Cảm nhận về nhân vật anh thanh niên trong Lặng lẽ Sapa

Chào mừng bạn đến với pgdgiolinhqt.edu.vn trong bài viết về Cam nhan ve nhan vat anh thanh nien trong lang le sa pa chúng tôi sẽ chia sẻ kinh nghiệm chuyên sâu của mình cung cấp kiến thức chuyên sâu dành cho bạn.

1. Dàn ý Cảm nhận về nhân vật anh thanh niên trong Lặng lẽ Sapa:

1.1. Mở bài:

– Giới thiệu về tác giả và tác phẩm

– Khái quát về hình tượng nhân vật anh thanh niên

1.2. Thân bài:

Công việc của anh thanh niên:

– Kĩ sư khí tượng thủy văn kiêm vật lí địa cầu trên đỉnh núi Yên Sơn cao 2.600m.

– Nhiệm vụ đo gió, đo mưa, đo nắng, đo chấn động mặt đất, tính mây phục vụ sản xuất, phục vụ chiến đấu.

=> Công việc gắn liền với nỗi cô đơn khiến anh thanh niên “thèm người”.

Anh thanh niên yêu và có trách nhiệm với công việc:

– Chấp nhận làm việc tại nơi chỉ có núi và thiên nhiên đối mặt với cô đơn.

– Báo cáo số liệu vào thời gian cụ thể là 4 giờ sáng, 11 giờ trưa, 7 giờ tối, 1 giờ sáng.

Anh làm việc trong điều kiện khắc nghiệt:

– “Gió tuyết và lặng im ở bên ngoài như chỉ chực đợi mình ra là ào ào xô tới”

– “gió thì giống những nhát chổi lớn… lúc im lặng lạnh cánh mà lại hừng hực như cháy “.

=> Các biện pháp nghệ thuật giúp người đọc cảm nhận về sự khắc nghiệt của thời tiết.

Thái độ với công việc:

– Vui vẻ chia sẻ về nhiệm vụ của mình đầy hào hứng.

– Luôn chăm chỉ, đều đặn hoàn thành nhiệm vụ của mình.

=> là người yêu công việc, có tinh thần trách nhiệm cao, có tinh thần vượt khó/

Anh thanh niên có lý tưởng sống cao cả

– anh đã cùng bố viết đơn xin ra lính trong những năm tháng chống Mĩ

– Ý thức được ý nghĩa của công việc.

– yêu nghề: “Khi ta làm việc, ta với công việc là đôi…”

Anh thanh niên có tâm hồn yêu đời.

Sống có tổ chức:

– Nhà cửa ngăn nắp;

– Trồng hoa cho cuộc sống thêm màu sắc

– Tăng gia sản xuất.

– Thỉnh thoảng gặp lái xe cùng hành khách trò chuyện.

=> Anh thanh niên có tinh thần lạc quan,chiến thắng nỗi cô đơn hình thành cuộc sống đầy ý nghĩa.

Anh thanh niên chân thành, hiếu khách.

Bộc lộ qua từng cử chỉ, lời nói:

– Biếu vợ bác lái xe củ tam thất cho khỏe sau cơn ốm

– Tặng hoa cho cô kĩ sư

– Tặng giỏ trứng gà

– Anh thanh niên bộc bạch nỗi lòng sự với các vị khách

=> Sự cởi mở chân thành đã giúp xóa bỏ khoảng cách, tạo mối tâm giao đầy cảm động.

Anh thanh niên là người rất khiêm tốn.

– Khi ông họa sĩ muốn phác họa chân dung mình, anh từ chối và giới thiệu cho ông về ông kĩ sư ở vườn rau hay nhà khoa học nghiên cứu sét…

=> Anh thấy mình quá bình thường so với bao nhiêu người khác.

1.3. Kết bài:

– Khẳng định lại nét đẹp của anh thanh niên.

– Liên hệ thế hệ trẻ hiện nay.

