộng mở hơn về thế giới ngoài kia và nhìn nhận những góc máy mới lạ từ cuộc sống và thời đại. Với những hướng dẫn về cách phân tích từng ý thơ dưới đây sẽ giúp bạn dễ cảm nhận bài thơ hơn và bỏ hẳn suy nghĩ trong đầu rằng đây là bài khó nhé.

I. Mở đầu bài Phân tích Đàn ghi ta của Lorca

1. Giới Thiệu Tác giả

a, Tiểu sử

Thanh Thảo ( sinh năm 1946) ở Quảng Ngãi.

phan-tich-dan-ghi-ta-cua-lorca1

Nhà thơ Thanh Thảo

– Hiện ông đang là Chủ tịch Hội Văn học nghệ thuật Quảng Ngãi và là phó chủ tịch Hội đồng thơ Hội nhà văn Việt Nam.

– Ông nhận được nhiều giải thưởng của hội nhà văn Việt Nam.

b, Phong cách sáng tác

– Thơ ông mang tiếng nói của người trí thức nhiều trăn trở, nghĩ suy về các vấn đề thời đại và xã hội.

– Ông luôn cố gắng để cách tân thơ Việt, thể hiện sâu cái tôi với những biểu đạt mới mẻ, đưa thơ ca lên một tầm thẩm mỹ mới.

– Những tác phẩm nổi tiếng của Thanh Thảo: Những ngọn sóng mặt trời, Từ một đến một trăm, Dấu chân qua trảng cỏ,…

2. Tác phẩm

a, Hoàn cảnh sáng tác

– Thanh Thảo viết nên bài thơ Đàn ghi ta của Lorca vào năm 1979 tại Trại sáng tác văn học Quân Khu V-Đà Nẵng.

– Ông đã đọc rất nhiều bài thơ của Lorca và còn chép lại để mang ra chiến trường đọc.

b, Nội dung bài thơ

– Bài thơ nói lên sự đồng cảm sâu sắc giữa hai tâm hồn nghệ sĩ là tác giả và Lorca, người nghệ sĩ tự do và cô đơn, vẫn hiên ngang trong cái chết đầy oan khuất.

Xem Thêm:

Phân tích bài thơ Đất Nước hay nhất

Phân tích bài thơ Việt Bắc sát với giáo án

Phân tích bài thơ Tây Tiến

Để nắm vững những kiến thức phân tích bài Đàn ghi ta của Lorca và cách dễ dàng đạt điểm 8+ môn Văn. Bạn hãy bấm vào tìm hiểu ngay khóa học: Lộ Trình Đạt 8+ Môn Văn. Đồng hành cùng bạn là Cô Tuyền có hơn 15 năm kinh nghiệm ôn thi Tốt nghiệp THPT, ôn thi Học sinh giỏi Văn cấp thành phố. Đặc biệt, nhà Kiến gửi tặng bạn ƯU ĐÃI 70% HỌC PHÍ khi đăng ký ngay hôm nay!

Xem thêm:  Mở bài Trao duyên ấn tượng nhất (51 mẫu) - Download.vn

II. Phân tích Đàn ghi ta của Lorca chi tiết

1. Nhan đề và lời đề từ

– Nhan đề: Đàn ghi ta là niềm tự hào xưa nay của xứ sở Tây Ban Nha, còn Lorca là một nghệ sĩ sáng tạo, ca ngợi và tôn vinh sự tự do bằng lời thơ, tiếng hát

phan-tich-dan-ghi-ta-cua-lorca-2

Phân tích đàn ghi ta của Lorca

– Lời đề từ trích trong bài Ghi nhớ của Lorca biểu lộ sự gắn bó của Lorca và cây đàn hay chính niềm đam mê nghệ thuật luôn bùng cháy trong cơ thể ông, và bên cạnh đó ông cũng muốn nhắn gửi mọi người hãy biết vượt qua những giới hạn, những vết son thành tựu nổi bật của mình đã đạt được để sáng tạo nên những tuyệt tác mới mẻ cho đời.

2. Người nghệ sĩ tự do đơn độc – Lorca (6 dòng đầu)

– 2 câu thơ đầu cất lên là gợi ngay ra trong tâm tưởng mỗi người về một đất nước Tây Ban Nha xinh đẹp với những điểm riêng biệt ở đây như: những trận đấu bò tót khốc liệt, tiếng đàn truyền thống thú vị.

+ Dù là thế nhưng khi hình ảnh “tiếng đàn” đi cùng “bọt nước”: ta thấy một chút ngậm ngùi và xót xa thay khi nghệ thuật của Lorca vốn lung linh, trong trẻo như bọt nước, nhưng lại dễ vỡ tan và biến mất bất cứ lúc nào, đó cũng là số phận mong manh, ngắn ngủi của Lorca. Tiếng đàn ghi ta của Lorca dù hay đấy nhưng cũng đầy xót xa đấy.

+ “Áo choàng đỏ gắt”: thể hiện hình ảnh một đấu trường đầy khốc liệt, màu đỏ của áo choàng hay màu đỏ của máu, cuộc đấu tranh gay gắt giữa hai chí tuyến tư tưởng – giữa khát vọng tự do và sự kìm hãm của bọn phát xít độc tài.

– Lorca thực sự đơn độc trên hành trình tìm kiếm sự tự do với lòng yêu tự do mãnh liệt và trong tay là thứ vũ khí nghệ thuật khác biệt.

