Cây nứa là cây gì? Cây nứa dùng để làm gì? – Neon.vn

Chào mừng bạn đến với pgdgiolinhqt.edu.vn trong bài viết về Cây nứa là cây gì chúng tôi sẽ chia sẻ kinh nghiệm chuyên sâu của mình cung cấp kiến thức chuyên sâu dành cho bạn.

Cây Nứa là nhóm các loài tre đặc trưng bởi vách mỏng, thuộc chi nứa, có tên khoa học là Schizostachyum.

Cây nứa là cây gì? Cây nứa dùng để làm gì?
Cây nứa

Trên thế giới có khoảng 70 loài khác nhau. Các nghiên cứu gần đây cho thấy chi Nứa có một số loài ở nước ta. Phổ biến nhất là 3 loài: nứa lá to, nứa lá nhỏ và nứa tép.

Ở Việt Nam, theo kết quả tổng kiểm kê rừng toàn quốc (năm 2001) có 1.492.000ha và phân bố chủ yếu ở các tỉnh Kon Tum, Lâm Đồng, Thanh Hoá, Nghệ An, Đắc Lắc. Theo Phạm Hoàng Hộ (1999), Việt Nam đã thống kê được 23 chi với 121 loài tre trúc. Đa phần các loài tre trúc ở Việt Nam là nhũng loài có thân khí sinh mọc cụm, một số ít loài có thân mọc tản chỉ ở một số tỉnh Miền Bắc như trúc sào, trúc cần câu (Cao Bằng, Bắc Kạn v.v…), vầu (ở Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Hoà Bình, Tuyên Quang, Sơn La v…v.) phần lớn trúc sào, trúc cần câu là loài gây trồng.

Đặc điểm cây nứa

Cây Nứa mọc thành từng cụm. Thân cao khoảng 12cm – 15m. Đường kính thân khoảng 10cm, thân có nhiều lóng. Chiều dài mỗi lóng từ 30cm – 90cm. Vách mỏng 0.2cm – 0.6cm.

Mo nứa có lông màu trắng mịn. Mép mo ở trên có lông cao 0.1cm và dày. Bẹ mo có đáy dưới rộng 32-34cm, cao 22-24cm, đáy rộng 7-8cm. Phiên mo mác hẹp, nhọn đầu, rộng 2.2.2.4cm, cao7.5cm – 9cm. Phía trong có lông mịn, đáy có lông dài cứng. Tai mo thấp, cao 0.2cm, lông thưa dài 1cm. Lưỡi mo cao 0.2cm, có lông cứng dày cao 0.4cm.

Lá hình mác, phiến lá dài 10cm – 30 cm và rộng 3-7 cm. Đầu lá nhọn, hơi lệch, gân lá lộ rõ. Mặt dưới lá phủ lông mịn, cuống lá dài 0.2cm – 0.7cm.

Nứa thường mọc hoang trong rừng tự nhiên, thường sống ở độ cao 100m – 700m so với mực nước biển.

7 loài nứa mới tại Việt Nam– Khốp Cà Ná: Cà Ná, Ninh Thuận.

– Nứa Núi Dinh: Bà Rịa – Vũng Tàu.

– Nứa đèo Lò Xo: Đắc Glei, Kon Tum.

– Nứa lá to Saloong: Ngọc Hồi, Kon Tum.

– Nứa không tai Côn Sơn: Chí Linh, Hải Dương.

– Nứa có tai Côn Sơn: Chí Linh, Hải Dương.

– Nứa Bảo Lộc: Bảo Lộc, Lâm Đồng.

Khốp Cà NáKhốp Cà Ná là loài tre nứa mọc cụm dày đến thưa. Thân cây nhỏ và thẳng. Cây cao khoảng 2m – 4m, đường kính thân 1.3 – 1.5cm. Vách dày 0.2cm, lóng dài 16cm – 17cm. Nhiều cành nhỏ mọc từ một gốc. Thân hơi phù ở giữa lóng.

Mo thân hình thuôn, mặt ngoài có lông màu đồng nằm. Nửa phía trên có gân nổi rõ, dày. Bẹ mo có đáy dưới rộng 1.5cm – 2.2cm và cao 8cm – 11.5cm. Đáy trên cắt ngang hay nhô cao ở giữa và có hai vai hơi lệch, cao 1cm – 1.5 cm. Phiến mo dạng dải thuôn, rộng 1cm – 1.5cm, cao 8cm – 11cm. Tai mo 0.2cm – 0.5 cm. Tai mo đứng lúc non và nằm ngửa ra khi già, có lông dày, dài đến 1.3cm.

