Cách quản lý thử thách và đánh giá kết quả trong Kahoot!

Chào mừng bạn đến với pgdgiolinhqt.edu.vn trong bài viết về Cach quan ly thu thach va danh gia ket qua trong kahoot chúng tôi sẽ chia sẻ kinh nghiệm chuyên sâu của mình cung cấp kiến thức chuyên sâu dành cho bạn.

Kahoot! là một ứng dụng hỗ trợ học tập tuyệt vời. Ở bài viết này hãy cùng Download.vn tìm hiểu cách quản lý thử thách theo nhịp độ của học sinh và đánh giá kết quả trong báo cáo từ Kahoot! nhé.

Kahoot! cho Android Kahoot! cho iOS

Vị trí lưu kết quả hoàn thành bài tập của học sinh

Sau khi học sinh đã hoàn thành bài tập được giao trên Kahoot!, giáo viên hãy tới Reports ở thanh điều hướng trên cùng và click Challenges để lọc báo cáo theo chế độ game. Các thử thách đang diễn ra sẽ được gắn nhãn kèm thời hạn tương ứng. Game đã hoàn thành sẽ có nhãn Finished.

Những thử thách đang diễn ra sẽ hiện trên trang chủ. Bạn có thể click vào một mục trong phần Challenges in progress để trực tiếp tới báo cáo đó.

Quản lý người chơi và thời hạn của một thử thách

Khi mở một báo cáo thử thách hay bài tập, dưới đây là những việc bạn có thể làm:

  • Khi thử thách đang diễn ra, bạn luôn có thể tìm và chia sẻ link dẫn tới nó với nhiều học sinh hơn hoặc gửi trực tiếp tới Microsoft Teams, Google Classroom, Remind hoặc tài khoản mạng xã hội khác.
  • Nếu muốn thêm thời gian hoàn thành thử thách nào đó cho học sinh, click Change deadline và làm theo hướng dẫn.
  • Nếu tất cả đã hoàn thành thử thách, bạn có thể đóng nó trước thời hạn, chỉ cần click End now.
Xem thêm:  Giá trị cốt lõi và cao đẹp nhất trong phong cách Hồ Chí Minh
Mời nhiều người chơi hơn vào thử thách trên Kahoot!

Bạn có thể loại một học viên khỏi thử thách. Ví dụ, nếu trong lớp học có người tham gia với cái tên lạ, đáng ngờ, hãy tới Players, click icon 3 chấm ở bên tay phải, sau đó Remove player.

Loại bỏ người chơi khỏi thử thách trên Kahoot!

Đánh giá kết quả khi học sinh hoàn thành thử thách

Kahoot! cung cấp báo cáo tổng quan, chi tiết, giúp giáo viên có hướng dẫn mục tiêu tốt hơn cho học sinh, bao gồm:

  • Biết câu hỏi khó nhất và cần được ôn luyện lại.
  • Biết học viên nào cần theo dõi hay gặp khó khăn khi hoàn thành thử thách.
  • Tới tab Questions để nhận báo cáo chi tiết những câu trả lời đúng và sai, đánh giá hiệu quả chi tiết hơn và nắm được “lỗ hổng” kiến thức của học sinh.

Củng cố kiến thức bằng các tạo một Kahoot! với các câu hỏi có mức độ khó khác nhau

Nếu có nhiều hơn 3 câu hỏi mà chưa tới 35% học sinh trả lời đúng, bạn có thể tạo một kahoot mới bằng những câu hỏi khó đó. Tính năng này có sẵn trong báo cáo ở cả game và thử thách trực tiếp. Nó giúp giáo viên củng cố kiến thức cho học sinh, hỗ trợ đánh giá nội dung và chuẩn bị bài kiểm tra tốt hơn.

Các câu hỏi khó trên Kahoot!

Cổ vũ học sinh sau thử thách

Tạo phòng học tương tác và chúc mừng những học sinh đã hoàn thành tốt thử thách bằng cách chia sẻ bục giảng với những người chiến thắng.

Xem thêm:  Trắc nghiệm bài Đất nước (Nguyễn Khoa Điềm) có đáp án

Trên đây là cách quản lý và đánh giá kết quả hoàn thành thử thách theo nhịp độ của học sinh trên Kahoot!. Hi vọng bài viết hữu ích với các bạn.

Rate this post

KevinNguyen

Kevin Nguyễn - Người quản trị nội dung web là một chuyên gia sáng tạo và chuyên nghiệp trong việc quản lý, phát triển và duy trì nội dung website. Với khả năng phân tích và đánh giá thông tin chính xác, anh/chị đảm bảo cung cấp thông tin hữu ích và đáng tin cậy cho cộng đồng.