Xem thêm:  Thuyết minh về nhà văn Nguyễn Trãi (9 mẫu) - Văn mẫu lớp 8

– Chuỗi âm thanh “li la li la li la”: ta có thể hiểu đây là tiếng đàn ghi ta réo rắt khá bắt tai, cũng có thể là hình ảnh những vòng hoa li – la (loài hoa tử đinh hương) trên vùng thảo nguyên Tây Ban Nha.

3. Cái chết oan khuất và bi phẫn của Lorca (12 câu tiếp)

– “Tây Ban Nha/ hát nghêu ngao”: hình ảnh Lorca đang rất nghệ sĩ, rất say sưa vang lên thật tự nhiên những ca từ khao khát sự tự do trên mảnh đất quê hương.

– “Bỗng kinh hoàng/ áo choàng bê bết đỏ”: cái chết đến với Lorca một cách bất ngờ và đầy bi thảm khiến cả nước “Tây Ban Nha” phải “kinh hoàng” bởi bọn phát xít độc tài khi đã thảm sát một người hùng luôn luôn đấu tranh vì nền tự do, độc lập và giải phóng dân tộc.

phan-tich-dan-ghi-ta-cua-lorca-3

Cuộc đấu tranh chống phát xít tại Tây Ban Nha

– “Lorca bị điệu về bãi bắn/ chàng đi như người mộng du”: hình ảnh hiên ngang của Lorca khi cận kề cái chết.

4. Hình ảnh tiếng ghi – ta

– Nghệ thuật ẩn dụ chuyển đổi cảm giác.

– “Tiếng ghi ta nâu bầu trời cô gái ấy”: màu nâu – màu vỏ đàn ghi ta quen thuộc, màu của đất đai trên quê hương đất nước hay còn là màu của mái tóc, của làn da, của đôi mắt cô gái – ẩn dụ tình yêu thương mãnh liệt.

– “Tiếng ghi ta lá xanh”: thể hiện sức sống mãnh liệt, vĩnh hằng của nghệ thuật.

– “Tiếng ghi ta tròn bọt nước vỡ tan”: nghệ thuật luôn đẹp đẽ và lung linh là thế nhưng rồi cũng thật mong manh đến xót lòng.

– “Tiếng ghi ta ròng ròng máu chảy”: cái chết tức tưởi, đầy thương xót, đau đớn của nghệ thuật và sự phẫn uất tột cùng với chế độ phát xít độc tài và cũng là sự xót thương cho người nghệ sĩ tài năng, bạc mệnh.

5. Sự vĩnh hằng của nghệ thuật

– “Không ai chôn cất … mọc hoang”: dù Lorca đã nằm xuống nhưng nghệ thuật của ông sẽ mãi trường tồn, sẽ còn đó như một minh chứng vĩnh hằng với thời gian thay ông cất lên tiếng lòng của mình. Bọn phát xít có thể cướp đi thân xác của ông nhưng không thể giết chết tâm hồn và nghệ thuật sáng chói của ông.

Xem thêm:  Bài văn mẫu Vẻ đẹp của ngôn ngữ nghệ thuật qua đoạn Trao duyên

– “Giọt nước mắt” chính là sự tiếc thương, “vầng trăng” là sự gửi gắm niềm tin nghệ thuật.

– Lorca đã mất “đường chỉ tay đã đứt”: đường chỉ tay hay chính là đường sinh mệnh cuộc đời của chàng đã đứt, chàng giã từ cuộc đời ngắn ngủi, hữu hạn để đến với thế giới vô hạn trên chính “chiếc ghi ta” làm cầu nối.

– “Ném lá bùa”, “ném trái tim”: đó là sự giải thoát của Lorca sau khi chết. Ông ý thức được “cái chết” của mình là để nghệ thuật được tái sinh mãnh liệt hơn, để thế hệ sau tiếp nối sự cách tân ấy.

– “Li la li la …”: tiếng ghi ta bất tử ấy cứ vang lên như khúc nhạc tiễn đưa người nghệ sĩ đầy tâm huyết một thời ghi dấu bên tiếng đàn. Hay cũng có thể hiểu đó chính là vòng hoa tử đinh hương để viếng linh hồn Lorca.

Xem Thêm:

Soạn bài Vào Phủ Chúa Trịnh

Soạn bài thơ Đất Nước

III. Tổng kết phân tích Đàn ghi ta của Lorca

1. Gía trị nội dung

Đàn ghi ta của Lorca thể hiện sự xót thương sâu sắc trước cái chết bi thảm của người nghệ sĩ tài ba Lorca và sự mong ước một nền nghệ thuật cách tân của Thanh Thảo.

2. Giá trị nghệ thuật

– Thể thơ tự do.

– Kết hợp giữa yếu tố thơ ca và âm nhạc.

– Hình ảnh mô tả độc đáo, phóng túng, đậm chất tượng trưng siêu thực.

Phân tích Đàn ghi ta của Lorca để lại cho chúng ta những nghĩ suy nhất định về sức mạnh của thơ ca trong thời kỳ chiến tranh dù là ở quốc gia nào đi chăng nữa. Thơ ca sẽ là vũ khí lợi hại trên mặt trận tư tưởng, cất lên tiếng nói tự do sát cánh cùng dân tộc.

Để tham khảo nhiều bài phân tích thơ ý nghĩa như trên hơn nữa, hãy tải ngay app học tập Kiến Guru để học tốt hơn nhé!

Rate this post

KevinNguyen

Kevin Nguyễn - Người quản trị nội dung web là một chuyên gia sáng tạo và chuyên nghiệp trong việc quản lý, phát triển và duy trì nội dung website. Với khả năng phân tích và đánh giá thông tin chính xác, anh/chị đảm bảo cung cấp thông tin hữu ích và đáng tin cậy cho cộng đồng.