Chứng minh Nước Đại Việt ta là một bản tuyên ngôn độc lập hay nhất

Chào mừng bạn đến với pgdgiolinhqt.edu.vn trong bài viết về Chung minh nuoc dai viet ta la ban tuyen ngon doc lap bat hu hay nhat chúng tôi sẽ chia sẻ kinh nghiệm chuyên sâu của mình cung cấp kiến thức chuyên sâu dành cho bạn.

Chứng minh Nước Đại Việt ta là một bản tuyên ngôn độc lập hay nhất

Đề bài: Chứng minh đoạn trích “Nước Đại Việt ta” (trích Bình Ngô đại cáo) của Nguyễn Trãi là bản tuyên ngôn độc lập bất hủ của nước Đại Việt.

Bài giảng: Nước Đại Việt ta – Cô Phạm Lan Anh (Giáo viên VietJack)

Chứng minh Nước Đại Việt ta là một bản tuyên ngôn độc lập – mẫu 1

Nguyễn Trãi (1380-1442) hiệu là Ức Trai, ông là người anh hùng dân tộc Việt Nam ta, đóng góp công lao to lớn trong việc phò tá, trợ giúp vua Lê Lợi đánh bại quân Minh, giúp dân chúng được sống cảnh hòa bình không phải chịu áp bức bóc lột. Nguyễn Trãi còn là nhà văn, nhà thơ lớn của dân tộc Việt Nam, đồng thời là một danh nhân văn hóa của thế giới. “Bình Ngô đại cáo” là tác phẩm xuất sắc của Nguyễn Trãi, được coi như là bản tuyên ngôn độc lập thứ hai của Việt Nam khi đã đề cao ý chí hào hùng của dân tộc. Đoạn trích Nước Đại Việt ta là phần đầu của tác phẩm “Bình Ngô đại cáo”, đoạn trích đã thể hiện rõ được ý chí quyết tâm không khí chiến thắng của nhân dân ta.

Bình Ngô đại cáo được viết vào năm 1427 khi vua Lê Lợi đã đánh bại quân Minh, chấm dứt ách đô hộ của phương Bắc. Vua Lê Lợi đã hạ chiếu để Nguyễn Trãi viết bài cáo này để công bố với thiên hạ, chấm dứt 15 năm đô hộ của nhà Minh khẳng định được chủ quyền đất nước và quan trọng là sự tự do của đồng bào ta.

Hai câu mở đầu tác giả đã nêu rõ được tư tưởng chính nghĩa sức mạnh của toàn thể nhân dân Đại Việt.

“Việc nhân nghĩa cốt ở yên dânQuân điếu phạt trước lo trừ bạo”

Tiếp thu tư tưởng của các tiền nhân ,muốn làm việc lớn trước hết phải có được lòng dân vì sức mạnh của dân vô cùng to lớn. Nhưng muốn có được lòng dân thì phải cho nhân dân một cuộc sống ấm no. Mà trong hoàn cảnh lúc đó việc cấp thiết nhất đó là đập tan ách thống trị của nhà Minh “Quân điếu phạt trước lo trừ bạo”. Câu tiếp theo Nguyễn Trãi đã khẳng định chủ của đất nước ta trên các phương diện địa lý , lịch sử, văn hóa.

“Như nước Đại Việt ta từ trướcVốn xưng nền văn hiến đã lâuNúi sông bờ cõi đã chiaPhong tục bắc nam cũng khácTừ Triệu, Đinh, Lý, Trần bao đời xây dựng độc lậpCùng Hán, Đường, Tống, Nguyên mỗi bên xưng đế một phươngTuy mạnh yếu từng lúc khác nhauSong hào kiệt đời nào cũng có”

