Lươn nấu gì cho bé? 5 cách nấu cháo lươn cho bé ăn dặm ngon bổ

Chào mừng bạn đến với pgdgiolinhqt.edu.vn trong bài viết về Cách nấu cháo lươn cho bé chúng tôi sẽ chia sẻ kinh nghiệm chuyên sâu của mình cung cấp kiến thức chuyên sâu dành cho bạn.

2. Cách nấu cháo lươn ngon cho bé với đậu xanh

cách nấu cháo lươn đậu xanh cho bé

Nguyên liệu

  • Thịt lươn đã hấp chín: 15 – 20g
  • Gạo: 1 nắm (khoảng 3 thìa đầy)
  • Đậu xanh cà: 10g
  • Dầu ăn cho bé ăn dặm.

Cách nấu cháo lươn cho trẻ với đậu xanh:

  • Bước 1: Đậu xanh nhặt bỏ hạt sâu, mốc rồi đãi sạch, ngâm nước khoảng 1 – 2 giờ cho nở rồi đãi bỏ phần vỏ ngoài.
  • Bước 2: Gạo vo sạch cho vào nồi cùng đậu xanh đã đãi bỏ vỏ, cho nước vào nấu trên lửa vừa cho chín mềm.
  • Bước 3: Khi cháo chín, hạt gạo bung đều, đậu xanh nở mềm thì cho thịt lươn vào đảo đều, tắt bếp.
  • Bước 4: Múc cháo lươn cho bé ăn dặm ra bát, khi cháo nguội bớt thì cho 1 thìa dầu ăn vào đảo đều, cho bé ăn khi cháo còn ấm.

3. Lươn nấu cháo với gì cho bé? Cháo lươn rau ngót

cách nấu cháo lươn rau ngót

Cháo lươn nấu với gì cho bé? Hãy kết hợp cùng rau ngót!

Nguyên liệu

  • Thịt lươn hấp chín: 20g
  • Rau ngót: 10g
  • Gạo tẻ: 20g
  • Dầu ăn dành cho bé ăn dặm.

Cách nấu cháo lươn cho bé ăn dặm

  • Bước 1: Vo gạo cho sạch rồi cho vào nồi cùng lượng nước vừa đủ, đun trên lửa vừa cho cháo chín mềm.
  • Bước 2: Rau ngót rửa sạch và thái nhỏ, mịn.
  • Bước 3: Cháo chín, cho rau ngót vào, khuấy đều, nấu trong khoảng 2 phút để rau chín.
  • Bước 4: Tiếp đó, bạn cho lươn vào, đảo đều đợi cháo sôi trở lại thì tắt bếp.
  • Bước 5: Múc cháo lươn cho bé ăn dặm ra bát, cho 1 thìa dầu ăn dành cho bé ăn dặm vào, khuấy đều, cho bé ăn khi cháo còn ấm.
Xem thêm:  15 món ngon từ sườn heo đổi món cho bữa cơm gia đình - PasGo

4. Cách nấu cháo lươn cho bé 8 tháng với cà rốt, đậu Hà Lan

cách nấu cháo lươn cà rốt đậu hà lan

Lươn nấu gì cho bé? Nếu bạn thắc mắc cháo lươn nấu với gì cho bé, hãy học ngay cách nấu cháo lươn cho bé với cà rốt, đậu Hà Lan.

Nguyên liệu:

  • Gạo tẻ: 1 nắm (khoảng 3 thìa đầy)
  • Thịt lươn đã hấp chín: 15 – 20g
  • Cà rốt: 1 miếng cỡ bao diêm
  • Đậu Hà Lan: 20g
  • Dầu ăn dành cho bé ăn dặm.

Cách nấu cháo lươn cho bé ăn dặm thơm ngon, bổ dưỡng:

  • Bước 1: Đậu Hà Lan rửa sạch, cho vào bát nhỏ, hấp cách thủy cho chín. Đậu chín, dùng muỗng tán mịn, lọc qua rây rồi cho vào cháo.
  • Bước 2: Cà rốt rửa sạch, bào bỏ vỏ, băm nhỏ hoặc cắt miếng nhỏ. Để có thể băm nhỏ cà rốt dễ dàng, mẹ nên dùng dụng cụ bào sợi bào cà rốt thành sợi mỏng, thái nhỏ rồi hãy băm.
  • Bước 3: Gạo vo sạch, cho vào nồi cùng cà rốt và nấu trên lửa vừa.
  • Bước 4: Khi cháo chín nhừ, nếu bạn cắt cà rốt dạng miếng nhỏ thì nên vớt cà rốt ra, dùng muỗng tán cho mịn trước khi cho bé ăn. Nếu bé chưa ăn được thức ăn thô, sau khi tán nhuyễn cà rốt, mẹ nên lọc qua rây cho mịn.
  • Bước 5: Cho thịt lươn vào nồi nấu cháo lươn cho bé và đảo đều.
  • Bước 6: Tắt bếp, múc cháo lươn cho bé ra bát, đợi cháo hơi nguội cho 1 thìa dầu ăn vào đảo đều, cho bé ăn khi cháo còn ấm.
Xem thêm:  #2 cách nấu lẩu đuôi bò thơm ngon chuẩn vị nhà hàng

5. Lươn nấu cháo với gì cho bé? Cách nấu cháo lươn cho bé 1 tuổi với khoai môn

cháo lươn khoai môn

Lươn nấu cháo gì cho bé? Cháo lươn khoai môn chắc chắn là món ngon bổ dưỡng mà bạn đang tìm.

