Căn cước công dân do ai cấp theo quy định hiện nay – Luật Sư X

Chào mừng bạn đến với pgdgiolinhqt.edu.vn trong bài viết về Căn cước công dân được cấp ở đâu chúng tôi sẽ chia sẻ kinh nghiệm chuyên sâu của mình cung cấp kiến thức chuyên sâu dành cho bạn.

Hiện nay trong nhiều hồ sơ, tờ khai, người dân được yêu cầu kê khai số Căn cước công dân và nơi cấp. Tuy nhiên, nhiều người vẫn “bối rối” không viết điền sao cho đúng! Vậy theo quy định pháp luật căn cước công dân do ai cấp? Luật sư X mời bạn đọc tham khảo bài viết dưới đây để hiểu hơn quy định pháp luật về nội dung nêu trên

Căn cứ pháp lý

Luật căn cước công dân

Thông tư 61/2015/TT-BCA

Căn cước công dân do ai cấp

Từ ngày 01/01/2016, khi Luật Căn cước công dân có hiệu lực, nhiều tình thành trên cả nước bắt đầu tiến hành cấp Căn cước công dân cho người dân. Lúc này, mẫu thẻ Căn cước công dân tuân theo quy định tại Thông tư 61/2015/TT-BCA.

Tại Thông tư 61 quy định mặt sau thẻ Căn cước công dân gồm các thông tin sau:

– Trên cùng là mã vạch hai chiều;

– Bên trái, có 02 ô: ô trên, vân tay ngón trỏ trái; ô dưới, vân tay ngón trỏ phải của người được cấp thẻ Căn cước công dân;

– Bên phải, từ trên xuống: đặc điểm nhân dạng của người được cấp thẻ; ngày, tháng, năm cấp thẻ Căn cước công dân; họ, chữ đệm và tên, chức danh, chữ ký của người có thẩm quyền cấp thẻ và dấu có hình Quốc huy của cơ quan cấp thẻ Căn cước công dân.

Điều 4 Thông tư này quy định:

Con dấu trên thẻ Căn cước công dân dùng mực màu đỏ, là con dấu có hình Quốc huy thu nhỏ của Cục Cảnh sát đăng ký, quản lý cư trú và dữ liệu quốc gia về dân cư, Tổng cục Cảnh sát, Bộ Công an.

Tuy nhiên, từ 10/10/2018, Thông tư 33/2018/TT-BCA có hiệu lực, sửa đổi Thông tư 61 đã thay thế cụm từ trên con dấu từ “Cục Cảnh sát đăng ký, quản lý cư trú và dữ liệu quốc gia về dân cư, Tổng cục Cảnh sát, Bộ Công an” bằng cụm từ “Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội, Bộ Công an”.

Xem thêm:  Biển số xe Tây Ninh là bao nhiêu? Cách nhận biết theo từng huyện

cach ghi noi cap can cuoc cong dan

Căn cước công dân cấp ở đâu?

Trong nhiều giấy tờ, các cơ quan, đơn vị yêu cầu người dân cung cấp số Căn cước công dân hoặc Chứng minh nhân dân. Đi cùng với đó là thông tin về ngày cấp và nơi cấp.

Trước đây, khi thẻ Căn cước công dân chưa ra đời, nơi cấp Chứng minh nhân dân cũng chính là Công an cấp tỉnh nơi người dân có hộ khẩu thường trú và tiến hành làm thẻ. Thông tin này được in thống nhất ở mặt sau Chứng minh nhân dân. Vì thế, không hề khó khăn để người dân điền chính xác thông tin này.

Tuy nhiên, khi sử dụng thẻ Căn cước công dân, nhiều người không biết nên ghi nơi cấp là “địa điểm” Công an tỉnh, thành phố nơi mình làm Căn cước công dân đó hay tên cơ quan cấp thẻ Căn cước công dân.

Căn cứ mẫu thẻ Căn cước công dân của Bộ Công an và cách hiểu thông thường, thông tin trên con dấu ở mặt sau thẻ Căn cước công dân chính là nơi cấp thẻ Căn cước công dân đó. Vì thế:

– Đối với thẻ Căn cước công dân làm từ 01/01/2016 đến trước ngày 10/10/2018 thì nơi cấp là Cục Cảnh sát ĐKQL cư trú và DLQG về dân cư.

