Chế độ công xã nông thôn trong lịch sử Ấn Độ cổ đại – LichSu.Org

Chào mừng bạn đến với pgdgiolinhqt.edu.vn trong bài viết về Công xã nông thôn là gì chúng tôi sẽ chia sẻ kinh nghiệm chuyên sâu của mình cung cấp kiến thức chuyên sâu dành cho bạn.

Đặc trưng của chế độ công xã nông thôn Ấn Độ cổ đại

Chế độ công xã nông thôn trong lịch sử Ấn Độ cổ đại được duy trì được một cách bền vững, lâu dài, cản trở sự phát triển của chế độ tư hữu về ruộng đất.

Đặc điểm quan trọng trong lịch sử phát triển của xã hội Ấn Độ cổ đại là sự phát triển chưa thành thục của những quan hệ chiếm hữu nô lệ. Nguyên nhân chủ yếu làm trở ngại cho sự phát triển của những quan hệ chiếm hữu nô lệ đó là tính chất kiên cố của tổ chức công xã nông thôn Ấn Độ, một hình thái tổ chức kinh tế, xã hội cơ bản của những người dân tự do.

Quá trình sản xuất trong xã hội Ấn Độ cổ đại cũng có những nét đặc biệt. Hoàn cảnh thiên nhiên khó khăn và trình độ phát triển thấp kém của kỹ thuật canh tác khiến cho người ta phải thường xuyên tập hợp sức lực của rất nhiều người lại mới có thể tiến hành công việc sản xuất có kết quả. Cho nên việc sử dụng lao động của đa số thành viên công xã là điều rất cần thiết và thường xuyên phải làm. Tình hình đó khiến cho công xã nông thôn Ấn Độ được duy trì một cách dai dẳng.

Tuy nhiên, công xã nông thôn xét về hình thái tổ chức có sự khác nhau tùy theo từng vùng. Ở những vùng lạc hậu nhất, quan hệ chiếm hữu nô lệ phát triển còn yếu ớt, tư liệu sản xuất (chủ yếu là ruộng đất) vẫn còn thuộc quyền sở hữu của công xã, mọi thành viên đều lao động chung và được chia đều mọi sản phẩm lao động. Trong những vương quốc chiếm hữu nô lệ tương đối phát triển hơn, ruộng đất và những nguồn nước, những công trình thủy lợi vẫn còn thuộc quyền sở hữu chung của công xã – sở hữu tập thể về các tư liệu sản xuất chính vẫn là một trong những nguyên tắc cơ bản của chế độ công xã, nhưng việc canh tác tập thể và việc chia đều sản phẩm lao động thì không còn nữa. Trong nhiều trường hợp, ruộng đất hàng năm được chia lại cho các gia đình nông dân tự do công xã để sử dụng cày cấy và hưởng thụ hoa lợi riêng, còn đồng cỏ, bãi chăn nuôi và đất hoang, đầm hồ thì vẫn sử dụng chung.

Xem thêm:  Df Là Gì Trong Kpop Cần Phải Biết Top 25 Thuật Ngữ Phổ Biến, Bỏ

Một đặc trưng khác của chế độ công xã nông thôn ở Ấn Độ là sự kết hợp chặt chẽ giữa nông nghiệp và thủ công nghiệp gia đình làm cho công xã biến thành một đơn vị kinh tế độc lập. Hầu hết sản phầm làm ra đều nhằm phục vụ trực tiếp cho việc tiêu dùng của công xã, mà không đem đi bán. Mỗi một công xã đều có khả năng tự túc về đại bộ phận các tư liệu tiêu dùng, lương thực cũng như sản phẩm thủ công, do đó liên hệ rất ít với công xã khác hoặc với các thành thị. Điều này làm cho những quan hệ hàng hóa, tiền tệ phát triển rất chậm chạp trong nước.