Xem thêm: Em hãy đóng vai anh thanh niên kể lại truyện Lặng lẽ Sa Pa

2. Cảm nhận về nhân vật anh thanh niên trong Lặng lẽ Sapa hay nhất:

Nguyễn Thành Long là cây bút nổi bật của văn xuôi thời kì cách mạng Việt Nam nhất là ở thể loại truyện ngắn và ký với có lối viết chân thực, giàu chất trữ tình, phản ánh vẻ đẹp của con người mới trong lao động và chiến đấu. Hình tượng anh thanh niên trong tác phẩm Lặng lẽ Sa Pa là bức chân dung chật thật về vẻ đẹp của con người Việt Nam đang ngày đêm cống hiến thầm lặng.

Câu chuyện là cuộc gặp gỡ ngắn ngủi giữa anh họa sĩ, cô kỹ sư và anh thanh niên công tác tại đài khí tượng trên đỉnh núi Yên Sơn, Sa Pa. Chàng thanh niên 27 tuổi sống và làm việc sống một mình trên đỉnh Yên Sơn và quanh năm chỉ có mây phủ để phục vụ sản xuất và chiến đấu. Hoàn cảnh sống ấy là cơ hội để bộc lộ những phẩm chất đáng quý của con người

Xem thêm:  Phân tích Số phận con người hay nhất (7 Mẫu) - Văn 12

Trước hết, anh ấy có niềm yêu thích và đam mê với nghề dù phải làm việc tại độ cao 2600m nhưng anh mong muốn được ở nơi cao hơn là đỉnh Fansipan. Anh không nghĩ mình và công việc là một cặp, nên không thể gọi là đơn độc được. Anh hiểu sâu sắc về công việc của mình, dù một hai giờ sáng phải dậy làm việc nhưng nếu không có nó anh sẽ buồn lắm. Tâm sự của anh rất dễ thương nhưng rất chân thành của con người luôn muốn cống hiến hết mình cho đất nước. Thậm chí khi biết việc mình một đám mây phát hiện kịp thời giúp quân ta tiêu diệt được máy bay địch trên cầu Hàm Rồng, anh vô cùng sung sướng.

Ở trên mảnh đất Sa Pa không chỉ có anh mà luôn có những người lao động đang ngày đêm thầm lặng phục vụ đất nước như các anh. Ngoài ra, anh thanh niên còn có một niềm vui khác là được đọc sách, sách là người bạn để trò chuyện, tâm sự. Dù sống một mình công việc vất vả nhưng anh vẫn vượt qua mọi khắc nghiệt để hoàn thành nhiệm vụ anh vẫn thường xuyên dậy đúng giờ để làm nhiệm vụ.

Ngoài ra, anh thanh niên còn có lối sống cởi mở và tôn trọng mọi người. Anh gửi gói sâm cho vợ bác tài xế, tặng trứng cho mọi người ăn trên xe, hái hoa cho cô kỹ sư trẻ. Tất cả đều là sự chân thành của anh đối với tất cả mọi người. Bên cạnh đó, anh thanh niên ấy là người biết cách tổ chức cuộc sống một cách ngăn nắp và có trật tự. Căn nhà tuy nhỏ và đơn sơ nhưng anh luôn giữ gìn sạch sẽ, ngăn nắp. Ngoài ra, anh còn tích cực xây dựng đời sống tinh thần như trồng hoa đọc sách, và nuôi gà làm thực phẩm. Anh thanh niên là hình ảnh đại diệnc của thế hệ trẻ thời kỳ chiến tranh kháng chiến chống Mỹ cứu nước, là những người lao động cống hiến thầm lặng. Anh ấy cũng là một người khiêm tốn, anh cho rằng công việc và đóng góp của mình chỉ là chút việc nhỏ bé. Vì vậy, anh từ chối khi họa sĩ đề nghị vẽ anh và giới thiệu cho ông họa sĩ người khác như ông kĩ sư ở vườn rau hay nhà khoa học nghiên cứu sét mà anh ta cho là xứng đáng hơn.