Tám câu thơ ngắn ngủi đã nêu rõ được chủ quyền của đất nước ta, ta và phương Bắc không cùng địa lý, văn hóa , lịch sử nên việc xâm chiếm Đại Việt của các thế lực ngoại xâm đều là bạo tàn, trái với chính nghĩa. Nguyễn Trãi đã nêu đầy đủ dẫn chứng chứng minh đất nước Đại Việt là của người Việt. Từ ” văn hiến” đã nói rõ văn hóa của nước ta khác với phương Bắc, đó phong tục tập quán của bao nhiêu thế hệ người dân Việt ta bồi đắp lên từ những thói quen hằng ngày của người dân. Phong tục Việt Nam có những đặc trưng riêng mà không một ai có “phong tục bắc nam cũng khác” điều này đã thêm một yếu không thể chối cãi được. Tác giả còn khẳng định chủ quyền lãnh thổ ” Núi sông bờ cõi đã chia” khẳng định chắc chắn về ranh giới địa lý nó đã được vạch sẵn từ trước. Nếu trong bài “Nam quốc sơn hà” Lý Thường Kiệt chỉ ra ranh giới cương vực, chủ quyền lãnh thổ dựa vào sách trời mới rõ được thì Nguyễn Trãi thì khác lại khẳng định rõ ràng trên nhiều cơ sở thực tiễn, đó là văn hoá, địa lí và cả lịch sử lâu đời. Nguyễn Trãi còn lấy dẫn chứng lịch sử qua các giai đoạn lịch sử khác nhau của các triều đại hai nước Triệu, Đinh, Lý, Trần cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên, tác giả đặt các triều đại của ta song song với các triều đại của Trung Quốc nhằm khẳng định sự độc lập, bình đẳng giữa các triều đại của nước Nam với các triều đại phương Bắc . Đây là chân lý bất hủ của thời đại một đất nước có tất cả các yếu tố từ phong tục, văn hiến, địa lý, lịch sử, truyền thống riêng từ đó đã làm lên những chiến công oanh liệt của các anh hùng qua các triều đại của dân tộc.

“Lưu Cung tham công nên thất bạiTriệu Tiết thích lớn phải tiêu vongCửa Hàm Tử bắt sống Toa ÔSông Bạch Đằng giết tươi Ô Mã”

Trong lịch sử, quân đội của triều đình phương Bắc nhiều lần sang xâm lược nước ta nhưng họ đều có chung một kết cục thất bại và phải dẫn quân về nước. Quân Minh sang xâm lược ta thì chúng cũng phải chịu chung một kết cục như những bài tướng thời trước, điều đó cũng khẳng định sức mạnh của chính nghĩa mà còn thể hiện tinh thần và sức mạnh đoàn kết của quân và dân ta; khẳng định nước ta có rất nhiều nhân tài giữ nước và dựng nước.

Đoạn trích “Nước Đại Việt ta” đã khẳng định được tinh thần dân tộc ta đoàn kết cùng đánh giặc bảo vệ non sông bờ cõi, nó cũng là chứng cứ thuyết phục nhất khẳng định đất nước ta là một đất nước có chủ quyền riêng ,phong tục riêng , có địa lý, văn hóa , lịch sử riêng. Câu thơ đối xứng nhau liên kết song song càng thể hiện chắc chắn hơn.

Bình Ngô đại cáo là một bản tuyên ngôn bất hủ của dân tộc ta, bài cáo với tâm thế hào hùng khí thế ngút trời có sự uy nghiêm của dân tộc mạnh mẽ của nhân dân quyết tâm bảo vệ đất nước. Bài cáo nó vẫn còn giá trị đến hiện tại cũng như sau này nó nhắc cho ta thấy khí thế anh dũng bất phục với các thế lực thù địch không sợ hãi anh dũng .

Xem thêm:  Kể về một lần em trốn học đi chơi - Thủ thuật

Chứng minh Nước Đại Việt ta là một bản tuyên ngôn độc lập – mẫu 2

Trong lịch sử văn học dân tộc, áng thiên cổ hùng văn “Bình Ngô đại cáo” của Nguyễn Trãi được coi là bản tuyên ngôn độc lập thứ hai. Đó là áng văn tràn đầy lòng tự hào dân tộc. Chỉ qua đoạn trích “Nước Đại Việt ta” (Sách giáo khoa Ngữ văn 8 tập 2) ta đã thấy rõ điều đó.

“Bình Ngô đại cáo” ra đời sau khi Lê Lợi cùng nghĩa quân Lam Sơn đánh tan bè lũ xâm lược nhà Minh. Bài cáo ra đời bố cáo với toàn thiên hạ chiến thắng của dân tộc, khẳng định nền độc lâp tự chủ của nước nhà đồng thời cảnh tỉnh ý thức của binh lính nhà Minh về cuộc chiến tranh phi nghĩa xâm lược nước ta.

