Hệ thống các công thức hóa học lớp 10 cần nhớ – Đầy đủ và Khoa học

Chào mừng bạn đến với pgdgiolinhqt.edu.vn trong bài viết về Cong thuc hoa 10 chúng tôi sẽ chia sẻ kinh nghiệm chuyên sâu của mình cung cấp kiến thức chuyên sâu dành cho bạn.

Kiến Guru chia sẻ đến các bạn đọc công thức hóa học lớp 10 được hệ thống đầy đủ và chi tiết nhất. Hy vọng các công thức tính nhanh hóa học lớp 10 này sẽ hỗ trợ bạn trong quá trình giải bài tập trắc nghiệm, vận dụng trong chương trình Hóa 10.

Phần 1 – Các công thức hóa học lớp 10 chương 1 cần nhớ:

Nội dung chủ yếu của chương 1 xoay quanh chủ đề chính – thành phần nguyên tử. Hãy cùng Kiến Guru hệ thống lại công thức hóa học 10 cần nhớ để quá trình giải bài tập diễn ra dễ dàng hơn.

1 – Công thức về thành phần nguyên tử:

Anh 1 2 1

Caption: Công thức hóa học lớp 10 – Chương 1

  • Số hiệu nguyên tử (Z) = Số đơn vị điện tích hạt nhân = Số hạt proton (p) = Số hạt electron (e).
  • Tổng số hạt trong nguyên tử: p + e + n.
  • Tổng số hạt của hạt nhân nguyên tử: p + n.

2. Công thức về số khối:

Số khối của hạt nhân (A): A = Z + N = p + n.

3. Công thức tính số nguyên tử khối trung bình:

  • Giả sử nguyên tử có hai đồng vị là C và D. Ta có:

x = (cC . dD)/100.

  • Trong đó: C, D lần lượt là nguyên tử khối của 2 đồng vị. Tỉ lệ % số nguyên tử trong đồng vị đó là c, d.

Ví dụ: Nguyên tố Cacbon (C) có hai đồng vị là 12 và 13. Trong đó, đồng vị 12 chiếm 98,89% và đồng vị 13 chiếm 1,11%. Nguyên tử khối trung bình của nguyên tố này là bao nhiêu?

Hướng dẫn giải:

Nguyên tử khối trung bình của nguyên tố Cacbon là:

(12.98,89 + 1,11.13)/100=12,011

4. Công thức về số electron tối đa trong một lớp:

Số electron tối đa trong 1 lớp là: 2n2. Với n là số thứ tự lớp electron.

5. Công thức về trật tự phân mức năng lượng

1s 2s 2p 3s 3p 4s 3d 4p 5s 4d 5p …

6. Công thức tính khối lượng riêng, thể tích nguyên tử:

  • Công thức tính thể tích nguyên tử:
Xem thêm:  Cộng hai số nguyên khác dấu- Tổng hợp lý thuyết toán lớp 6:

Phần 2 – Tổng hợp các công thức tính nhanh hóa học lớp 10 chương 2,3,4,5:

1 – Chương 2: Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học và định luật tuần hoàn

Trước khi tìm hiểu công thức hóa học lớp 10 trong chương 2, cùng Kiến Guru hệ thống lại một số kiến thức về vị trí nguyên tố trong bảng tuần hoàn nhé!

Anh 2 2
bang-tuan-hoan-cac-nguyen-to-hoa-hoc

Caption: Các công thức hóa 10 – Chương 2: Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học

  • Vị trí của nguyên tố trong bảng tuần hoàn hóa học:

Số thứ tự ô = Số hiệu nguyên tử (Z) = Số hạt electron (e) = Số hạt proton (p).

Số thứ tự chu kì = số lớp electron

Số thứ tự nhóm = Số electron hóa trị

  • Các công thức tạo bởi nguyên tố R, thuộc nhóm nA trong bảng tuần hoàn:
  • Công thức oxit cao nhất: R2On (Với n là số thứ tự nhóm)
  • Công thức hợp chất khí với hiđro: RH8- n (n là số thứ tự của nhóm)
  • Trong cùng một chu kì, khi điện tích hạt nhân tăng, hóa trị cao nhất với Oxi có xu hướng tăng theo chiều từ 1 7, hóa trị với hidro giảm từ 4 đến 1.

2 – Chương 3: Liên kết hóa học

  • Công thức liên hệ giữa hiệu độ âm điện và liên kết hóa học:

Giả sử đối với hợp chất có công thức hóa học là: AxBy.

z3673948946615 3e715ce3f375c1251f0bd8978412dcb8

  • Cách xác định số oxi hóa:
  • Nguyên tắc 1: Số oxi hóa của các nguyên tố trong các đơn chất luôn bằng 0. (Ví dụ: Cl2, H2, O3, Fe, Na, …)
  • Nguyên tắc 2: Trong một phân tử, tổng số oxi hóa của các nguyên tố luôn bằng 0. (Ví dụ: SO2, Na2O, HCl, …)
  • Nguyên tắc 3: Các ion đơn nguyên tử có điện tích bằng số oxi hóa của ion đó. Trong ion đa nguyên tử, tổng số oxi hóa của các nguyên tố bằng điện tích ion.
  • Nguyên tắc 4: Trong hợp chất, số oxi hóa của Hidro là +1 (trừ trường hợp như hidrua kim loại như NaH, CaH2 có số oxi hóa là -1). Số oxi hóa của oxi trong hợp chất là -2 (trừ trường hợp đối với peoxit như Na2O2).
Xem thêm:  Cảm nhận bài thơ Mùa xuân nho nhỏ hay nhất (Sơ đồ tư duy + 14

3 – Chương 4: Phản ứng Oxi hóa khử

Chương này chủ yếu tập trung vào các bài toán liên quan đến phản ứng oxi hóa – khử. Để giải các bài tập chương này, cần nắm rõ các công thức tính nhanh hóa học lớp 10 liên quan đến các phản ứng oxi hóa – khử. Bên cạnh đó, cần vận dụng định luật bảo toàn electron trong việc giải các bài tập. Nội dung của định luật như sau:

Định luật bảo toàn electron: Tổng e cho = Tổng e nhận.

