Công ty là gì? Công ty và doanh nghiệp có phải là một không?

Chào mừng bạn đến với pgdgiolinhqt.edu.vn trong bài viết về Cong ty la gi chúng tôi sẽ chia sẻ kinh nghiệm chuyên sâu của mình cung cấp kiến thức chuyên sâu dành cho bạn.

Hiện nay, nhu cầu thành lập công ty để phát triển kinh doanh ngày càng tăng và các thủ tục hành chính đã được đơn giản hóa. Tuy nhiên, khi tự mình thành lập công ty, các chủ doanh nghiệp cũng sẽ cần bỏ ra một thời gian không nhỏ để tìm hiểu các thủ tục, giấy tờ cùng các quy định của pháp luật. Đôi khi không nắm rõ các quy định của pháp luật sẽ gây không ít khó khăn trong quá trình hoàn thiện các thủ tục pháp lý trước khi tiến hành hoạt động kinh doanh.

Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài trực tuyến 24/7: 1900.6568

1. Công ty là gì?

Một số khái niệm mà khi nghiên cứu khoa học pháp lý một số Quốc gia cho thấy:Theo Pháp “Công ty là một hợp đồng thông qua đó hai hay nhiều người thỏa thuận với nhau sử dụng tài sản hay khả năng của mình vào một hoạt động chung nhằm chia lợi nhuận thu được qua hoạt động đó”.

Theo luật của bang Georgia – Mỹ “Công ty là một pháp nhân được tạo ra bởi luật định nhằm một mục đích chung nào đó nhưng có thời hạn về thời gian tồn tại, về quyền hạn, về nghĩa vụ và các hoạt động được ấn định trong điều lệ”.

Theo luật của bang Lousiana – Mỹ “Công ty là một thực thể được tạo ra bởi luật định bao gồm một hoặc nhiều cá thể dưới một tên chung. Những thành viên có thể kế nghiệp lẫn nhau, vì thế công ty là một khối thống nhất. Tuy nhiên sự thay đổi của những các thể trong công ty cho một mục đích cụ thể nào đó được xem xét như một con người cụ thể”.

Chúng ta có thể hiểu công ty là sự liên kết của hai hay nhiều người (cá nhân hay pháp nhân) bằng một sự kiện pháp lí trong đó các bên thoả thuận với nhau sử dụng tài sản hay khả năng của họ nhằm tiến hành các hoạt động để đạt mục tiêu chung.

Công ty là loại hình doanh nghiệp có ít nhất từ hai thành viên trở lên, trong đó các thành viên cùng chia lợi nhuận, cùng chịu lỗ tương ứng với phần góp vốn và chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công ty trong phần vốn của mình góp vào công ty. Có 2 loại công ty: Công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty cổ phần.

Công ty tiếng Anh là Company.

Một số cụm từ liên quan đến công ty trong tiếng anh như sau:

The board of directors: Ban giám đốc, Hội đồng quản trị.

Director: Giám đốc.

Executive: Giám đốc điều hành, nhân viên chủ quản.

Managing director (UK): Giám đốc cấp cao (đứng sau Chủ tịch) chịu trách nhiệm phương hướng hoạt động hàng ngày của công ty.

President/ Chairman: Chủ tịch

Vice president: Phó chủ tịch

Section manager/ Head of Division: Trưởng Bộ phận

Personnel manager: trưởng phòng nhân sự

Finance manager: trưởng phòng tài chính

Xem thêm:  TOP 4 Bản đăng ký thi đua của Chi bộ năm 2023 - Download.vn

Accounting manager: trưởng phòng kế toán

Production manager: trưởng phòng sản xuất

Marketing manager: trưởng phòng marketing

Trade-union/ labor union: công đoàn.

CEO (chief executive officer): tổng giám đốc.

Deputy/ vice director: phó giám đốc.

Chief marketing officer (CMO): giám đốc marketing.

Chief production officer (CPO): giám đốc sản xuất.

Chief financial officer (CFO): giám đốc tài chính.

Chief information officer (CIO): giám đốc công nghệ thông tin.

Chief customer officer (CCO): giám đốc kinh doanh.

Chief human resources officer (CHRO): giám đốc nhân sự.

2. Những vấn đề pháp lý cần lưu ý khi thành lập công ty:

*) Điều kiện về tên công ty.

– Tên tiếng Việt của doanh nghiệp bao gồm hai thành tố theo thứ tự sau đây: Loại hình doanh nghiệp + Tên riêng.