Lá dạng dải, có lông mịn ở hai mặt và dài ở hai mép. Phiến lá dài 8.5 – 9.5 cm, rộng 0.4cm – 0.5cm. Gốc lá nhọn, đáy lệch. Gân lá có từ 2 – 3 đôi. Lưỡi lá không lông. Tai lá thấp có lông thưa dài đến 1.2cm. Bẹ lá không lông. Cuống lá có lông 0.1 – 0.2 cm.

Khốp Cà Ná được tìm thấy trên độ cao khoảng 400 – 600 m của vùng núi Cà Ná (Ninh Thuận). Nơi có điều kiện đất đai và khí hậu khô cằn khắc nghiệt. Mùa khô kéo dài quá 6 tháng, lượng mưa bình quân năm khoảng 1000 mm. Xung quanh có các loài đặc trưng cho vùng khô như tre là a Cà Ná, Dầu lông, Cẩm liên.

Nứa núi DinhNứa núi Dinh là loài tre nứa mọc cụm với đặc điểm nổi bật là lá to và lóng dài. Tuỳ theo điều kiện sống mà thân cao hay thấp. Ngay tại núi Dinh, ở các vùng đất khô cằn, cây chỉ cao 2m – 3m. Vào mùa khô cây vàng hết lá. Trong khi ở ven các khe suối, cây có thể vươn dài tới 12 m, đường kính thân 2 – 2,2 cm. Thân non có phấn trắng dày và vết sẹo lá phù to. Cây ven khe có lóng dài tới 125 cm, thân màu xanh thẫm. Vách dày 0.5 cm. Nhiều cành nhỏ, có rễ ở gốc cành.

Xem thêm:  Cách Order Taobao: Hướng dẫn đầy đủ 2021 - M&M Express

Lá dài 20cm – 32cm, rộng 3.5cm – 5cm còn ở đầu cành. Lá dài 40cm – 42 cm, rộng 9cm. Gốc lá nhọn, lệch. Bẹ lá có lông tơ dày dài. Cuống lá dài 0.6cm – 0.8 cm. Gân lá có khoảng 10 – 11 đôi.

Loài được tìm thấy trên núi Dinh (Bà Rịa – Vũng Tàu) với một số loài tre khác như cây lồ ô (Bambusa) và le (Gigantochloa).

Nứa đèo Lò XoNứa đèo Lò Xo là loài tre mọc cụm dày, thân thon, tròn đều, thanh mảnh. Thân non có phủ lông dạng phấn trắng, thưa và nằm. Thân già thấm nhiều silíc, phía dưới đốt có nhiều lông. Thân cây cao khoảng 8m – 10m, đường kính thân đạt 4cm – 5cm. Vách dày 0.7cm – 0.8 cm, lóng thân dài 80cm – 90cm. Thân non có phủ lông dạng phấn trắng. Thân già thấm nhiều silic, phía dưới đốt có nhiều lông. Có nhiều cành nhỏ và dài.

Mo hình trụ cứng, mặt ngoài có nhiều lông cứng và dài. Thường xếp dọc theo thân của mo, có nhiều gân mịn dày nổi rõ. Nửa phía trên có nhiều lỗ nhỏ do vết lông rụng để lại. Đáy dưới lượn sóng, có lông nâu, mịn và dày, rộng 12cm – 16cm, cao 9cm – 10cm. Đáy trên lượn sóng, một mép xuôi xuống và một mép nằm ngang, rộng 5cm – 6cm.

Phiến mo hình tam giác có mũi nhọn dài, đáy lõm và lệch, mặt ngoài có gân nổi rõ và lông màu đen cứng và thưa. Phiến mo có màu xanh nhạt phía trên và màu tím đen ở dưới. Lưỡi mo cao đến 0.2cm. Tai mo một bên nhô cao và một bên thấp. Tai nhô cao rộng 0.5cm – 1cm, cao 0.3cm – 0.4cm, có lông mềm dày 2 – 3 hàng, cao đến 0.4 cm. Tai thấp dài 0.2cm, rộng 0.2 cm, có lông mềm.

Phiến lá dạng hình nêm hay thuôn dài, mép lá men theo xuống cuống. Gốc lá nhọn hay tù, đáy lệch, dài 23cm – 28cm, rộng 3.2cm – 3.5cm. Gân lá 7 – 8 đôi. Lưỡi lá thấp có lông cứng, dạng bản, dày, cao đến 0.1cm. Tai lá rộng 0.4cm, cao 0.1cm, một tai ngắn và một tai uốn cong nhô ra ngoài, có lông dài 0.4cm. Bẹ lá có lông mịn ở mép. Cuống lá dài 0.5cm, rộng 0.2cm có màu tím hồng, mặt trên có lông mịn và dày.