Nguyên liệu:

  • Thị lươn hấp chín: 50g
  • Gạo tẻ: 1 nắm to (khoảng 3 thìa đầy)
  • Khoai môn: 50g (khoảng 1/4 củ cỡ vừa)
  • Ngò rí
  • Dầu ăn dành cho trẻ ăn dặm.

Cách nấu cháo lươn cho trẻ:

  • Bước 1: Nếu chưa có thịt lươn làm sẵn, mẹ nên làm lươn theo hướng dẫn ở trên.
  • Bước 2: Khoai môn gọt sạch vỏ, thái miếng vuông dạng quân cờ.
  • Bước 3: Gạo vo sạch, cho vào nồi cùng khoai môn và lượng nước vừa đủ, nấu trên lửa vừa cho cháo chín nhừ.
  • Bước 4: Ngò rí rửa sạch, vẩy ráo, thái nhỏ.
  • Bước 5: Khi cháo chín, mẹ cho thịt lươn đã xé nhỏ, tiết lươn đã hấp chín vào đảo đều.
  • Bước 6: Chờ cho cháo sôi trở lại thì nêm ngò rí thái nhỏ vào khuấy đều cho chín.
  • Bước 7: Tắt bếp, múc cháo lươn cho bé ra bát, đợi cháo nguội bớt thì cho 1 thìa súp dầu ăn vào trộn đều.
  • Bước 8: Bạn nên cho bé ăn khi cháo còn ấm để tránh cháo bị tanh.

Những lưu ý trong cách chế biến lươn cho bé

Như vậy là bạn đã biết 5 cách nấu cháo lươn cho bé ngon bổ dưỡng. Ngoài việc học cách nấu cháo lươn cho bé, bạn cũng cần lưu ý những điều sau:

  • Khi sơ chế cũng như chế biến lươn cho bé, bạn cần làm sạch (rửa lươn với giấm hoặc nước cốt chanh hay muối), loại bỏ nội tạng trước khi chế biến và nấu thịt lươn chín kỹ. Nguyên nhân là vì lươn là loài động vật sống dưới nước, thường chui rúc trong bùn lầy và là loài ăn tạp nên chúng có thể nhiễm các ký sinh trùng như anguilliticoloides crasus, anguilla rostrata, anguilla japonica… và ấu trùng gnathostoma spingerum. Ấu trùng này đi vào cơ thể có thể ký sinh ở da, hạch, mắt, não gây ảnh hưởng đến sức khỏe.
  • Trong thịt lươn chứa rất nhiều protein, trong đó có hợp chất histidine tốt cho cơ thể, nhưng khi lươn chết, hợp chất này bị các vi khuẩn tấn công gây ô nhiễm và có thể chuyển hóa thành chất độc histamine, một chất độc gây ra dị ứng miễn dịch có hại cho con người. Do đó, bạn tuyệt đối không dùng lươn đã chết hoặc ươn để chế biến món ăn.
Xem thêm:  Cách Nấu Nước Lèo Hủ Tiếu Nam Bộ Ngon Ngây Ngất

Hàm lượng dinh dưỡng của thịt lươn

Cách nấu cháo lươn cho bé rất đơn giản, mang lại món ăn cực kỳ bổ dưỡng cho trẻ. 100 gram thịt lươn cung cấp:

  • Năng lượng: 285 calo
  • Chất đạm: 18,7g
  • Chất béo: 0,9g
  • Phospho: 150 mg
  • Canxi: 39 mg
  • Sắt: 1,6 mg

Ngoài ra còn có các vitamin A, D, các vitamin nhóm B (B1, B3, B2, B6) cùng các khoáng chất như natri, kali…

Theo Đông y, thịt lươn có tính cam ôn, bổ kinh tỳ vị, có công dụng chủ trị các vấn đề sức khỏe như: bổ hư tổn, khu phong trừ thấp, cường kiện gân cốt.

Người phương Đông xếp thịt lươn vào một trong bốn món ngon dưới nước (tứ đại hà tiên) nên lươn thường được dùng làm món ăn để bồi bổ cho người bệnh, người già và trẻ nhỏ.

Hy vọng những thông tin trên đã giúp bạn biết được 5 cách nấu cháo lươn cho bé.

Rate this post

KevinNguyen

Kevin Nguyễn - Người quản trị nội dung web là một chuyên gia sáng tạo và chuyên nghiệp trong việc quản lý, phát triển và duy trì nội dung website. Với khả năng phân tích và đánh giá thông tin chính xác, anh/chị đảm bảo cung cấp thông tin hữu ích và đáng tin cậy cho cộng đồng.