Cách làm bài đọc hiểu, Đặc điểm của kiểu bài đọc hiểu văn bản

Chào mừng bạn đến với pgdgiolinhqt.edu.vn trong bài viết về Cach lam bai doc hieu dac diem cua kieu bai doc hieu van ban chúng tôi sẽ chia sẻ kinh nghiệm chuyên sâu của mình cung cấp kiến thức chuyên sâu dành cho bạn.

Đặc điểm của kiểu bài đọc hiểu văn bản

Phần đọc hiểu Ngữ văn 12, cũng giống như phần đọc hiểu của những lớp 10, 11 mà các em đã học trước đó. Bài tập phần đọc hiểu Ngữ văn có chung những đặc điểm như sau:

– Kiểu bài đọc hiểu nằm ở Phần I (3 điểm) trong đề thi THPTQG Ngữ văn. Ngữ liệu đọc hiểu thường là một đoạn văn bản có thể thuộc bất cứ loại văn bản nào. Từ văn bản khoa học, báo chí, công vụ đến văn bản nghệ thuật. Miễn là văn bản ấy được viết bằng ngôn từ. Nhưng chủ yếu là văn bản nghị luận.

Yêu cầu đề bài của kiểu bài đọc – hiểu văn bản

Thông thường đề bài sẽ yêu cầu các em đọc hiểu và trả lời 4 câu hỏi nhỏ. Các em sẽ hiểu rõ hơn khi tham khảo các cách làm bài đọc hiểu ngữ văn dưới đây. Các câu hỏi phần đọc hiểu sẽ tập trung vào 1 số khía cạnh như:

  • Nội dung chính của văn bản hoặc ý nghĩa của văn bản.
  • Các thông tin quan trọng của văn bản: nhan đề, phong cách ngôn ngữ, phương thức biểu đạt.
  • Những hiểu biết về từ ngữ, cú pháp, chấm câu, cấu trúc, thể loại văn bản.
  • Một số biện pháp nghệ thuật trong văn bản và tác dụng của chúng.

Những kiểu câu hỏi thường sử dụng ở phần đọc hiểu

  • Ở dạng câu hỏi nhận biết: Thường hỏi xác định phương thức biểu đạt, phong cách ngôn ngữ, tìm từ ngữ, hình ảnh, xác định cách trình bày văn bản…
  • Ở dạng câu hỏi hiểu: Thường hỏi học sinh hiểu như thế nào về một câu nói trong văn bản; hỏi theo học sinh thì vì sao tác giả lại cho rằng, nói rằng…(kiểu hỏi này là để xem học sinh và tác giả có đồng quan điểm hay không); Kiểu câu hỏi theo tác giả… Ba kiểu hỏi này thường lặp đi lặp lại.
  • Ở dạng câu hỏi vận dụng: Thường yêu cầu học sinh rút ra thông điệp có ý nghĩa, điều tâm đắc hoặc chỉ ra những việc làm cụ thể của bản thân.

Cách làm bài đọc hiểu

Bước 1: Đọc thật kỹ đề bài, đọc đến thuộc lòng rồi hãy làm từng câu, dễ trước khó sau.

  • Đề văn theo hướng đổi mới có 2 phần: đọc hiểu và làm văn. Phần đọc hiểu thường xoay quanh nhiều vấn đề, thí sinh cần nắm vững những kiến thức cơ bản sau:
  • Nhận biết 6 phong cách ngôn ngữ văn bản. Dựa ngay vào các xuất xứ ghi dưới phần trích của đề bài để nhận dạng được các phong cách như: Báo chí, Văn chương nghệ thuật, Khoa học, Chính luận, Khẩu ngữ hay Hành chính công vụ.
  • Xác định 5 phương thức biểu đạt của văn bản dựa vào các từ ngữ hay cách trình bày. Đoạn trích thấy có sự việc diễn biến (Tự sự), nhiều từ biểu lộ xúc động (Biểu cảm), nhiều từ khen chê, bộc lộ thái độ (Nghị luận), nhiều từ thuyết trình, giới thiệu về đối tượng (Thuyết minh) và có nhiều từ láy, từ gợi tả sự vật, sự việc (Miêu tả).
  • Nhận biết các phép tu từ từ vựng (so sánh, ẩn dụ, hoán dụ, lặp từ, nói quá, nói giảm, chơi chữ…); tu từ cú pháp (lặp cấu trúc câu, giống kiểu câu trước; đảo ngữ; câu hỏi tu từ; liệt kê).
  • Các biện pháp tu từ có tác dụng làm rõ đối tượng nói đến, tăng thêm gợi cảm, gợi hình ảnh, âm thanh, màu sắc, làm đối tượng hấp dẫn, sâu sắc.
  • Đối với, các văn bản trong đề chưa thấy bao giờ, học sinh cần đọc nhiều lần để hiểu từng câu, từng từ, hiểu nghĩa và biểu tượng qua cách trình bày văn bản, liên kết câu, cách ngắt dòng… để có thể trả lời những câu hỏi: Nội dung chính của văn bản, tư tưởng của tác giả gửi gắm trong văn bản.,thông điệp rút ra từ văn bản…
Xem thêm:  Hoàn cảnh ra đời bài thơ Đất Nước của Nguyễn Đình Thi