Để làm nổi bật chân dung anh thanh niên, tác giả sử dụng lối trần thuật theo ngôi thứ ba, khiến cho nhân vật anh thanh niên trở nên khách quan và có cái nhìn đa chiều hơn, rõ nét và dễ mến hơn. Ncgôn ngữ nhân vật vô cùng giản dị, chân chất cũng là điểm nhấn khắc họa nên tính cách nhân vật, từ đó tạo nên thành công của tác phẩm. Anh thanh niên là đại diện nổi bật của thế hệ trẻ Việt Nam những năm chống Mỹ cứu, anh cũng là tấm gương sáng cho thế hệ chúng ta học tập và noi theo.

Xem thêm: Phân tích nhân vật anh thanh niên trong truyện Lặng lẽ Sa Pa

3. Cảm nhận về nhân vật anh thanh niên trong Lặng lẽ Sapa:

Lặng lẽ Sapa là tác phẩm tiêu biểu của Nguyễn Thành Long (1925 – 1991) viết về những con người lao động luôn âm thầm cống hiến cho đất nước, cho Tổ quốc và nhân vật tiêu biểu là anh thanh niên mang những phẩm chất cao đẹp và đáng quý trong cuộc sống và công việc thời đại mới.

Trước hết, Anh thanh niên được giới thiệu qua nhân vật người lái xe là chàng trai 27 tuổi, là người cô đơn nhất thế gian khi sống một mình trên đỉnh Yên Sơn. Có những lúc anh thèm người nên đã chặt cây chắn đường chỉ gặp người. Anh làm công việc khí tượng kiêm địa vật lý địa cầu và cụ thể là chuyên “đo gió, đo nắng, tính mây, đo chấn động mặt đất…”. Công việc đòi hỏi sự chính xác và tinh thần trách nhiệm cao. Qua đó, vẻ đẹp đáng trân trọng của anh thanh niên hiện lên là một người trẻ dám thử thách gắn bó với công việc ở nơi vắng vẻ.

Anh tình nguyện nhập ngũ, tình nguyện làm ở đài khí tượng viên trên núi cao. Anh ý thức được công việc này vô cùng hữu ích cho chiến đấu và sản xuất, anh coi công việc như một người bạn. Nhờ thế mà trên đỉnh núi Yên Sơn, anh không cảm thấy cô đơn mà hạnh phúc trong công việc , anh yêu cuộc sống đó là nghị lực để anh vươn lên, làm việc so ý nghĩa với đất nước.

Xem thêm:  Bình bài thơ Hỏi đường của Trần Đăng Khoa - Thủ thuật

Anh là người có tinh thần trách nhiệm đến nỗi “ban đêm không thấy bằng mắt, nhìn gió lá, nhìn trời… biết mây tính gió”. Từ đó anh đã góp phần vào thắng lợi chung của quân dân ta với chiến “giúp bộ đội đánh thắng nhiều máy bay Mỹ trên cầu Hàm Rồng nhờ phát hiện mây khô.”

Hành động đẹp của chàng trai trẻ còn thể hiện ở chỗ anh vẫn không ngừng học hỏi để hoàn thiện bản thân đọc sách để nâng cao hiểu biết, và để bớt cô đơn anh coi sách là người bạn. Từ những hành động đẹp ấy, đã hình thành lối sống, tình cảm đẹp trong thanh niên. Anh tự trồng các loại hoa để đời sống tinh thần thêm chút thú vị, anh nuôi gà cung cấp thức ăn và gợi không khí đầm ấm, quây quần.

Đặc biệt, anh thanh niên là người mến khách, anh sẵn sàng tặng sâm cho bác tài xế mang về chi vợ bác bị ốm, tặng cô kỹ sư hoa và giỏ trứng cho họa sĩ. Và chúng ta còn thấy ở anh ấy sự khiêm tốn khi họa sĩ muốn vẽ anh ấy, anh ấy đã từ chối và giới thiệu những người anh cho là xứng đáng hơn.

