Tổng hợp công thức sinh học lớp 12 – Kiến Guru

Chào mừng bạn đến với pgdgiolinhqt.edu.vn trong bài viết về Cong thuc mon sinh chúng tôi sẽ chia sẻ kinh nghiệm chuyên sâu của mình cung cấp kiến thức chuyên sâu dành cho bạn.

Giống như các môn học khác thì Sinh học cũng là một môn học có rất nhiều công thức để vận dụng khi giải bài tập. Bên cạnh đó, các công thức sinh học lớp 12 khá phức tạp kèm số lượng lớn buộc học sinh cần nhớ. Để có thể giải quyết được vấn đề này, chúng tôi đã tổng hợp các công thức qua bài viết dưới đây mà bạn có thể tham khảo nhằm củng cố thêm kiến thức.

1. Công thức sinh học lớp 12 – Về cấu trúc ADN

Các công thức tính liên quan đến cấu trúc của ADN cụ thể như sau:

1.1 Công thức tính số Nucleotit (nu) của ADN hoặc gen

a. Đối với mỗi mạch của gen

  • Trong cấu trúc ADN, do bổ sung nhau nên 2 mạch có số nu và chiều dài bằng nhau:

A1 + T1 + G1 + X1 = N/2

T2 + A2 + X2 + G2 = N/2

  • A và T hay G và X, không liên kết bổ sung nên không bắt buộc phải bằng nhau trong cùng một mạch. Vì vậy, số nu mỗi loại ở mạch 1 bằng số nu loại bổ sung mạch 2.

A1 = T2;

T1 = A2;

G1 = X2;

X1 = G2

b. Đối với cả 2 mạch của gen

Số nu mỗi loại của ADN là số nu loại đó ở cả 2 mạch:

A = T = A1 + A2 = T1 + T2 = A1 + T1 = A2 + T2

G = X = G1 + G2 = X1 + X2 = G1 + X1 = G2 + X2

Chiếm tỷ lệ:

%A = % T = (%A1+%A2)/2 = (%T1+%T2)/2

%G = % X= (%G1+%G2)/2 = (%X1+%X2)/2

Lưu ý: Tổng 2 loại nu khác nhóm bổ sung luôn luôn bằng 1/2 số nu của ADN. Ngược lại nếu biết:

  • Tổng 2 loại nu = N/2 thì 2 loại nu đó phải khác nhóm bổ sung.
  • Tổng 2 loại nu không bằng N/2 thì 2 loại nu đó phải cùng nhóm bổ sung.

c. Tổng số nu của ADN (N)

Ta có: N = A + T + G + X. Đồng thời, theo nguyên tắc bổ sung (NTBS) thì A = T, G = X. Vì vậy, tổng số nu của ADN là:

Xem thêm:  Cảm nhận tình yêu thiên nhiên qua Mùa xuân nho nhỏ và Sang thu

N = 2A + 2G = 2T + 2X hay N = 2(A + G).

=> A + G = 2N, %A + %G = 50%

d. Khối lượng phân tử ADN (M)

Ta có, khối lượng trung bình của một nu là 300 đvc.

=> M = N x 300

e. Chiều dài của phân tử ADN (L)

Mỗi mạch có N/2 nu bên cạnh đó, độ dài của 1 nu là 3,4 A^0 (angstron). Nên ta có công thức sinh học lớp 12 để tính chiều dài của ADN là:

L = N/2 x 3,4 => N = 2L/3,4

Đơn vị tính:

  • 1 micromet = 10^4 angstron (A^0)
  • 1 micromet = 10^3 nanomet (nm)
  • 1 mm =10^3 micrômet = 10^4 nm = 10^7 A^0

1.6 Số chu kì xoắn (C)

Có 10 cặp nu tức là 20 nu trong 1 chu kì xoắn. Nên N =C x 20

=> C = N/20; C = L/12

công thức sinh học lớp 12

Tổng hợp công thức sinh học lớp 12.

=>> Bài viết xem thêm: Tổng hợp sơ đồ tư duy sinh học 12 chương 1

1.2 Công thức tính số liên kết Hiđrô và liên kết Hóa trị Đ – P

a. Số liên kết Hidro (H)

  • A – T: Liên kết giữa 2 mạch bằng 2 liên kết hiđrô
  • G – X: Liên kết giữa 2 mạch bằng 3 liên kết hiđrô

=> Số liên kết hiđrô của gen là: H = 2A + 3G hoặc H = 2T + 3X

b. Số liên kết hoá trị (HT)

  • Trong mỗi mạch đơn của gen, 2 nu được nối với nhau bằng 1 liên kết hoá trị, 3 nu bằng 2 liên kết hoá trị,…

=> Số liên kết hoá trị nối các nu trên 1 mạch gen là: N/2 -1.