Văn bản Nước Đại Việt ta là phần mở đầu của bài cáo. Tuy ngắn gọn nhưng đoạn trích nêu lên những tiền đề cơ bản, làm nổi bật những quan điểm tích cực, có ý nghĩa then chốt đối với nội dung của toàn bài. Những tiền đề đó là chân lí về nhân nghĩa và chân lí về sự tồn tại độc lập có chủ quyền của dân tộc Đại Việt.

Văn bản được mở đầu bằng những lời văn đầy nhân nghĩa:

“Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân

Quân điếu phạt trước lo trừ bạo”

Cốt lõi tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi là “yên dân”, “trừ bạo”. Yên dân là làm cho dân được hưởng thái bình, hạnh phúc. Mà muốn yên dân thì trước hết phải diệt trừ bọn tàn bạo. Người dân mà tác giả nói đến ở đây là những người dân Đại Việt đang phải chịu bao đau khổ dưới ách thống trị của giặc Minh. Như vậy khái niệm nhân nghĩa của Nguyễn Trãi gắn liền với lòng yêu nước, gắn liền với quốc gia, dân tộc. Những kẻ bạo ngược mà tác giả nói đến ở đây không phải ai khác, đó chính là bọn giặc Minh nói riêng và bề lũ xâm lược nói chung.

Đoạn trích được nối tiếp bằng những dòng văn đầy tự hào:

“Như nước Đại Việt ta từ trước

Vốn xưng nền văn hiến đã lâu

Núi sông bờ cỡi đã chia

Phong tục Bắc Nam cũng khác

Từ Triệu Đinh Lí Trần bao đời xây nên độc lập

Cùng Hán Đường Tống Nguyên mỗi bên xưng đế một phương

Tuy mạnh yếu từng lúc khác nhau

Song hào kiệt đời nào cũng có”

Để khẳng định chủ quyền độc lập của dân tộc, Nguyễn Trãi đã dựa vào các yếu tố như: nền văn hiến lâu đời, cương vực lãnh thổ, phong tục tập quán, lịch sử riêng, chế độ riêng. Với những yếu tố căn bản này, tác giả đã đưa ra một khái niệm khá hoàn chỉnh về quốc gia, dân tộc.

Sức thuyết phục của văn chính luận Nguyễn Trãi là ở chỗ kết hợp chạt chẽ giữa lí lẽ và thực tiễn. Quả đúng như vậy! Người anh hùng Nguyễn Trãi đã tự tin khẳng định truyền thống văn hiến lâu đời của nước Việt ta. Và quả thực chúng ta rất tự hào bởi trên thực tế:

Núi sông bờ cõi đã chia

Phong tục Bắc Nam cũng khác

Nhân dân ta có chủ quyền, có thuần phong mỹ tục riêng làm nên hai phương Bắc – Nam khác biệt. Ta có nền độc lập vững vàng được xây bằng những trang sử vẻ vang. Hùng cứ cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên ở phương Bắc là các triều Triệu, Đinh, Lý, Trần ở phương Nam. Hơn thế nữa, bao đời nay:

Tuy mạnh yếu từng lúc khác nhau

Song hào kiệt đời nào cũng có

So với ý thức về quốc gia dân tộc trong bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên của dân tộc – bài thơ “Sông núi nước Nam” – thì ở tác phẩm này của Nguyễn Trãi, ta thấy nó vừa có sự kế thừa lại vừa có sự phát huy và hoàn thiện. Ý thức về nền độc lập của dân tộc thể hiện trong bài Sông núi nước Nam được xác định ở hai phương diện: lãnh thổ và chủ quyền; còn trong bài: Nước Đại Việt ta, ý thức dân tộc đã phát triển cao, sâu sắc và toàn diện. Ngoài lãnh thổ và chủ quyền, ý thức về độc lập dân tộc còn được mở rộng, bổ sung thành các yếu tố mới: đó là nền văn hiến lâu đời, đó là phong tục tập quán riêng, truyền thống lịch sử anh hùng. Có thể nói, ý thức dân tộc đến thế kỉ XV đã phát triển sâu sắc, toàn diện hơn nhiều so với thế kỉ X.

