Dẫn độ là gì? Trường hợp bị dẫn độ và không bị dẫn độ tội phạm?

Chào mừng bạn đến với pgdgiolinhqt.edu.vn trong bài viết về Dan do la gi truong hop nao duoc dan do chúng tôi sẽ chia sẻ kinh nghiệm chuyên sâu của mình cung cấp kiến thức chuyên sâu dành cho bạn.

Trong pháp luật về tương trợ tư pháp, chúng ta thường nhắc đến dẫn độ. Đây vốn dĩ là một trong những chế định cổ điển của luật quốc tế.

1. Dẫn độ là gì?

Hiện nay, Việt Nam chưa có văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh riêng vấn đề dẫn độ tội phạm. Tuy nhiên, khái niệm dẫn độ đã được đề cập tại một số từ điển pháp luật, khoa học và văn bản quy phạm pháp luật.

Dẫn độ là việc một hành vi vi phạm pháp luật đưa ra xét xử trong đó chủ thể có quyền lực pháp lý hay còn gọi là quyền tài phán sẽ đưa ra yêu cầu người bị buộc tội hoặc bị kết án phạm tội ở một khu vực tài phán khác, cho cơ quan thực thi pháp luật của họ thực hiện truy cứu trách nhiệm hoặc áp dụng thi hành án với người phạm tội.

– Trong văn bản quy phạm pháp luật hiện hành, khái niệm dẫn độ lần đầu tiên được quy định trong Điều 2 khoản 7 Luật Quốc tịch Việt Nam, theo đó “Dẫn độ là việc một nước chuyển giao cho nước khác người có hành vi phạm tội hoặc người bị kết án hình sự mà bản án đã có hiệu lực pháp luật đang có mặt trên lãnh thổ của nước mình để nước được chuyển giao truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc thi hành hình phạt đối với người đó”.

– Theo quy định tại khoản 1 Điều 32 Luật tương trợ tư pháp Việt Nam năm 2007 thì “ Dẫn độ là việc một nước chuyển giao cho nước khác người có hành vi phạm tội hoặc người bị kết án hình sự đang có mặt trên lãnh thổ nước mình”.

Trong Công ước Liên hợp quốc về tội phạm có tổ chức quyên Quốc gia, quy định về dẫn độ cụ thể nhất tại điều 16 của công ước này, theo đó:

“1. Điều này sẽ áp dụng đối với các hành vi phạm tội được Công ước này điều chỉnh hoặc trong những trường hợp khi một hành vi phạm tội được đề cập đến trong Điều 2 khoản 1 (a) hoặc (b) có liên quan đến một nhóm tội phạm có tổ chức và người là đối tượng của yêu cầu dẫn độ đang sống ở Quốc gia thành viên được yêu cầu, với điều kiện là hành vi phạm tội dẫn đến việc dẫn độ đáng bị trừng phạt theo pháp luật trong nước của cả quốc gia yêu cầu lẫn quốc gia được yêu cầu.

17. Các Quốc gia thành viên sẽ cố gắng ký kết các hiệp định hoặc thoả thuận song phương hoặc đa phương để thực hiện hoặc tăng cường mức độ hiệu quả của việc dẫn độ”.

Dẫn độ là một hành vi trong đó chủ thể có quyền lực pháp lý (quyền tài phán) đưa ra yêu cầu một người bị buộc tội hoặc bị kết án phạm tội ở một khu vực tài phán khác, cho cơ quan thực thi pháp luật của họ thực hiện. Đó là một quá trình thực thi pháp luật hợp tác giữa hai khu vực pháp lý và phụ thuộc vào các thỏa thuận được thực hiện giữa các khu vực này. Bên cạnh các khía cạnh pháp lý của quy trình, dẫn độ cũng liên quan đến việc chuyển giao quyền nuôi con của người bị dẫn độ đến cơ quan pháp lý của cơ quan tài phán yêu cầu.

Thông qua quá trình dẫn độ, một quyền tài phán có chủ quyền thường đưa ra yêu cầu chính thức đối với quyền tài phán có chủ quyền khác (“quốc gia được yêu cầu”). Nếu người chạy trốn được tìm thấy trong lãnh thổ của quốc gia được yêu cầu, thì quốc gia được yêu cầu có thể bắt giữ kẻ chạy trốn và khiến anh ta hoặc cô ta phải chịu quá trình dẫn độ. Các thủ tục dẫn độ mà người chạy trốn sẽ phải chịu tùy thuộc vào luật pháp và thực tiễn của nhà nước được yêu cầu.