– Loại hình doanh nghiệp được viết là “công ty trách nhiệm hữu hạn” hoặc “công ty TNHH” đối với công ty trách nhiệm hữu hạn; được viết là “công ty cổ phần” hoặc “công ty CP” đối với công ty cổ phần; được viết là “công ty hợp danh” hoặc “công ty HD” đối với công ty hợp danh; được viết là “doanh nghiệp tư nhân”, “DNTN” hoặc “doanh nghiệp TN” đối với doanh nghiệp tư nhân.

– Tên riêng được viết bằng các chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt, các chữ F, J, Z, W, chữ số và ký hiệu.

– Tên doanh nghiệp phải được gắn tại trụ sở chính, chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp. Tên doanh nghiệp phải được in hoặc viết trên các giấy tờ giao dịch, hồ sơ tài liệu và ấn phẩm do doanh nghiệp phát hành.

*) Trụ sở của doanh nghiệp.

Trụ sở chính của doanh nghiệp đặt trên lãnh thổ Việt Nam, là địa chỉ liên lạc của doanh nghiệp và được xác định theo địa giới đơn vị hành chính; có số điện thoại, số fax và thư điện tử (nếu có).

*) Về mức vốn điều lệ: Không có quy định số vốn tối thiểu (ngoại trừ những ngành nghê yêu cầu có vốn pháp định) hoặc tối đa. Số vốn này do doanh nghiệp tự đăng ký và không cần phải chứng minh bằng tiền mặt, tài khoản hay bất cứ hình thức nào khác.

Tuy nhiên, doanh nghiệp cần xem xét cho phù hợp với nhu cầu kinh doanh vì thủ tục giảm vốn điều lệ tương đối phức tạp và vốn điều lệ cũng liên quan đến mức thuế môn bài hằng năm.

*) Thành viên góp vốn, cổ đông sáng lập: nêu rõ tỷ lệ góp vốn kèm theo giấy tờ chứng thực cá nhân như: chứng minh nhân dân, căn cước công dân hoặc hộ chiếu còn hiệu lực. Trường hợp thành viên góp vốn, cổ đông sáng lập là tổ chức cần : Quyết định thành lập, Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc tài liệu tương đương khác của tổ chức và văn bản ủy quyền; Thẻ căn cước công dân, Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của người đại diện theo ủy quyền của thành viên là tổ chức.

*) Người đại diện theo pháp luật: thông tin cá nhân kèm theo chức danh (giám đốc/ tổng giám đốc, chủ tịch công ty, chủ tịch HĐQT). Trường hợp người đại diện theo pháp luật là người được doanh nghiệp thuê thì cần cung cấp thêm hợp đồng lao động và quyết định bổ nhiệm.

Xem thêm:  Mẫu biên bản họp của thân nhân hưởng chế độ tử tuất mới nhất

*) Ngành nghề đăng ký kinh doanh: Doanh nghiệp có thể tham khảo tra cứu và lựa chọn ngành nghề kinh doanh cho phù hợp, lưu ý một số ngành nghề kinh doanh có điều kiện.

3. Công ty và doanh nghiệp có phải là một không?

Hiện nay, rất nhiều người lầm tưởng rằng hai thuật ngữ công ty và doanh nghiệp là một. Công ty và doanh nghiệp có một vài điểm giống nhau. Tuy nhiên, đứng trên một số phương diện nhất định, chúng ta sẽ thấy rõ một vài điểm khác biệt giữa công ty và doanh nghiệp.

Doanh nghiệp là tổ chức kinh tế có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch ổn định, được đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật nhằm mục đích thực hiện các hoạt động kinh doanh.

Nói đến doanh nghiệp là nói đến tập hợp những công ty có đặc điểm chung như: Doanh nghiệp Tư nhân, Doanh nghiệp Nhà nước,…

Doanh nghiệp gồm 5 hình thức sau đây:

  • Công ty Trách nhiệm hữu hạn: bao gồm 2 loại hình công ty trách nhiệm hữu hạn, đó là công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên và công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên. Công ty trách nhiệm hữu hạn2 thành viên có số lượng thành viên bị hạn chế không vượt quá 50 người. Công ty trách nhiệm hữu hạn 1 thành viên không được quyền phát hành cổ phiếu nên dẫn đến khả năng huy động vốn bị hạn chế. Mức độ chịu trách nhiệm của loại hình doanh nghiệp này là hữu hạn, thành viên trong công ty trách nhiệm hữu hạn chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp chỉ trong phạm vi số vốn đã góp, các tài sản cá nhân sẽ không ảnh hưởng khi công ty phá sản hay gặp rủi ro pháp lý khác.
  • Hộ kinh doanh: Do một cá nhân hoặc một nhóm người là các công dân Việt Nam đủ 18 tuổi, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, hoặc một hộ gia đình làm chủ. Chỉ được đăng ký kinh doanh tại một địa điểm. Sử dụng dưới 10 lao động. Chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với hoạt động kinh doanh. Đối với hộ kinh doanh có sử dụng từ 10 lao động trở lên thì phải đăng ký thành lập doanh nghiệp.
  • Công ty Cổ phần: số thành viên ít nhất là 3 cổ đông sáng lập, không giới hạn tối đa, được quyền phát hành cổ phần. Vốn điều lệ được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần. Cổ đông có thể là tổ chức, cá nhân; số lượng cổ đông tối thiểu là 03 và không hạn chế số lượng tối đa. Cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp. Cổ đông có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho người khác, trừ trường hợp quy định pháp luật. Công ty cổ phần có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Công ty cổ phần có quyền phát hành cổ phần các loại để huy động vốn.
  • Công ty Hợp danh: Phải có ít nhất 02 thành viên là chủ sở hữu chung của công ty, cùng nhau kinh doanh dưới một tên chung (thành viên hợp danh), và buộc phải là cá nhân. Ngoài các thành viên hợp danh, công ty có thể có thêm thành viên góp vốn. Công ty hợp danh không được quyền phát hành cổ phần. Thành viên hợp danh phải là cá nhân, chịu trách nhiệm bằng toàn bộ của mình về các nghĩa vụ của công ty. Thành viên góp vốn chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công ty trong phạm vi số vốn đã góp vào công ty.
  • Doanh nghiệp tư nhân: Doanh nghiệp tư nhân là doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp. Mỗi cá nhân chỉ được lập duy nhất một doanh nghiệp tư nhân. Chủ sở hữu duy nhất của doanh nghiệp tư nhân là một cá nhân. Chủ doanh nghiệp tư nhân là đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp. Chủ doanh nghiệp tư nhân có toàn quyền quyết định đối với tất cả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp đồng thời có toàn quyền quyết định việc sử dụng lợi nhuận sau khi đã nộp thuế và thực hiện các nghĩa vụ tài chính khác theo quy định của pháp luật. Chủ doanh nghiệp tư nhân có thể thuê người khác làm giám đốc để quản lý, điều hành hoạt động kinh doanh. Doanh nghiệp tư nhân không có điều lệ công ty.
Xem thêm:  Thủ tục đăng ký chuyển giao công nghệ theo quy định

Còn công ty chỉ là một tập hợp con của doanh nghiệp, với các đặc điểm cơ bản sau đây:

  • Là một pháp nhân.
  • Tách biệt và là chủ thể pháp lý độc lập với chủ sở hữu.
  • Chủ sở hữu với công ty chỉ có trách nhiệm hữu hạn
  • Cổ phần hay phần vốn góp trong công ty là chuyển nhượng được.
  • Mô hình quản lý tập trung và thống nhất.

Như vậy, trong 5 loại hình doanh nghiệp, chỉ có công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty Cổ phần là được gọi là công ty.

Còn hộ kinh doanh, doanh nghiệp tư vấn và công ty hợp danh không phải là công ty.

Như vậy có thể khẳng định rằng, chúng ta chỉ nên dùng từ doanh nghiệp khi muốn chỉ chung chung tất cả các công ty còn nói đến công ty là nhắc tới công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty cổ phần.

Kết luận: Công ty là một trong những phát minh thể chế quan trọng nhất của loài người. Được phát triển sau hàng trăm năm với vô số định dạng và biến thể khác nhau, công ty trở thành một trong những thể chế tổ chức phổ biến nhất trên thế giới và uy quyền cũng như ảnh hưởng của nó nhiều khi còn lớn hơn cả các quốc gia. Thông thường, một công ty là một hình thức tổ chức kinh doanh.

Rate this post

KevinNguyen

Kevin Nguyễn - Người quản trị nội dung web là một chuyên gia sáng tạo và chuyên nghiệp trong việc quản lý, phát triển và duy trì nội dung website. Với khả năng phân tích và đánh giá thông tin chính xác, anh/chị đảm bảo cung cấp thông tin hữu ích và đáng tin cậy cho cộng đồng.