  • Số liên kết hoá trị nối các nu trên 2 mạch gen được tính bằng: 2(N/2 -1).
  • Ngoài các liên kết trên thì trong mỗi nu có 1 liên kết hoá trị gắn thành phần của H3PO4 vào thành phần đường. Do đó số liên kết hoá trị trong cả ADN là:

2. Công thức sinh học lớp 12 – Về cơ chế tự nhân đôi của ADN

2.1. Công thức tính số nucleotit (nu) tự do cần dùng

a. AND qua 1 lần tự nhân đôi

  • Khi ADN tự nhân đôi hoàn toàn thì 2 mạch đều liên kết các nu tự do theo nguyên tắc bổ sung: AADN nối với TTự do và ngược lại; GADN nối với XTự do và ngược lại.
Xem thêm:  Soạn bài Chọn sự việc, chi tiết tiêu biểu trong văn tự sự - VietJack.com

=> Số nu tự do mỗi loại cần dùng bằng số nu mà loại nó bổ sung tức là:

Atd = Ttd = A = T ; Gtd = Xtd = G = X

  • Đồng thời, số nu tự do cần dùng bằng số nu của ADN là: Ntd = N

b. ADN qua nhiều lần tự nhân đôi

  • Tổng số nu tự do cần dùng cho 1 ADN qua x lần tự nhân đôi là:

∑Ntd = Nx2x – N = N(2x – 1)

  • Tổng số nu tự do mỗi loại cần dùng cho quá trình này là:

∑Atd = ∑Ttd = A(2x – 2)

∑Gtd = ∑Xtd = G(2x – 2)

  • Tổng số nu tự do của ADN con mà có 2 mạch hoàn toàn mới là:

∑Ntd mới = N(2x – 2)

∑Atd mới = ∑Ttd mới = A(2x – 2)

∑Gtd mới = ∑Xtd mới = G(2x – 2)

công thức sinh học lớp 12

Các công thức tính trong sinh học 12.

2.2 Công thức tính số liên kết hidro, liên kết hóa trị được hình thành hoặc bị phá vỡ

ADN qua 1 đợt tự nhân đôi:

a. Số liên kết hidro được hình thành hoặc bị phá vỡ

Khi ADN tự nhân đôi hoàn toàn:

  • 2 mạch ADN tách ra: Hbị đứt = HADN
  • Mỗi mạch ADN đều nối các nu tự do theo NTBS: Hht = 2xHADN

b. Số liên kết hoá trị được hình thành

Số liên kết hoá trị được hình thành bằng số liên kết hoá trị nối các nu với nhau trong 2 mạch của ADN: Hht = 2(N/2 -1) = N-2.

c. Công thức tính thời gian sao mã

  • Khi biết thời gian để tiếp nhận và liên kết trong 1 nu là dt: TGtt = dt x N/2
  • Khi biết tốc độ tự sao (mỗi giây liên kết được bao nhiêu nu): TGtt = N/(tốc độ tự tạo).

=>> Ngoài kiến thức bổ ích ở trên, bạn có thể xem thêm kiến thức trọng tâm ở đây nhé : =>> Sinh học lớp 12

3. Công thức sinh học lớp 12 – Về Cấu trúc ARN

Các công thức tính liên quan đến cấu trúc của ARN cụ thể như sau:

Xem thêm:  So sánh hình tượng người lính trong bài thơ Tây Tiến và Đồng chí (7

3.1 Công thức tính số ribonucleotit của ARN (r)

ARN có 4 loại ribonucleotit gồm: A, U, G, X nên số ribonu của ARN bằng số nu 1 mạch của ADN:

rN = rA + rU + rG + rX = N/2

Trong ARN A và U hay G và X không nhất thiết phải bằng nhau do không liên kết bổ sung. Vì vậy số ribonu mỗi loại của ARN bằng số nu bổ sung ở mạch gốc ADN.

rA = Tgốc ; rU = Agốc

rG = Xgốc ; rX = Ggốc

Lưu ý: Ngược lại, số lượng và tỉ lệ % từng loại nu của ADN được tính như sau:

  • Số lượng:

A = T = rA + rU

G = X = rR + rX

  • Tỉ lệ %:

%A = %T = (%rA+%rU)/2

%X = %G = (%rG+%rX)/2

3.2 Công thức tính khối lượng phân tử ARN (MARN)

Khối lượng trung bình của một ribônu là 300 đvc, nên:

công thức sinh học lớp 12

Công thức chi tiết sinh học lớp 12.

3.3 Công thức tính chiều dài và số liên kết hóa trị Đ – P của ARN

a. Chiều dài

Ta có: Chiều dài ARN bằng chiều dài ADN tổng hợp nên ARN đó nên chiều dài ARN là:

b. Số liên kết hoá trị

Trong ARN, 2 ribônu sẽ được nối với nhau bằng 1 liên kết hoá trị, 3 ribônu bằng 2 liên kết hoá trị,… Vì thế, số liên kết hoá trị nối các ribonu trong mạch ARN là rN – 1

Đồng thời, trong mỗi ribonu có 1 liên kết hoá trị. Do đó số liên kết hóa trị loại này có trong rN ribonu là rN.

=> Số liên kết hoá trị Đ – P của ARN là: HTARN = rN – 1 + rN = 2×rN – 1

4. Kết luận

Trên đây chúng tôi đã tổng hợp công thức sinh học 12 mà bạn có thể tham khảo. Hy vọng bài viết trên sẽ là cuốn sổ tay công thức giúp bạn nắm vững kiến thức môn Sinh học lớp 12. Đồng thời, cũng là hành trang vững vàng để các bạn bước vào cuộc thi THPT sắp tới nhé.

=>> Các bạn hãy theo dõi Kiến Guru để cập nhật bài giảng và kiến thức các môn học khác nhé!

Rate this post

KevinNguyen

Kevin Nguyễn - Người quản trị nội dung web là một chuyên gia sáng tạo và chuyên nghiệp trong việc quản lý, phát triển và duy trì nội dung website. Với khả năng phân tích và đánh giá thông tin chính xác, anh/chị đảm bảo cung cấp thông tin hữu ích và đáng tin cậy cho cộng đồng.