Đặc trưng của măng là phiến mo có màu tím đen và phù ra ở đáy. Loài được thấy trên đèo Lò Xo (Đắc Glêi, Kon Tum) trên độ cao 930m so với mực nước biển.

Nứa SaloongNứa Saloong là loài tre mọc cụm dày. Thân thẳng, cao 8m – 10m, đường kính thân 2cm – 2.5 cm. Vách thân dày 0.2 – 0.3 cm, lóng thân dài 65cm – 75cm. Thân non có lông màu trắng nằm, thân già thấm nhiều silic. Nhiều cành nhỏ từ một gốc và ngắn, tán lá dày.

Mo dạng hình trụ cứng, có nhiều phấn trắng và gân nổi rõ. Mặt ngoài có nhiều lông màu nâu đen dày, sớm rụng để lại nhiều lỗ chân lông. Đáy mo dưới lượn sóng, rộng 18cm – 20cm, cao 24cm – 26cm. Đáy trên một mép xuôi xuống và một mép ngang, rộng 9cm – 11cm. Phiến mo dạng tam giác, đầu có mũi nhọn dài, gốc phù to và lõm, dài 5cm – 6cm, rộng 8cm – 9cm. Mặt trong gần đáy có nhiều lông màu nâu đen. Lưỡi mo cao đến 0,2 cm. Tai mo nhô ra và cong xuống, rộng 1cm – 1.2cm, cao 0.3cm – 0.4cm.

Lá dạng dải thuôn dài, dài 42cm – 45cm, rộng 7cm – 7.5 cm, đầu có mũi nhọn dài đến 2cm. Gốc lá nhọn, đáy lệch, hai mép lá men theo xuống cuống. Gân lá có 11 – 12 đôi. Lưỡi lá cao đến 0.1cm, có lông dày cứng, cao đến 0.5cm. Bẹ lá không lông. Cuống lá dài 1cm, rộng 0.4cm.

Mùa măng vào khoảng tháng 6 – 9. Đặc trưng của măng là phiến mo có màu tím đen, phình to ở đáy. Loài được thu mẫu dọc đường vào Saloong (Ngọc Hồi, Kon Tum).

Xem thêm:  7 Cổng kết nối d sub là gì mới nhất - sgkphattriennangluc.vn

Nứa không tai Côn SơnNứa không tai Côn Sơn là loài tre mọc cụm dày. Thân thon nhỏ, thân non có nhiều lông màu trắng nằm, mắt phù to cao 0.8cm, rộng 1.5cm. Thân cây cao 7m – 8m, đường kính thân 1cm – 1.5cm, vách thân dày 0.3cm, lóng dài 45cm – 58cm. Thường có nhiều cành nhỏ từ một gốc.

Mo thân hình trụ đứng, mặt ngoài có lông màu trắng. Gân nổi rõ và dày, mép có lông dày mềm cao đến 0.2cm. Bẹ mo có đáy dưới bằng, rộng 7cm – 9 cm, cao 14cm – 15cm. Đáy trên hơi lõm, hai mép không bằng nhau. Mép lớn 1.2cm – 1.5cm, mép nhỏ 1cm – 1.1cm, rộng 2.8cm – 3cm. Lông dày cao 1cm và nằm dọc theo thân. Phiến mo dạng dải, dài 5cm – 10cm, rộng 0.4cm – 0.5cm. Lưỡi mo cao đến 0.2 cm, có lông cao đến 0.2 cm.

Lá dạng dải. Phiến lá dài 23cm – 26cm, rộng 3.5cm – 3.8 cm. Gốc lá nhọn, đáy lệch. Gân lá 8 – 9 đôi. Bẹ lá có lông màu trắng dài và đứng. Tai lá thấp và nhô ra, có lông dài đến 1.2cm. Cuống lá dài 0.8cm, rộng 0.3cm, mặt dưới cuống có nhiều lông.

Măng có màu tím đen lúc non và xanh nhạt khi già. Loài gặp cùng với một loài nứa khác có hình thái tương tự nhưng không có tai mo, mọc ven suối, trên độ cao 40 – 50 m so với mực nuớc biển.