Công xã nông thôn Ấn Độ không phải chỉ là một đơn vị kinh tế độc lập, mà còn là một đơn vị tổ chức xã hội, một đơn vị hành chính có nhiều quyền tự trị. Nhà nước hầu như không hề can thiệp vào công việc nội bộ của công xã, mà công xã cũng không hề quan tâm gì đến vận mệnh của nhà nước.

Trong công xã, có cơ quan hành chính của công xã, có nơi thì do công xã bầu ra, có nơi thì những chức vụ hành chính do ông cha truyền lại cho con cháu. Mọi nghĩa vụ đối với nhà nước như thuế má, sưu dịch,… đều bỏ vào công xã nói chung chứ không bổ vào đầu cá nhân mỗi thành viên công xã. Tình hình đó cũng làm cho tổ chức công xã nông thôn Ấn Độ duy trì được một cách bền vững, lâu dài.

Xem thêm:  ĐÁ ONYX LÀ GÌ, TÁC DỤNG VÀ Ý NGHĨA ĐÁ ONYX NÊN BIẾT

Tuy vậy, công xã nông thôn tồn tại trong điều kiện của xã hội Ấn Độ cổ đại không thể không chịu ảnh hưởng của những quan hệ chiếm hữu nô lệ, cho nên công xã đôi khi cũng chiếm làm của sở hữu chung khá nhiều nô lệ để dùng trong các công việc nặng nhọc như sửa chữa đê điều, đào kênh, vét ngòi,… Những thợ thủ công mà công xã nuôi để sản xuất những đồ dùng thủ công cho công xã, đa số đều là nô lệ.

Tính chất kiên cố của các tổ chức công xã nông thôn Ấn Độ là nguyên nhân chính làm trở ngại cho sự phát triển mạnh mẽ của những quan hệ chiếm hữu nô lệ ở Ấn Độ. Ngoài ra, sự tồn tại của công xã nông thôn còn ngăn cản sự phát triển của chế độ tư hữu về ruộng đất, là tư liệu sản xuất chủ yếu. Cho nên trong suốt cả thời đại chế độ chiếm hữu nô lệ ở Ấn Độ, quyền sở hữu tối cao của nhà nước về ruộng đất là hình thức sở hữu ruộng đất chiếm địa vị chủ đạo. Hình thức sở hữu ruộng đất đó tạo điều kiện cho giai cấp quý tốc chủ nô lợi dụng bộ máy nhà nước bóc lột nô lệ một cách tàn khốc, đồng thời cướp đoạt trắng trợn bằng chế độ thuế khóa và sưu dịch sức người và sức của của người dân tự do Ấn Độ thời cổ đại.

Xem thêm:  NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT VỀ TIÊU CHUẨN CƠ SỞ VÀ CÔNG BỐ

Chế độ công xã nông thôn trong lịch sử Ấn Độ cổ đại– LichSu.Org –

Lịch sử Ấn Độ cổ đại
Lịch sử Ấn Độ cổ đại

Khám phá lịch sử Ấn Độ cổ đại

Ấn Độ là một nước đất rộng, người đông với những thành phần chủng tộc và ngôn ngữ phức tạp. Đây cũng là nơi khởi nguồn của 4 tôn giáo lớn trên thế giới, bao gồm: Ấn Độ giáo, Phật giáo, Jaina giáo và Sikh giáo.

Việc nghiên cứu lịch sử Ấn Độ cổ đại sẽ cho chúng ta cái nhìn toàn cảnh về nơi khởi nguồn của nền văn minh lưu vực sông Ấn cổ đại cùng với sự xuất hiện của những Đế quốc cường thịnh và các tuyến đường mậu dịch thông thương quốc tế.

Rate this post

KevinNguyen

Kevin Nguyễn - Người quản trị nội dung web là một chuyên gia sáng tạo và chuyên nghiệp trong việc quản lý, phát triển và duy trì nội dung website. Với khả năng phân tích và đánh giá thông tin chính xác, anh/chị đảm bảo cung cấp thông tin hữu ích và đáng tin cậy cho cộng đồng.