Người chưa thành niên là bao nhiêu tuổi theo QĐ? – Luật Sư X

Chào mừng bạn đến với pgdgiolinhqt.edu.vn trong bài viết về Chưa thành niên là bao nhiêu tuổi chúng tôi sẽ chia sẻ kinh nghiệm chuyên sâu của mình cung cấp kiến thức chuyên sâu dành cho bạn.

Người chưa thành niên là bao nhiêu tuổi theo quy định mới nhất hiện nay? Cùng Luật sư X tìm hiểu về vấn đề này qua bài viết dưới đây.

Người chưa thành niên là bao nhiêu tuổi?

Người chưa thành niên là người chưa đủ mười tám tuổi, giao dịch dân sự của người chưa đủ sáu tuổi do người đại diện theo pháp luật của người đó xác lập, thực hiện theo điều 21 Bộ luật dân sự năm 2015.

Người thành niên có năng lực hành vi dân sự đầy đủ nếu không rơi vào một trong 03 trường hợp sau:

  • Mất năng lực hành vi dân sự;
  • Có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi;
  • Hạn chế năng lực hành vi dân sự.

Người chưa thành niên là người bao nhiêu tuổi?

Người chưa thành niên được chia thành 03 nhóm:

  • Người chưa đủ sáu tuổi: Giao dịch dân sự của người chưa đủ sáu tuổi do người đại diện theo pháp luật của người đó xác lập, thực hiện.
  • Người từ đủ sáu tuổi đến chưa đủ mười lăm tuổi: Khi xác lập, thực hiện giao dịch dân sự phải được người đại diện theo pháp luật đồng ý, trừ giao dịch dân sự phục vụ nhu cầu sinh hoạt hàng ngày phù hợp với lứa tuổi.
  • Người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi: Tự mình xác lập, thực hiện giao dịch dân sự, trừ giao dịch dân sự liên quan đến bất động sản, động sản phải đăng ký và giao dịch dân sự khác theo quy định của luật phải được người đại diện theo pháp luật đồng ý.

Người từ đủ sáu tuổi đến chưa đủ mười lăm tuổi khi xác lập, thực hiện giao dịch dân sự phải được người đại diện theo pháp luật đồng ý, trừ giao dịch dân sự phục vụ nhu cầu sinh hoạt hàng ngày phù hợp với lứa tuổi.

Xem thêm:  1kg vải thun bằng bao nhiêu mét ?

Người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi tự mình xác lập, thực hiện giao dịch dân sự, trừ giao dịch dân sự liên quan đến bất động sản, động sản phải đăng ký và giao dịch dân sự khác theo quy định của luật phải được người đại diện theo pháp luật đồng ý.

Một người dù khoẻ mạnh, có trí tuệ phát triển bình thường, không bị mắc các bệnh tâm thần hoặc bệnh khác mà không có khả năng nhận thức, làm chủ được hành vi của mình nhưng chưa đủ 18 tuổi, được coi là người chưa thành niên.

Khoản 2 Điều 21 quy định: “Giao dịch dân sự của người chưa đủ sáu tuổi do người đại diện theo pháp luật của người đó xác lập, thực hiện”.

Pháp luật dân sự coi những trẻ em chưa đủ sáu tuổi thì không có năng lực hành vi dân sự. Mọi quan hệ dân sự do người đại diện theo pháp luật của người đó xác lập, thực hiện..

Người không có năng lực hành vi dân sự (cũng còn có thể là người bị mắc bệnh tâm thần hoặc mắc các bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình… bất kể họ ở lứa tuổi nào, từ khi người đó đã đủ 18 tuổi. Theo yêu cầu của người có quyền, lợi ích liên quan, Tòa án đã ra quyết định tuyên bố người đó bị mất năng lực hành vi dân sự trên cơ sở kết luận của tổ chức giám định pháp y tâm thần.