Nứa có tai Côn SơnNứa có tai Côn Sơn là loài tre mọc cụm dày. Thân cây thanh mảnh, thân non có nhiều lông màu trắng và nằm. Thân cây cao 5m – 6m, đường kính thân 1.4cm – 1.7cm, vách thân dày 0.4cm – 0.7cm, lóng thân dài 36cm – 50cm. Thường có nhiều cành nhỏ xuất phát từ một gốc.

Mo thân hình trụ đứng, mặt ngoài có lông màu trắng và cứng. Có nhiều gân nổi rõ và giữa các gân lớn có các gân mịn, mép có lông mềm dày cao đến 0.2cm. Bẹ mo đáy dưới bằng, rộng 6cm – 7cm, cao 11cm – 13cm. Đáy trên lõm, hai vai không bằng nhau, đáy rộng 1.5cm – 1.8cm. Phiến mo dạng dải, mặt trong có lông nhiều ở đáy, dài 7cm – 7.5cm, rộng 0.3cm – 0.5cm. Tai mo thấp, ngửa ra, cao 0.1cm, rộng 0.2cm, có lông cao đến 1.2cm và ngửa ra theo tai. Lưỡi mo thấp, có lông cao đến 0.15cm.

Lá phía dưới hình nêm, phía trên dạng dải, đầu có mũi nhọn. Phiến lá dài 28cm – 30cm, rộng 5cm – 5.5cm. Gốc lá nhọn hay hơi tù, đáy lệch. Gân lá 10 – 12 đôi. Bẹ lá có lông trắng mịn. Tai lá dài đến 0.4cm, cao đến 0.1cm, có lông dài đến 0.1cm. Cuống lá dài 1cm, rộng 0.4 cm, có hai bẹ chìa ra ôm lấy cuống lá.

Măng có màu hơi tím đen. Loài gặp cùng với Nứa không tai tại chân núi Côn Sơn.

Nứa đèo Bảo LộcNứa đèo Bảo Lộc là loài tre mọc cụm. Thân cây đứng thẳng hay hơi dựa. Cây cao khoảng 8m – 10m, đường kính thân 4.5cm – 5.5cm, lóng rất dài 80cm – 130cm, thân màu xanh thẫm. Vách dày 0.5cm – 0.7cm. Nhiều cành nhỏ mọc từ một gốc. Thân non nhiều lông mềm màu bạc, mắt nhỏ. Điều dễ nhận biết nhất ở loài này là lóng rất dài và ở đáy mo bên phải có một miếng lồi nhỏ phủ vòng mo.

Mo thân mặt ngoài có lông nhung, màu bạc, nằm. Mặt trong có lông màu bạc ở gần đáy trên, đáy dưới của góc bên phải lồi và uốn cong lại. Bẹ mo có đáy dưới rộng 20cm – 25cm và cao 26cm – 30cm. Đáy trên cao 4.8cm – 5.2cm, ở giữa lõm sâu đến 1.2cm. Phiến mo dạng dải, rộng 10cm – 20cm, cao 1cm – 1.2cm, mặt trong có lông nhung, đứng và dày ở đáy. Tai mo cao 0.2cm, rộng 1.5cm – 2cm, có lông mềm dày, dài đến 1.3 cm.

Lá hình dải. Phiến lá dài 20cm – 22cm, rộng 2.8cm – 3.1 cm. Gốc lá nhọn, đáy lệch. Gân lá 6 – 7 đôi, nổi rõ. Lưỡi lá thấp, có lông màu bạc, dày, dài đến 1.7cm. Bẹ lá có lông ở hai mép. Cuống lá dài 0.5cm.

Xem thêm:  Safe zone là gì - hozo.vn

Ứng dụng cây nứa trong đời sống

Cây nứa là cây gì? Cây nứa dùng để làm gì?
Hình ảnh rừng nứa

Cây nứa rừng được sử dụng gần như không bỏ đi phần nào. Trước đây, những lóng nứa già được người vùng cao vót làm tên bắn ná, trong kháng chiến, nó còn được sử dụng làm chông để bẫy địch. Hiện nay, nứa rừng được sử dụng làm vạt giường nằm, chân hương và thêm một sản phẩm không thể thiếu trong mỗi gia đình là những cây tăm.

Tuy nhiên, nứa rừng được sử dụng nhiều nhất vẫn là để làm nguyên liệu hàng thủ công mỹ nghệ, đan lát. Trên thực tế, thời điểm những mặt hàng được làm từ cây nứa rừng “lên hương” cũng chính là khi loài cây này bắt đầu cạn kiệt. “Người khai thác được lợi nên thi nhau triệt hạ nứa rừng, trong khi những cánh rừng có nứa không được quy hoạch, không có hướng “bồi dưỡng” để tái sinh nên dần bị lụi tàn…” –

Nứa còn được sử dụng trong xây dựng làm phên nứa, lợp mái, làm giàn che trong sản xuất nông nghiệp. Tre nứa nguyên liệu còn được dùng trong xây dựng, trang trí không gian kiến trúc. Nứa đã được nghiên cứu sản xuất ván ghép thanh làm tường ngăn hoặc ốp tường rất đẹp vì giữ được màu xanh tự nhiên. Măng Nứa có thể ăn tươi hoặc muối chua.