Xem thêm:  HNI là gì? VM HNI, Vinmart HNI là gì?

Xem thêm: Dẫn độ tội phạm là gì? Đặc điểm, nguyên tắc và đối tượng?

2. Nguyên tắc trong dẫn độ tội phạm:

Điều 4 Luật Tương trợ tư pháp Việt Nam 2007 quy định 2 nguyên tắc sau:

Xem thêm: Người Việt Nam phạm tội ở nước ngoài thì bị xử lý như thế nào?

3. Những trường hợp bị dẫn độ tội phạm:

Dẫn độ áp dụng cho 2 đối tượng: có hành vi phạm tội nhưng chưa bị kết án và người đã bị kết án hình sự.

Theo quy định của Pháp luật Việt Nam thì những trường hợp sau bị áp dụng dẫn độ:

– Người có thể bị dẫn độ là người có hành vi phạm tội mà Bộ luật hình sự Việt Nam và pháp luật hình sự của quốc gia yêu cầu quy định hình phạt tù có thời hạn từ một năm trở lên, tù chung thân hoặc tử hình hoặc đã bị Tòa án của quốc gia đó yêu cầu xử phạt tù mà thời hạn chấp hành hình phạt tù còn lại ít nhất sáu tháng.

– Hành vi phạm tội của người phạm tội được quy định như trường hợp ở trên, không nhất thiết phải thuộc cùng một nhóm tội hoặc cùng một tội danh phạm tội, các yếu tố cấu thành tội phạm không nhất thiết phải giống nhau theo quy định của pháp luật Việt Nam và pháp luật của nước yêu cầu.

– Trường hợp hành vi phạm tội của người phạm tội giống như trường hợp đầu tiên và xảy ra ngoài lãnh thổ của nước yêu cầu thì việc dẫn độ người phạm tội có thể được thực hiện nếu theo quy định của Bộ luật hình sự Việt Nam hành vi đó là hành vi phạm tội.

– Người phạm tội bị dẫn độ về Việt Nam không bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc dẫn độ cho nước thứ ba về hành vi mà người đó đã thực hiện ở nước ngoài trước khi bị dẫn độ về Việt Nam nhưng không đủ yếu tố, cơ sở để cấu thành tội phạm theo quy định của pháp luật Việt Nam và không được nêu trong yêu cầu dẫn độ của Việt Nam hoặc của nước thứ ba.

– Trường hợp Việt Nam là quốc gia được yêu cầu dẫn độ thì việc dẫn độ chỉ được thực hiện khi quốc gia yêu cầu dẫn độ cam kết không truy cứu trách nhiệm hình sự với người bị dẫn độ về hành vi phạm tội khác ngoài hành vi phạm tội đã được nêu trong yêu cầu dẫn độ, không dẫn độ người đó cho nước thứ ba, Ngoại trừ đối với trường hợp được sự đồng ý, chấp thuận bằng văn bản của Việt Nam.

Xem thêm: Dẫn độ tội phạm để truy cứu trách nhiệm hình sự

4. Những trường hợp bị từ chối dẫn độ tội phạm:

Theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài, cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam có trách nhiệm xem xét để truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc cho thi hành bản án, quyết định hình sự của Tòa án nước ngoài đối với công dân Việt Nam bị từ chối dẫn độ.

Điều 499, Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 quy định về trình tự, thủ tục xem xét, xử lý yêu cầu truy cứu trách nhiệm hình sự đối với công dân Việt Nam bị từ chối dẫn độ:

1. Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày ra quyết định từ chối dẫn độ công dân Việt Nam theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài, Tòa án đã ra quyết định từ chối dẫn độ chuyển hồ sơ và các tài liệu kèm theo của nước ngoài đến Viện kiểm sát nhân dân tối cao để xem xét việc truy cứu trách nhiệm hình sự.

2. Viện kiểm sát nhân dân tối cao xem xét, xử lý yêu cầu của nước ngoài về truy cứu trách nhiệm hình sự công dân Việt Nam bị từ chối dẫn độ theo quy định của luật.