Trong phần văn bản “Nước Đại Việt ta”, tác giả sử dụng nhiều lớp từ ngữ diễn đạt tính chất hiển nhiên, vốn có lâu đời của nước Đại Việt ta. Các từ như: từ trước, vốn xưng, đã lâu, đã chia, cũng khác,… Bên cạnh đó, biện pháp so sánh kết hợp với liệt kê cũng tạo cho đoạn văn hiệu quả cao trong lập luận (tác giả đặt nước ta ngang hàng với Trung Hoa về nhiều phương diện như: trình độ chính trị, văn hoá,…). Đặc biệt, những câu văn biền ngẫu, chạy song song liên tiếp với nhau cũng giúp cho nội dung nghệ thật và chân lí mà tác giả muốn khẳng định chắc chắn và rõ ràng hơn.

Với tư cách là phần văn bản mở đầu áng thiên cổ hùng văn “Bình Ngô đại cáo” của Nguyễn Trãi, văn bản “nước Đại Việt ta” đã khẳng định lí tưởng yêu nước, thương dân của những nhà lãnh đạo cuộc khởi nghĩa Lam Sơn. Hơn thế, đoạn trích còn khẳng định vị thế dân tộc trên nhiều phương diện, từ đó thể hiện lòng tự hào dân tộc vô bờ của tác giả.

Chứng minh Nước Đại Việt ta là một bản tuyên ngôn độc lập – mẫu 3

Nhắc đến những áng thiên cổ hùng văn của mọi thời đại, phải kể đến Bình Ngô đại cáo. Bình Ngô đại cáo là bản tuyên cáo khẳng định cộng đồng Đại Việt với tư cách một quốc gia độc lập và tổng kết sự nghiệp bình Ngô Phục quốc đã kết thúc thắng lợi, đất nước đã giành được độc lập toàn vẹn từ tay kẻ thù, và bắt đầu thời kỳ xây dựng phát triển mới. Với những ý nghĩa như vậy Bình Ngô đại cáo đã trở thành bản tuyên ngôn độc lập bất hủ của dân tộc Đại Việt. Nội dung tuyên ngôn được thể hiện tập trung trong đoạn trích Nước Đại Việt ta.

Xem thêm:  TOP 24 bài văn tả cây bưởi lớp 4 siêu hay - Download.vn

Trong lịch sử nhân loại đã có không ít những bản Tuyên ngôn độc lập nổi tiếng, gây được tiếng vang lớn trong dư luận. Riêng dân tộc Việt Nam cũng đã có tới ba bản tuyên ngôn độc lập bất hủ: Sông núi nước Nam (Lý Thường Kiệt), Bình Ngô đại cáo (Nguyễn Trãi) và Tuyên ngôn độc lập (Hồ Chí Minh). Ba bản tuyên ngôn ấy không những là kiệt tác văn chương mà còn là ý chí độc lập tự chủ của một dân tộc biết tự khẳng định mình, tự hào về truyền thống và sẵn sàng chiến đấu hy sinh vì sự tồn vong của quốc gia, dân tộc.

Bình Ngô đại cáo là một trong ba bản tuyên ngôn độc lập ấy, ra đời vào cuối năm 1427, ngay sau khi đại nghiệp chống Minh thu được thắng lợi.

Mở đầu bài Cáo, Nguyễn Trãi nêu ra nguyên lý nhân nghĩa có tính chất là tư tưởng chủ đạo cho cả bài Cáo:

Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân Quân điếu phạt trước lo trừ bạo.

Đó là tư tưởng nhân nghĩa vì dân vì nước hết sức cao đẹp và tiến bộ. Ngay sau đó, Nguyễn Trãi khẳng định chân lí về sự tồn tại độc lập có chủ quyền của dân tộc Đại Việt:

Như nước Đại Việt ta từ trước, Vốn xưng nền vãn hiến đã lâu, Núi sông bờ cõi đã chia, Phong tục Bắc Nam củng khác. Từ Triệu, Đinh, Lý, Trần bao đời xây nền độc lập, Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên mỗi bèn xưng đế một phương, Tuy mạnh yếu từng lúc khác nhau, Song hào kiệt đời nào cũng có.

Tám câu văn đã thâu tóm cả một quan điểm lớn về quốc gia và dân tộc.

Trước Nguyễn Trãi, Lý Thường Kiệt cũng đã nêu lên một quan điểm về quốc gia dân tộc:

Nam quốc sơn hà Nam đế cư Tiệt nhiên định phận tại thiên thư Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư.

