Chỉ số đường huyết bao nhiêu là nguy hiểm? – Hello Bacsi

Chào mừng bạn đến với pgdgiolinhqt.edu.vn trong bài viết về Chỉ số tiểu đường bao nhiêu là nguy hiểm chúng tôi sẽ chia sẻ kinh nghiệm chuyên sâu của mình cung cấp kiến thức chuyên sâu dành cho bạn.

Mặc dù đường huyết có thể tăng cao do các nguyên nhân trên nhưng khi nhắc đến tình trạng này, người ta thường nghĩ ngay tới một căn bệnh mạn tính nguy hiểm khác là đái tháo đường. Ở cả đái tháo đường type 1 và đái tháo đường type 2, mức đường huyết của người bệnh cao hơn 126 mg/dL (7 mmol/L) khi đói và hơn 200 mg/dL (11,1 mmol/L) trong khoảng 1 – 2 giờ sau ăn.

Riêng bệnh nhân có chỉ số đường huyết đói từ 100 – 125 mg/mL được coi là tiền tiểu đường. Nếu không điều chỉnh chế độ ăn uống, lối sống thì có thể tiến triển thành tiểu đường tuýp 2. Tiền tiểu đường có thể chữa khỏi được, còn tiểu đường tuýp 2 thì không. Vì vậy, nếu bạn ở trong trường hợp này, cần hết sức thận trọng.

Chỉ số đường huyết bao nhiêu là nguy hiểm

Tình trạng tăng đường huyết có thể không biểu hiện thành triệu chứng rõ rệt cho đến khi lượng đường trong máu của bạn cao trên 180 – 200 mg/dL (10 – 11,1 mmol/L). Bạn có thể gặp phải các triệu chứng như:

  • Đi tiểu thường xuyên
  • Thường cảm thấy khát
  • Nhìn mờ
  • Mệt mỏi
  • Đau đầu
  • Sụt cân
  • Dễ bị nhiễm trùng

Vì vậy, đường huyết bao nhiêu là nguy hiểm thì chỉ cần có tăng đường huyết, ít hay nhiều cũng cần được can thiệp phù hợp. Đường huyết tăng cao trong thời gian càng dài thì càng tăng nguy cơ nhiễm trùng, khiến vết thương lâu lành, phá hủy các dây thần kinh, mạch máu, mô và ảnh hưởng đến nhiều cơ quan trong cơ thể. Tổn thương mạch máu dễ dẫn đến nhồi máu cơ tim và đột quỵ.

Xem thêm:  Còn Bao Nhiêu Ngày Nữa Đến Tết Nguyên Đán 2023 Quý Mão

Bên cạnh đó, hãy đặc biệt lưu tâm việc đường huyết bao nhiêu là nguy hiểm đến tính mạng, cần phải cấp cứu ngay. Có hai trường hợp là:

Nhiễm toan ceton

Nhiễm toan ceton là một biến chứng thường xảy ra ở người bệnh đái tháo đường típ 1, đôi khi cũng xuất hiện ở người đái tháo đường típ 2, do cơ thể không sản xuất đủ insulin. Điều này khiến glucose không thể đi vào tế bào để tạo ra năng lượng và buộc cơ thể phải phân hủy chất béo để thay thế. Quá trình phân hủy chất béo sẽ tạo ra các axit gọi là ceton. Nếu không được điều trị, nhiễm toan ceton do đái tháo đường có thể gây hôn mê và đe dọa đến tính mạng.

Đường huyết cao là bao nhiêu? Bạn cần kiểm tra mức đường huyết và lượng ceton trong máu hoặc nước tiểu để phát hiện tình trạng này. Nguy cơ cao nhiễm toan ceton nếu mức đường huyết trên 11,1mmol/L và lượng ceton trong máu từ 1,6mmol/L trở lên.

Tăng áp lực thẩm thấu

Tình trạng này xảy ra trong bệnh tiểu đường tuýp 2, thường được kích hoạt bởi bệnh cấp tính hoặc nhiễm trùng. Lúc này, mức đường huyết của bạn có thể cao đến 1000 mg/dL (55,6 mmol/L). Cơ thể cố gắng loại bỏ lượng đường dư thừa trong máu thông qua nước tiểu, khiến bạn đi tiểu rất nhiều. Nếu không điều trị, tình trạng tăng áp lực thẩm thấu có thể dẫn đến mất nước, hôn mê và đe dọa đến tính mạng.

Xem thêm:  Giỗ tổ Hùng Vương 2023 người lao động được nghỉ mấy ngày?

Vậy, chỉ số đường huyết bao nhiêu là nguy hiểm tới tính mạng? Bạn cần liên hệ với bác sĩ điều trị hoặc đi khám bệnh ngay nếu lượng đường trong máu cao hơn 300 mg/dL (16,7 mmol/L) và không cải thiện dù đã tuân theo hướng dẫn của bác sĩ.

Hạ đường huyết có nguy hiểm không?

Không chỉ tình trạng tăng đường huyết mới gây nguy hiểm, chỉ số này nếu giảm mạnh cũng có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe. Bạn có nguy cơ bị hạ đường huyết nếu lượng đường trong máu lúc đói ở mức dưới 70 mg/dL (3,9 mmol/L).

Tình trạng này thường gặp ở những người bị đái tháo đường không tiêu thụ đủ carbohydrate, ăn chay, tăng cường hoạt động thể chất, uống quá nhiều rượu bia hoặc sử dụng thuốc điều trị đái tháo đường quá liều.

Đường huyết bao nhiêu là nguy hiểm khi hạ thấp

Dù không phổ biến nhưng đôi khi hạ đường huyết cũng có thể xảy ra ở cả những người không mắc đái tháo đường:

  • U tụy nội tiết (một khối u hiếm gặp khiến tuyến tụy sản xuất nhiều insulin)
  • Thiếu hụt hormone, chẳng hạn như hormone tăng trưởng, hormone tuyến giáp, cortisol
  • Suy tim, suy gan hoặc suy thận nặng
  • Nhiễm trùng ảnh hưởng đến toàn bộ cơ thể (chẳng hạn như nhiễm trùng máu)
  • Trải qua phẫu thuật cắt bỏ dạ dày
  • Tác dụng phụ của một số loại thuốc như thuốc kháng sinh hoặc thuốc tim mạch
Rate this post

KevinNguyen

Kevin Nguyễn - Người quản trị nội dung web là một chuyên gia sáng tạo và chuyên nghiệp trong việc quản lý, phát triển và duy trì nội dung website. Với khả năng phân tích và đánh giá thông tin chính xác, anh/chị đảm bảo cung cấp thông tin hữu ích và đáng tin cậy cho cộng đồng.