Như vậy, chỉ bằng những chi tiết nhỏ và cuộc gặp gỡ ngắn ngủi, tác giả đã khắc họa được hình ảnh anh thanh niên với vẻ đẹp của tâm hồn, lối sống và những suy nghĩ sâu sắc về công việc và cuộc sống. Anh cũng là đại diện nổi bậ, tiêu biểu cho người dân lao động đang ngày đêm cống hiên thầm lặng cho đất nước

Xem thêm: Cảm nhận về truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa của Nguyễn Thành Long

4. Đoạn văn cảm nhận về Anh thanh niên trong Lặng lẽ Sapa:

4.1. Mẫu số 1:

Nhân vật nam thanh niên là một trong những nhân vật chính, làm nổi bật nội dung tư tưởng của câu chuyện. Người đọc được gợi mở về cuộc sống độc đáo của anh ấy, khi anh ta sống một mình trên đỉnh Yên Sơn, nơi chỉ có cây cỏ và mây mù. Công việc của anh là đo đạc và theo dõi các chỉ số thời tiết như gió, mưa, nắng, độ rung động của mặt đất, phục vụ cho sản xuất và chiến đấu. Mặc dù công việc của anh ta không quá nặng nhọc, nhưng lại đòi hỏi tính cẩn thận, chính xác và trách nhiệm cao. Anh ta rất đam mê công việc của mình và coi đó như là niềm vui và lẽ sống. Anh ấy đã từng nói rằng “Khi làm việc, ta phải coi mình và công việc như là một, không thể chia làm hai”. Anh ta cũng biết cách sắp xếp cuộc sống của mình một cách khoa học và luôn giữ cho ngôi nhà ba gian của mình gọn gàng và sạch sẽ. Mặc dù sống một mình trên đỉnh núi cao, anh ta vẫn tìm được niềm vui trong việc trồng hoa, nuôi gà và đọc sách. Đối với anh, đọc sách không chỉ là cách để nâng cao kiến thức mà còn để dành thời gian để suy nghĩ và tinh thần thanh lọc. Bên cạnh đó, anh luôn muốn thể hiện sự chân thành và lòng hiếu khách. Anh từng đặt một khúc gỗ chắn giữa đường để thu hút người đi đường, anh vui mừng khi có khách đến thăm và luôn ân cần, chu đáo khi tiếp và tiễn khách. Những hành động nhỏ như thế cũng thể hiện được tính cách của anh. Anh ấy luôn cố gắng sống khiêm tốn và thành thật với những gì anh làm. Anh hiểu rằng công việc của mình có thể nhỏ bé, nhưng anh luôn nỗ lực để đóng góp hết mình. Anh hy vọng qua những cuộc gặp gỡ và trò chuyện, người ta có thể cảm nhận được sự đơn giản, khiêm tốn và đẹp trong suy nghĩ, cách sống và tâm hồn của mình. Đó chỉ là một bức tranh đơn giản về một người với tầm nhìn và ý chí nhỏ bé nhưng tâm hồn luôn tươi cười.

Xem thêm:  Hệ thống danh sách cảng biển Việt Nam

4.2. Mẫu số 2:

Truyện ngắn “Lặng lẽ Sa Pa” của Nguyễn Thành Long không chỉ tả lại vẻ đẹp hoang sơ, hùng vĩ của Sa Pa mà còn khắc họa đời sống lao động của những người dân nơi đây. Trong đó, nhân vật trẻ tuổi được mô tả chi tiết và chân thực nhất là anh chàng làm việc tại trạm khí tượng đỉnh núi Yên Sơn. Dù sống trong cảnh tách biệt khỏi xã hội và cả gia đình, anh vẫn tự tin và say mê công việc của mình. Từ việc đo đạc các thông số thời tiết cho đến việc phân tích dữ liệu, anh luôn cố gắng hết mình để đưa ra dự báo chính xác nhất. Những nỗ lực đó không chỉ hỗ trợ sản xuất nông nghiệp mà còn góp phần quan trọng trong bảo vệ môi trường và phòng chống thiên tai.