Lần đầu tiên trong lịch sử dân tộc Việt Nam, Lý Thường Kiệt đã khẳng định một chân lí tự nhiên không thể chối bỏ: Sông núi nước Nam là của người Nam. Đó là đạo lí hợp với lẽ trời và lòng người. Người Việt ta coi trọng đạo lí ấy và sẵn sàng chiến đấu hi sinh vì nó. Bài thơ Sông núi nước Nam ra đời và được tuyên đọc ngay trước cuộc kháng chiến chống Tống lần hai, đã thổi bùng lên cả một hào khí chiến đấu và chiến thắng giặc thù. Âm hưởng của bài thơ ngân vang bên chiến tuyến Như Nguyệt ngày ấy vẫn còn vang vọng đến tận hôm nay. Nguyễn Trãi đã kế thừa tư tưởng của Lý Thường Kiệt về quốc gia, dân tộc và nâng nó lên một bước phát triển mới, sâu sắc và toàn diện hơn nhiều.

Nếu như quan niệm về quốc gia, dân tộc của Lý Thường Kiệt mới chỉ dừng lại ở hai yếu tố cơ bản: chủ quyền và lãnh thổ, thì đến Nguyễn Trãi, quan điểm ấy được bổ sung thêm ba yếu tố rất quan trọng. Nguyễn Trãi khẳng định: nước Đại Việt là của dân tộc Việt. Dân tộc ấy là một dân tộc có nền văn hiến lâu đời, có núi sông bờ cõi riêng, có phong tục tập quán riêng, có lịch sử riêng và có chế độ chủ quyền riêng.

Điều đáng nói ở đây là Nguyễn Trãi đã ý thức được sâu xa và bền vững về độc lập chủ quyền dân tộc. Một dân tộc độc lập không chi là một dân tộc có độc lập và chủ quyền riêng, mà điều cần thiết không thể thiếu là dân tộc ấy phải có một nền văn hiến lâu đời. Nền văn hiến ấy chính là truyền thống văn hóa tốt đẹp. Nền văn hóa ấy kết hợp với phong tục tập quán sẽ làm nên bản sắc dân tộc. Nhớ lại hơn một ngàn năm Bắc thuộc bọn phong kiến phương Bắc ra sức đồng hóa dân tộc nhưng chúng đã thất bại thảm hại. Truyền thống văn hiến đã tạo nên ý chí kiên cường bất khuất để dân tộc ta tồn tại và phát triển trong suốt đêm trường đen tối ấy. Và cũng chính truyền thống văn hiến làm nên ý chí quật khởi, tạo nên một bề dày lịch sử oanh liệt hiếm có.

Quan điểm về quốc gia dân tộc của Nguyễn Trãi đã trở thành một chân lí bất hủ và ngời sáng: chân lí độc lập dân tộc. Chân lí độc lập dân tộc dược ánh sáng tư tưởng nhân nghĩa vì dân, vì nước chiếu rọi đã tạo nên sức mạnh diệu kì:

Vậy nên: Lưu Cung tham công nên thất bại, Triệu Tiết thích lớn phải tiêu vong Cửa Hàm Tử bát sống Toa Đồ, Sông Bạch Đằng giết tươi Ô Mã. 

Bằng những chứng cứ xác thực và hùng hồn, Nguyễn Trãi đã thêm một lần nữa khẳng định độc lập chủ quyền dân tộc với niềm tự hào cao độ. Theo Nguyễn Trãi, nền độc lập ấy đâu phải tự nhiên vốn có, mà đó là kết quả của một quá trình đấu tranh lâu dài và gian khổ đầy hi sinh; đó là xương máu của bao lớp cha anh đã ngã xuống để xây đắp lên.

Nếu như toàn bộ bài Cáo là một bản anh hùng ca lẫm liệt về một dân tộc với hào khí thời đại, khát vọng chiến thắng kẻ thù để giành lấy nền độc lập thái bình muôn thuở thì đoạn trích Nước Đại Việt ta chính là tuyên ngôn về hào khí, khí phách, khát vọng ấy. Năm tháng qua đi nhưng ý nghĩa của bản tuyên ngôn vẫn còn ngời sáng đến muôn đời.