Những người có năng lực hành vi dân sự chưa đầy đủ khi xác lập, thực hiện các giao dịch dân sự, phải được người đại diện theo pháp luật đồng ý. Nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho những người từ đủ sáu tuổi đến chưa đủ mười lăm tuổi tham gia các giao dịch dân sự, pháp luật dân sự đã cho phép họ có thể tham gia xác lập, thực hiện một số giao dịch dân sự nhất định. Tuy có năng lực hành vi dân sự chưa đầy đủ nhưng những người này có thể:

Xem thêm:  Các giai đoạn, đặc điểm tuổi vị thành niên - 3T Pharma

Xác lập, thực hiện các giao dịch dân sự phục vụ nhu cầu sinh hoạt hàng ngày phù hợp với lứa tuổi.

Những người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi nếu có tài sản riêng, đủ để bảo đảm việc thực hiện nghĩa vụ thì có thể tự mình xác lập, thực hiện các giao dịch dân sự mà không cần phải có sự đồng ý của người đại diện theo pháp luật, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

Tuy nhiên, khi phải chịu trách nhiệm về tài sản mà tài sản riêng của người đó không đủ thanh toán, chi trả thì cha mẹ phải bổ sung cho đủ. Đối với người giám hộ không phải là cha, mẹ thì họ có những nghĩa vụ theo quy định tại Điều 52 BLDS năm 2015. Người giám hộ trong trường hợp này sẽ là người đại diện cho người được giám hộ, trừ trường hợp pháp luật có quy định người chưa đủ mười lăm tuổi có thể tự mình xác lập, thực hiện các giao dịch dân sự như đã nêu ở trên.

Khoản 4 Điều 21 quy định: “Người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi tự mình xác lập, thực hiện giao dịch dân sự, trừ giao dịch dân sự liên quan đến bất động sản, động sản phải đăng ký và giao dịch dân sự khác theo quy định của luật phải được người đại diện theo pháp luật đồng ý”.

Những người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi có thể tự mình xác lập, thực hiện các giao dịch dân sự mà không cần phải có sự đồng ý của người đại diện theo pháp luật. Nhưng đối với các giao dịch dân sự liên quan đến bất động sản, động sản phải đăng ký và giao dịch dân sự khác theo quy định của luật phải được người đại diện theo pháp luật đồng ý trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

Xem thêm:  Giải đáp 1 đô Singapore bằng bao nhiêu tiền Việt Nam?

Đối với người giám hộ không phải là cha, mẹ thì họ có những nghĩa vụ theo quy định tại Điều 56 BLDS năm 2015 là quản lý tài sản, bảo vệ quyền lợi của người được giám hộ, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

Người giám hộ trong trường hợp này sẽ là người đại diện cho người được giám hộ, trừ trường hợp pháp luật có quy định người chưa đủ mười lăm tuổi có thể tự mình xác lập, thực hiện các giao dịch dân sự như đã nêu ở trên.

Khi chấm dứt việc giám hộ thì tùy từng trường hợp hậu quả chấm dứt việc giám hộ là khác nhau được quy định cụ thể tại Điều 63 BLDS năm 2015.

Mời bạn xem thêm:

  • Tổ chức và hoạt động của tòa gia đình và người chưa thành niên
  • Hỏi cung bị can là người chưa thành niên tiến hành như thế nào?

Thông tin liên hệ với Luật sư X

Trên đây là tư vấn của Luật sư X. Chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên; để sử dụng trong công việc và cuộc sống.

Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến dịch vụ thành lập công ty hợp danh, giải thể công ty, đăng ký bảo vệ thương hiệu, tra cứu thông tin quy hoạch, hợp pháp hóa lãnh sự ở Hà Nội, đơn xác nhận tình trạng hôn nhân, quy định tạm ngừng kinh doanh…của luật sư X, hãy liên hệ 0833102102.

Câu hỏi thường gặp

Rate this post

KevinNguyen

Kevin Nguyễn - Người quản trị nội dung web là một chuyên gia sáng tạo và chuyên nghiệp trong việc quản lý, phát triển và duy trì nội dung website. Với khả năng phân tích và đánh giá thông tin chính xác, anh/chị đảm bảo cung cấp thông tin hữu ích và đáng tin cậy cho cộng đồng.