Anh thanh niên là một người đam mê nghề nghiệp và có ý thức về công việc. Anh ấy nhận thức được rằng công việc của mình không chỉ liên quan đến bản thân mình mà còn liên quan đến sự kết nối với đồng nghiệp và anh em cộng sự. Dù cuộc sống của anh ta vốn dĩ tập trung vào công việc, nhưng anh ta không hề chán nản mà còn thường xuyên trồng hoa, đọc sách, nuôi gà để giữ cho tinh thần luôn tươi mới.

Trong cuộc sống cá nhân, anh là một người dễ gần, chân thành và luôn trân trọng tình cảm của mọi người. Điều này được thể hiện rõ ràng qua cách anh quan tâm tặng củ tam thất cho bác tài xế hoặc tặng hoa cho cô kỹ sư trẻ. Anh cũng rất khiêm tốn và thành thực, cho rằng công việc của mình chỉ là một phần nhỏ bé trong cuộc sống, không đáng kể.

Khi một họa sĩ muốn vẽ chân dung anh, anh cảm thấy rất ngại và cho rằng không xứng đáng, và anh đã giới thiệu những người khác mà anh cho rằng xứng đáng hơn để được vẽ, như ông kỹ sư vườn rau hay anh cán bộ nghiên cứu lập bản đồ sét.

Từ nhân vật của anh thanh niên, tác giả muốn truyền tải thông điệp về ý nghĩa và niềm vui của lao động tự giác tới thế hệ trẻ.

4.3. Mẫu số 3:

Trong truyện ngắn “Lặng lẽ Sa Pa” của Nguyễn Thành Long, tác giả không chỉ tả lại vẻ đẹp hoang sơ, hùng vĩ của Sa Pa, mà còn thể hiện những tình cảm đầy tình người và những suy tư sâu sắc của nhân vật chính.

Tác giả miêu tả rất chi tiết về Sa Pa, nhưng không chỉ dừng lại ở cảnh vật mà còn nhắc đến cuộc sống của người dân địa phương. Nhân vật chính trong truyện là một nhà báo, ông đã đến Sa Pa để tìm hiểu về đời sống của người dân tại đây. Thông qua những cuộc trò chuyện với người dân, nhà báo đã hiểu được những khó khăn mà họ đang phải đối mặt và cảm nhận được tình yêu thương, lòng hiếu thảo của những người đàn ông, phụ nữ tại đây.

Ngoài ra, tác giả còn đặc biệt nhấn mạnh đến tình cảm giữa nhân vật chính và người phụ nữ địa phương. Mối quan hệ giữa hai người diễn ra trong sự lặng lẽ, nhưng lại rất chân thành và sâu sắc. Nhân vật chính đã tự hỏi mình rằng liệu tình cảm của hai người có thể bền vững trong bối cảnh khác biệt về nền văn hóa, truyền thống và môi trường sống. Điều này cho thấy tác giả không chỉ muốn tả lại vẻ đẹp của Sa Pa, mà còn muốn thể hiện tình cảm của con người trong cuộc sống đầy phức tạp.

Tóm lại, trong truyện ngắn “Lặng lẽ Sa Pa”, Nguyễn Thành Long đã không chỉ tả lại vẻ đẹp của Sa Pa mà còn khắc họa những tình cảm đầy tình người và những suy tư sâu sắc của nhân vật chính. Qua đó, tác giả muốn gửi đến độc giả thông điệp về sự đa dạng, sự giàu có của cuộc sống và tình cảm giữa con người.

Rate this post

KevinNguyen

Kevin Nguyễn - Người quản trị nội dung web là một chuyên gia sáng tạo và chuyên nghiệp trong việc quản lý, phát triển và duy trì nội dung website. Với khả năng phân tích và đánh giá thông tin chính xác, anh/chị đảm bảo cung cấp thông tin hữu ích và đáng tin cậy cho cộng đồng.