Chứng minh Nước Đại Việt ta là một bản tuyên ngôn độc lập – mẫu 4

Trong kho tàng văn học dân tộc, có những áng văn bất hủ là tài sản vô giá để lại cho hậu thế. Bình Ngô đại cáo của Nguyễn Trãi là một bản hùng ca của dân tộc Đại Việt. Nội dung tuyên ngôn được thể hiện tập trung trong đoạn trích Nước Đại Việt ta. Đó không chỉ kiệt tác văn chương mà còn là ý chí độc lập tự chủ của một dân tộc biết tự khẳng định mình, tự hào về truyền thống và sẵn sàng chiến đấu hy sinh vì sự tồn vong của quốc gia, dân tộc.

Bình Ngô đại cáo được viết trong hoàn cảnh Nguyễn Trãi thừa lệnh Lê Thái Tổ soạn thảo năm 1428, sau khi quân ta đại thắng, diệt và làm tan rã viện binh của giặc, buộc quân giặc phải giảng hòa và rút về nước. Bài cáo được viết trong không khí hân hoan chiến thắng của toàn dân tộc. Nguyễn Trãi đã thể hiện tài năng xuất chúng với nghệ thuật lập luận chặt chẽ, lí luận sắc bén và kết cấu chặt chẽ, mạch lạc được thể hiện trong văn bản.

Xem thêm:  Dàn ý nghị luận bàn về lòng hiếu thảo với ông bà, cha mẹ

Nước Đại Việt ta thể hiện tư tưởng nhân nghĩa mới mẻ của Nguyễn Trãi. Trong tư tưởng Nho giáo xưa, nhân nghĩa vốn là khái niệm để nói về đạo lí, cách ứng xử và tình thương giữa con người với nhau. Ở đây tác giả đã khái quát thành một tư tưởng lớn, thể hiện truyền thống cao đẹp của dân tộc ta: Việc nhân nghĩa trước ở yên dân

Đó là tư tưởng lấy dân làm gốc, lấy lợi ích của nhân dân và toàn dân tộc làm đầu và đem lại cuộc sống hạnh phúc cho nhân dân. Dân có yên ổn thì đất nước mới thái bình, thịnh trị. Và muốn yên dân thì phải lo “trừ bạo”, đánh tan giặc xâm lược. Điều này cho thấy tư tướng của một nhà Nho yêu nước, thương dân.

Ở luận điểm thứ hai, Nguyễn Trãi đã thể hiện quan niệm về quốc gia, chủ quyền lãnh thổ hết sức sâu sắc:

Như nước Đại Việt ta từ trước

Vốn xưng nền văn hiến đã lâu

Núi sông bờ cõi đã chia

Phong tục Bắc Nam cũng khác

Chỉ với tám câu thơ ngắn gọn, súc tích nhưng ý thơ đã thâu tóm được những tư tưởng lớn lao về việc khẳng định chủ quyền dân tộc. Ta từng biết đến bản tuyên ngôn độc lập với những lí lẽ đanh thép trong Nam quốc sơn hà của Lí Thường Kiệt. Ông qua niệm về quốc gia, dân tộc với hai quyền cơ bản là chủ quyền lãnh thổ và độc lập dân tộc. Đất nước ta do vua trị vì và ranh giới phân chia đã rõ ràng, hợp với ý trời đã định:

Nam quốc sơn hà Nam đế cư

Tuyệt nhiên định phận tại thiên thư

Nhưng với Nguyễn Trãi, quan niệm về chủ quyền được mở rộng trên cả phương diện lịch sử văn hiến, phạm vi lãnh thổ và phong tục tập quán. Để xây dựng nền văn hiến và hình thành các phong tục tập quán lâu đời, dẫn tộc ta đã trải qua hàng năm dựng xây và văn đắp với những trang sử hào hùng về truyền thống đấu tranh và tinh thần cần cù trong lao động. Đó là quá trình kiến tạo dài lâu, sàng lọc để lấy lại những gì tinh túy, đẹp đẽ nhất của dân tộc, bởi vậy khi khẳng định có một nền “văn hiến đã lâu” “phong tục Bắc Nam cũng khác” chính là lời khẳng định mạnh mẽ và đanh thép nhất chủ quyền vốn có của dân tộc ta. Dân tộc ấy được hình thành không chỉ có bờ cõi, non sông được bảo vệ mà tâm hồn và bản sắc dân tộc ấy cũng cần được gìn giữ và phát huy qua nhiều thế hệ. Chúng ta không khỏi đau xót khi nhìn lại cả nghìn năm Bắc thuộc, dân ta phải sống trong cảnh lầm than nô lệ nhưng điều khiến chúng ta tự hào đó là bản sắc dân tộc không hề bị phai nhạt, đồng hóa mà vẫn như ngọn đèn soi sáng cả dân tộc đi qua đêm tối, khơi dậy được tinh thần chiến đấu quật cường để giành lại độc lập cho dân tộc.