Cây nứa là cây gì? Cây nứa dùng để làm gì?
Măng nứa

Cây nứa làm sáo

Cây nứa là cây gì? Cây nứa dùng để làm gì?
Nứa làm sáo

Để làm ra một cây sáo chúng ta cần có nguyên liệu. Đặc biệt để làm ra một cây sáo tốt chúng ta cần chọn được một cây nứa tốt, đẹp và thẩm mỹNguyên liệu là nứa gồm hai loại là nứa Nam và nứa Bắc. Nứa Nam là một loại nứa đẹp về thẩm mỹ không bi lẫn những vết đục và không có sắc tố gì làm ảnh hưởng đến cây sáo. Nứa nam có màu vàng óng. Nứa Bắc thì khác cây nứa đục hơn nứa Nam nhưng nó lại mang một vẻ đẹp riêng của một cây nứa Bắc.Để chọn ra một cây nứa tốt bạn nên chọn những cây nứa thẳng , nứa già không bị non, thanh một cây nứa có đọ giây từ 2 đến 3 hoặc 4mm là phù hợp.Nứa khô đã đươc chọn chúng ta cần phải sử lý kỹ, thông lòng cây sáo. Đối với cây nứa bị cong thì chúng ta hơ qua lửa uốn cho thẳng. Đối với những cây nứa đã thẳng tự nhiên chúng ta chỉ cần sử lý qua rồi đem phơi khô.

Điếu cày nứa

Cây nứa là cây gì? Cây nứa dùng để làm gì?

Điếu cày làm bằng nứa có ưu điểm là hút rất thơm, thơm hơn, nhanh lên nước so với điếu cày tre, nhược điểm là điếu mỏng, nếu không biết bảo quả rất dễ nứt vỡ hỏng điếu.

Hướng dẫn cách bảo quản để điếu cày nứa lên nước nhanh

1/ Khi vệ sinh điếu nên để nước điếu cũ lại, đổ quay ngược vào sau khi thau bằng nước sạch, tốt nhất nên châm bằng nước muối sinh lý2/ Khi trời nắng to, hanh heo : Để ở nơi kín gió, tránh ánh nắng mặt trời tiếp xúc trực tiếp.

3/ Dùng 1 số loại tinh dầu thực vật như dầu dừa, dầu ô liu … ( có thể là dầu máy khâu nếu ko có các loại trên) để lau điếu giúp tăng độ ẩm và làn da điếu sẽ bóng hơn

4/ Có thể bỏ điếu trong thùng xốp hoặc túi bóng sau khi sử dụng nếu nhiệt độ quá nóng trong những ngày hè oi bức

– Đối với những cây điếu nứa, tre mộc có thể nhét vải ẩm kèm thuốc lào dưới đáy điếu ( khi hết nắng lôi ra tránh bị mốc )

– Điếu luôn trong tình trạng đầy đủ nước, hút đều đặn.

Lưu ý: Đặc biệt không nên quấn vải ướt quá kín làm hư hại làn da điếu về sau.

5/ Thường xuyên kiểm tra sự thay đổi bề mặt da điếu, lau bằng vải mịn, hoặc lá chuối khô giúp cây điếu lên nước bóng đẹp hơn .

6/ Điều quan trọng cốt lõi nữa là anh em phải bắn chia sẻ cho nhiều người cùng bắn nhé: tối thiểu 1 ngày 20 bi thì tốc độ lên nước của cây điếu mới được bảo đảm như:

_ Sáng mang ra quán ăn sáng cháo lòng

_ Trưa mang ra quán café

_ Chiều mang ra quán bia hơi

_ Tối mang về chiếu bạc >>> Chắc không dưới 100 bi

Rate this post

KevinNguyen

Kevin Nguyễn - Người quản trị nội dung web là một chuyên gia sáng tạo và chuyên nghiệp trong việc quản lý, phát triển và duy trì nội dung website. Với khả năng phân tích và đánh giá thông tin chính xác, anh/chị đảm bảo cung cấp thông tin hữu ích và đáng tin cậy cho cộng đồng.