Xem thêm:  Tại sao nước ta công nghiệp hóa phải gắn liền với hiện đại hóa?

3. Việc khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử đối với người bị yêu cầu truy cứu trách nhiệm hình sự được tiến hành theo quy định của Bộ luật này.

4. Cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam có thể yêu cầu cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài cung cấp, bổ sung chứng cứ, tài liệu, đồ vật để bảo đảm việc điều tra, truy tố, xét xử có căn cứ, đúng pháp luật.

Điều kiện cho thi hành bản án, quyết định hình sự của Tòa án nước ngoài đối với công dân Việt Nam bị từ chối dẫn độ

Bản án, quyết định hình sự của Tòa án nước ngoài đối với công dân Việt Nam bị từ chối dẫn độ có thể được thi hành tại Việt Nam khi có đủ các điều kiện:

1. Có văn bản yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài về việc thi hành bản án, quyết định hình sự của Tòa án nước ngoài đối với công dân Việt Nam bị từ chối dẫn độ;

2. Hành vi phạm tội mà công dân Việt Nam bị kết án ở nước ngoài cũng cấu thành tội phạm theo quy định của Bộ luật hình sự nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;

3. Bản án, quyết định hình sự của Tòa án nước ngoài đối với công dân Việt Nam đã có hiệu lực pháp luật và không còn thủ tục tố tụng nào đối với người đó.

Trình tự, thủ tục xem xét yêu cầu thi hành bản án, quyết định hình sự của Tòa án nước ngoài đối với công dân Việt Nam bị từ chối dẫn độ

1. Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài về việc thi hành bản án, quyết định hình sự của Tòa án nước ngoài đối với công dân Việt Nam bị từ chối dẫn độ, Tòa án nhân dân cấp tỉnh đã ra quyết định từ chối dẫn độ xem xét yêu cầu của nước ngoài.

2. Tòa án có thẩm quyền mở phiên họp bằng Hội đồng gồm ba Thẩm phán để xem xét yêu cầu thi hành bản án, quyết định hình sự của Tòa án nước ngoài đối với công dân Việt Nam bị từ chối dẫn độ. Phiên họp phải có mặt của Kiểm sát viên Viện kiểm sát cùng cấp, người bị yêu cầu thi hành bản án, quyết định hình sự của Tòa án nước ngoài, luật sư hoặc người đại diện của họ (nếu có).

3. Sau khi khai mạc phiên họp, một thành viên của Hội đồng trình bày những vấn đề liên quan đến yêu cầu thi hành bản án, quyết định hình sự của Tòa án nước ngoài đối với công dân Việt Nam và nêu ý kiến về cơ sở pháp lý của việc cho thi hành bản án, quyết định hình sự của Tòa án nước ngoài đối với công dân Việt Nam tại Việt Nam.

Kiểm sát viên phát biểu quan điểm của Viện kiểm sát về việc cho thi hành bản án, quyết định hình sự của Tòa án nước ngoài đối với công dân Việt Nam tại Việt Nam.

Người bị yêu cầu thi hành bản án, quyết định hình sự của Tòa án nước ngoài, luật sư, người đại diện của người này trình bày ý kiến (nếu có).

Hội đồng thảo luận và quyết định theo đa số việc cho thi hành hoặc không cho thi hành bản án, quyết định hình sự của Tòa án nước ngoài đối với người bị yêu cầu.

4. Quyết định cho thi hành bản án, quyết định hình sự của Tòa án nước ngoài đối với công dân Việt Nam tại Việt Nam phải ghi rõ thời hạn mà người đó phải thi hành án phạt tù tại Việt Nam trên cơ sở xem xét, quyết định:

a) Trường hợp thời hạn của hình phạt do nước ngoài đã tuyên phù hợp với pháp luật Việt Nam thì thời hạn phải thi hành án tại Việt Nam được quyết định tương ứng với thời hạn đó;

Xem thêm:  Tại sao ĐÀN ÔNG MUỐN CÓ CON với người tình - Bí mật đằng sau!!

b) Trường hợp tính chất hoặc thời hạn của hình phạt do Tòa án nước ngoài đã tuyên không phù hợp pháp luật Việt Nam thì quyết định chuyển đổi hình phạt cho phù hợp với pháp luật Việt Nam nhưng không được dài hơn hình phạt đã tuyên của Tòa án nước ngoài.