Không chỉ vậy, Nguyễn Trãi còn khẳng định chủ quyền trên phương diện lịch sử với các triều đại phong kiến hai nước cùng song song tồn tại qua bao thế kỉ.

Từ Triệu, Đinh, Lý, Trần bao đời xây nên độc lập

Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên mỗi bên xưng đế một phương

Tuy mạnh yếu từng lúc khác nhau

Song hào kiệt đời nào cũng có

Việc liệt kê các triều đại của nước ta ngang hàng cùng quân giặc, tác giả nhằm khẳng định vị thế của dân tộc ta là một dân tộc có chủ quyền. Dù dân tộc ấy có những giai đoạn thăng trầm nhưng hào kiệt, anh hùng thời nào cũng có, cũng viết nên những trang sử vẻ vang. Như vậy, Nguyễn Trãi đã thể hiện một cách sâu sắc về ý thức chủ quyền dân tộc, đó không chỉ làm phạm vi lãnh thổ được bảo toàn mà truyền thống văn hóa, lịch sử quốc gia, phong tục tập quán cũng cần được giữ gìn trọn vẹn. Đó chính là sức mạnh tinh thần to lớn, tạo nên động lực giúp cả dân tộc chiến đấu kiên cường với bao kẻ thù, làm nên những chiế công vang dội non sông:

Lưu Cung tham công nên thất bại

Triệu Tiết thích lớn phải tiêu vong

Cửa Hàm Tử bắt sống Toa Đô

Sông Bạch Đằng giết tươi Ô Mã.

Với các sự kiện và chiến công tiêu biểu, Nguyễn Trãi đã cho thấy sức mạnh của dân tộc Đại Việt trước bao kẻ thù lớn. Để làm nên những chiến công lừng lẫy đó, bao máu xương của cha anh đã rơi xuống vì nền độc lập dân tộc. Đó là niềm tự hào nhưng cũng là lời nhắc nhở với hậu thế.

Với những lập luận chặt chẽ, giàu sức thuyết phục cùng những tư tưởng nhân văn sâu sắc, tiến bộ, đoạn trích Nước Đại Việt ta đã thể hiện được lòng tự hào, tự tôn dân tộc. Bài cáo xứng đáng là áng thiên cổ hùng văn của muôn đời.

Xem thêm các bài Văn mẫu thuyết minh, phân tích, dàn ý tác phẩm lớp 8 khác:

  • Chứng minh đoạn trích Nước Đại Việt ta là một bản tuyên ngôn bất hủ (Bài văn mẫu 2)

  • Làm sáng tỏ nhận định: Nước Đại Việt ta của Nguyễn Trãi là áng văn tràn đầy lòng tự hào dân tộc (dàn ý – 3 mẫu)

  • Dàn ý Phân tích đoạn trích Nước Đại Việt ta của Nguyễn Trãi

  • Phân tích đoạn trích Nước Đại Việt ta của Nguyễn Trãi (Bài văn mẫu 1)

  • Phân tích đoạn trích Nước Đại Việt ta của Nguyễn Trãi (Bài văn mẫu 2)

Mục lục Văn mẫu | Văn hay lớp 8 theo từng phần:

  • Mục lục Văn phân tích, phát biểu cảm nghĩ, cảm nhận
  • Mục lục Văn biểu cảm
  • Mục lục Văn thuyết minh
  • Mục lục Văn nghị luận

Ngân hàng trắc nghiệm lớp 8 tại khoahoc.vietjack.com

  • Hơn 20.000 câu trắc nghiệm Toán,Văn, Anh lớp 8 có đáp án
Rate this post

KevinNguyen

Kevin Nguyễn - Người quản trị nội dung web là một chuyên gia sáng tạo và chuyên nghiệp trong việc quản lý, phát triển và duy trì nội dung website. Với khả năng phân tích và đánh giá thông tin chính xác, anh/chị đảm bảo cung cấp thông tin hữu ích và đáng tin cậy cho cộng đồng.