– Với các thẻ làm từ ngày 10/10/2018 thì nơi cấp Căn cước công dân chính xác là Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội.

Xem thêm:  Tổng hợp các cách làm giá đỗ tại nhà mập ú, giòn ngon, xanh mướt

Trình tự thực hiện đổi thẻ căn cước công dân như thế nào?

– Bước 1: Công dân đến địa điểm làm thủ tục cấp Căn cước công dân hoặc thông qua Cổng dịch vụ công quốc gia, Cổng dịch vụ công Bộ Công an để đăng ký thời gian, địa điểm làm thủ tục đề nghị đổi thẻ Căn cước công dân.Trường hợp công dân không đủ điều kiện đổi thẻ Căn cước công dân thì từ chối tiếp nhận và nêu rõ lý do. Trường hợp công dân đủ điều kiện đổi thẻ Căn cước công dân thì thực hiện các bước sau.- Bước 2: Cán bộ thu nhận thông tin công dân tìm kiếm thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư để lập hồ sơ đổi thẻ Căn cước công dân.+ Trường hợp thông tin công dân không có sự thay đổi, điều chỉnh thì sử dụng thông tin của công dân trong cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư để lập hồ sơ đổi thẻ Căn cước công dân.+ Trường hợp thông tin công dân có sự thay đổi, điều chỉnh thì đề nghị công dân xuất trình giấy tờ pháp lý chứng minh nội dung thay đổi để cập nhật, bổ sung thông tin trong hồ sơ đổi thẻ Căn cước công dân.- Bước 3: Tiến hành thu nhận vân tay, chụp ảnh chân dung của công dân.- Bước 4: In Phiếu thu nhận thông tin Căn cước công dân chuyển cho công dân kiểm tra, ký xác nhận; in Phiếu cập nhật, chỉnh sửa thông tin dân cư (nếu có) cho công dân kiểm tra, ký xác nhận.- Bước 5: Thu Căn cước công dân cũ, thu lệ phí (nếu có) và cấp giấy hẹn trả thẻ Căn cước công dân cho công dân (Mẫu CC03 ban hành kèm theo Thông tư số 66/2015/TT-BCA ngày 15/5/2021 của Bộ trưởng Bộ Công an).- Thời gian tiếp nhận hồ sơ và thời gian trả kết quả: Từ thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần (trừ ngày lễ, tết).- Bước 6: Nhận kết quả trực tiếp tại cơ quan Công an nơi tiếp nhận hồ sơ hoặc trả qua đường chuyển phát đến địa chỉ theo yêu cầu.

Xem thêm:  Bác sĩ trả lời câu hỏi: viêm tuyến nước bọt có lây không? | Medlatec

Mời bạn xem thêm bài viết

  • Cách tra cứu căn cước công dân gắn chíp làm xong chưa
  • Các trường hợp miễn lệ phí khi làm Căn cước công dân gắn chíp.
  • Có bắt buộc phải làm căn cước công dân gắn chip không?

Trên đây là nội dung tư vấn của Luật sư X về chủ đề: “Theo quy định pháp luật căn cước công dân do ai cấp”. Chúng tôi hi vọng rằng bài viết có giúp ích được cho bạn.

Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ của Luật sư X về thủ tục đăng ký bảo hộ logo công ty, các quy định pháp luật về điều kiện thành lập, hợp thức hóa lãnh sự và tại mẫu giấy xác nhận độc thân… Hãy liên hệ qua số điện thoại: 0833.102.102

  • Facebook: www.facebook.com/luatsux
  • Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
  • Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux

Câu hỏi thường gặp

Rate this post

KevinNguyen

Kevin Nguyễn - Người quản trị nội dung web là một chuyên gia sáng tạo và chuyên nghiệp trong việc quản lý, phát triển và duy trì nội dung website. Với khả năng phân tích và đánh giá thông tin chính xác, anh/chị đảm bảo cung cấp thông tin hữu ích và đáng tin cậy cho cộng đồng.