5. Chậm nhất là 10 ngày kể từ ngày ra quyết định cho thi hành hoặc không cho thi hành bản án, quyết định hình sự của Tòa án nước ngoài, Tòa án nhân dân cấp tỉnh gửi quyết định cho người bị yêu cầu thi hành, Viện kiểm sát nhân dân cùng cấp, Bộ Công an để thực hiện.

Người bị yêu cầu thi hành bản án, quyết định hình sự của Tòa án nước ngoài có quyền kháng cáo, Viện kiểm sát nhân dân cùng cấp có quyền kháng nghị trong thời hạn 15 ngày, Viện kiểm sát nhân dân cấp cao có quyền kháng nghị trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày Tòa án nhân dân cấp tỉnh ra quyết định.

Tòa án nhân dân cấp tỉnh phải gửi hồ sơ và kháng cáo, kháng nghị cho Tòa án nhân dân cấp cao trong thời hạn 07 ngày kể từ ngày hết thời hạn kháng cáo, kháng nghị.

6. Trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ xem xét yêu cầu thi hành bản án, quyết định hình sự của Tòa án nước ngoài có kháng cáo, kháng nghị, Tòa án nhân dân cấp cao mở phiên họp xem xét quyết định của Tòa án nhân dân cấp tỉnh bị kháng cáo, kháng nghị.

Thủ tục xem xét kháng cáo, kháng nghị đối với quyết định của Tòa án nhân dân cấp tỉnh được thực hiện theo quy định tại Điều này.

7. Quyết định thi hành bản án, quyết định hình sự của Tòa án nước ngoài đối với công dân Việt Nam tại Việt Nam có hiệu lực pháp luật gồm:

a) Quyết định của Tòa án nhân dân cấp tỉnh không bị kháng cáo, kháng nghị;

b) Quyết định của Tòa án nhân dân cấp cao.

8. Trình tự, thủ tục thi hành quyết định thi hành bản án, quyết định của Tòa án nước ngoài đối với công dân Việt Nam tại Việt Nam được thực hiện theo quy định Bộ luật này và Luật thi hành án hình sự.

9. Khi nhận được thông báo về quyết định đặc xá, đại xá hoặc miễn, giảm hình phạt của nước ngoài đối với công dân Việt Nam phạm tội ở nước ngoài bị Việt Nam từ chối dẫn độ và người đó đang thi hành án tại Việt Nam thì Bộ Công an gửi ngay thông báo đó cho Tòa án, Viện kiểm sát có thẩm quyền xem xét, quyết định.

Các quy định về dẫn độ tội phạm trong pháp luật Việt Nam được quy định trong Luật Tương trợ tư pháp 2007 nhưng chưa được ghi nhận trong một văn bản pháp luật riêng biệt. Trong tương lai, Việt Nam cần phải xây dựng Luật Dẫn độ, trên cơ sở đó, các vấn đề cơ bản về thẩm quyền, trình tự, thủ tục thực hiện hoạt động dẫn độ tội phạm được quy định rõ ràng, cụ thể hơn, bao gồm cả các quy định liên quan đến việc xây dựng các yêu cầu dẫn độ từ Việt Nam chứ không chỉ gồm các quy định về việc các quốc gia khác gửi yêu cầu dẫn độ tới Việt Nam như trong Luật Tương trợ tư pháp 2007 ghi nhận.

Việc hoàn thiện hệ thống pháp luật của Việt Nam sẽ tạo điều kiện tốt hơn nữa để nhà nước đảm bảo việc quản lý các quan hệ xã hội trong phạm vi lãnh thổ quốc gia. Đồng thời còn là công cụ pháp lý hiệu quả điều chỉnh hoạt động hợp tác giữa Việt Nam với các quốc gia khác trong quá trình đấu tranh phòng tội phạm.

Rate this post

KevinNguyen

Kevin Nguyễn - Người quản trị nội dung web là một chuyên gia sáng tạo và chuyên nghiệp trong việc quản lý, phát triển và duy trì nội dung website. Với khả năng phân tích và đánh giá thông tin chính xác, anh/chị đảm bảo cung cấp thông tin hữu ích và đáng tin cậy cho cộng đồng.