4 – Chương 5: Nhóm Halogen

  • Công thức giải bài toán xác định khối lượng muối thu được khi cho kim loại phản ứng hết với axit clohidric HCl:

m muối = m kim loại + m gốc axit

  • Công thức tính lượng muối clorua thu được khi cho hòa tan hết hỗn hợp bằng HCl và giải phóng khí Hidro:

m muối clorua = m hỗn hợp + 71.n H2

Phần 3 – Các công thức hóa học 10 chương 6:

Cần nhớ các công thức tính nhanh hóa học lớp 10 chương 6 để giải các bài tập thuộc phần Oxi – Lưu huỳnh nhanh hơn:

  • Công thức giải bài toán tính khối lượng muối sunfat thu được khi hòa tan hỗn hợp kim loại vào dung dịch H2SO4 loãng và giải phóng khí H2:

m muối sunfat tạo thành = m hỗn hợp Kim loại + 96. nH2

  • Công thức giải bài toán tính khối lượng muối sunfat tạo thành khi hòa tan hết hỗn hợp kim loại bằng dung dịch H2SO4 loãng:

m muối sunfat tạo thành = m hỗn hợp Kim loại + 80. nH2SO4

  • Công thức giải bài toán tính khối lượng muối sunfat thu được khi hòa tan hết hỗn hợp kim loại bằng dung dịch H2SO4 đặc, nóng và giải phóng khí SO2:

m muối sunfat tạo thành = m hỗn hợp Kim loại + 96. nSO2

  • Công thức tính khối lượng muối sunfat thu được khi hoà tan hết hỗn hợp các kim loại bằng H2SO4 đặc, nóng giải phóng khí SO2, S, H2S:

m muối sunfat tạo thành = m hỗn hợp Kim loại + 96. (nSO2 + 3nS + 4nH2S)

  • Công thức giải bài toán dẫn khí Lưu huỳnh đioxit SO2 (hoặc khí hidro sunfua H2S) vào dung dịch kiềm:
Xem thêm:  Ý nghĩa, bài học rút ra từ truyện Sọ Dừa - Thủ thuật

1

  • Một số công thức liên quan khác cần lưu ý:

m bình tăng = m chất hấp thụ

Nếu sau phản ứng xuất hiện hiện tượng kết tủa thì:

m dung dịch tăng = m chất hấp thụ – m chất kết tủa

m dung dịch giảm = m chất kết tủa – m chất hấp thụ

Phần 4 – Tóm tắt công thức hóa học 10 chương 7

Tóm tắt công thức hóa học lớp 10 trong chương 7 sẽ là hành trang giúp em tự tin hơn khi làm các dạng bài tập liên quan đến nội dung kiến thức có trong chương này:

Công thức liên quan đến tốc độ phản ứng:

  • Xét phản ứng có sự tham gia của chất A trong thời điểm từ t1 đến t2: ∆v= -∆C/∆t

Với: ∆C là độ biến thiên nồng độ của chất (lấy giá trị tuyệt đối)

t: khoảng thời gian xảy ra sự biến thiên về nồng độ

  • Công thức tính tốc độ tổng quát tính tốc độ phản ứng trong khoảng thời gian từ t1 đến t2:

v = 士 -∆C/∆t

  • Biểu thức về vận tốc phản ứng:

v = k. [A]. a. [B]. b

(Với A, B lần lượt là nồng độ mol tương ứng của hai chất A, B; k là hằng số tỉ lệ (hằng số vận tốc).

Công thức về hằng số cân bằng trong hệ tổng thể:

  • Một cách tổng quát nếu ta có phản ứng thuận nghịch sau:

aA + bB ⇄ cC + dD

Với A, B, C, D là những chất khí hoặc những chất tan trong dung dịch.

Khi phản ứng ở trạng thái cân bằng, ta có:

Công thức hằng số cân bằng - Công thức hóa học 10
Công thức hằng số cân bằng – Công thức hóa học 10

Các nội dung lý thuyết liên quan khác:

  • Cách giải bài tập hóa 10.
  • Hóa học lớp 10: Tổng hợp lý thuyết và phương pháp làm bài
  • Ôn tập hóa học lớp 10
  • Hóa 10: Lý thuyết và các công thức cần nhớ

Kết luận:

Trên đây là công thức hóa học lớp 10 mà Kiến Guru đã chia sẻ. Hy vọng các công thức hóa học tính nhanh hóa học lớp 10 sẽ là bước đệm để bạn học hóa 11 và những chương trình học môn Hóa sau này tốt hơn. Đừng quên theo dõi những chủ đề bổ ích tiếp theo của Kiến Guru nhé!

Rate this post

KevinNguyen

Kevin Nguyễn - Người quản trị nội dung web là một chuyên gia sáng tạo và chuyên nghiệp trong việc quản lý, phát triển và duy trì nội dung website. Với khả năng phân tích và đánh giá thông tin chính xác, anh/chị đảm bảo cung cấp thông tin hữu ích và đáng tin cậy cho cộng đồng.