Bước 2: Đọc các yêu cầu, gạch chân các từ ngữ quan trọng, câu quan trọng. Việc làm này giúp các em lí giải được yêu cầu của dề bài và xác định hướng đi đúng cho bài làm, tránh lan man, lạc đề.

Bước 3: Luôn đặt câu hỏi và tìm cách trả lời: Ai? Cái gì? Là gì? Như thế nào? Kiến thức nào? Để bài làm được trọn vẹn hơn, khoa học hơn tránh trường hợp trả lời thiếu.

Bước 4: Trả lời tách bạch các câu, các ý. Chọn từ ngữ, viết câu và viết cẩn thận từng chữ.

Bước 5: Đọc lại và sửa chữa chuẩn xác từng câu trả lời. Không bỏ trống câu nào, dòng nào.

Một số lưu ý trong quá trình làm bài

  • Viết đúng từ ngữ, trình bày rõ ràng, đúng chính tả, dấu câu, không viết dài.
  • Chỉ dùng thời gian khoảng 30 phút làm câu hỏi đọc hiểu. Trả lời đúng câu hỏi của đề.
  • Làm trọn vẹn từng câu, không bỏ ý, không viết vội vàng để giành chắc chắn từng 0,25 điểm bài.
Kỹ năng làm bài thi đọc hiểu môn Ngữ văn
Kỹ năng làm bài thi đọc hiểu môn Ngữ văn

Mẹo làm bài đọc hiểu thi THPT Quốc gia

– Đề bài người ta thường đưa một khổ thơ hoặc một đoạn và yêu cầu học sinh đọc và trả lời các câu hỏi.

Các câu hỏi thường gặp:

  • Xác định thể thơ/ Xác định phong các ngôn ngữ của đoạn trích
  • Nội dung chính của khổ thơ/ đoạn trích là gì? (Câu chủ đề của đoạn trích là gì – với đoạn văn)
  • Chỉ ra các biện pháp nghệ thuật được sử dụng chủ yếu trong khổ thơ/ đoạn trích? Tác dụng của chúng?

Giải quyết đề

Với thơ

Câu hỏi 1:

+ Xác định thể thơ bằng cách đếm số chữ trong từng câu thơ. Thông thường trong bài người ra đề sẽ cho vào các thể thơ bốn chữ/ năm chữ/ bảy chữ/ lục bát

+ Các thể thơ trung đại như thất ngôn bát cú (7 chữ/ câu, 8 câu/bài), thất ngôn tứ tuyệt (7 chữ/ câu, 4 câu/ bài)… xác định bằng cách đếm số chữ trong một câu và số câu trong một bài. (Các thể thơ thuộc giai đoạn trung đại trong đề thường ít cho nhưng phải nắm được cách xác định)

Câu hỏi 2: Đưa nội dung chính của khổ thơ, tức là dụng ý cuối cùng của tác giả.

Ví dụ:

Dữ dội và dịu êm

Ồn ào và lặng lẽ

Sông không hiểu nổi mình

Sóng tìm ra tận bể….

=> Nội dung: Trạng thái của con sóng và các cung bậc cảm xúc của tình yêu trong trái tim người con gái đang yêu.

Xem thêm:  Đoạn văn trình bày suy nghĩ của em về việc sử dụng mạng xã hội

Câu hỏi 3: phân tích khổ thơ như bình thường, tức là đi từ nghệ thuật đến nội dung của khổ thơ. Xác định nội dung khổ thơ theo trình tự sau: Lớp nghĩa trên bề mặt (diễn xuôi câu thơ) -> liên tưởng, tưởng tượng (các hình ảnh thơ trong câu thơ) -> Dụng ý của tác giả

Với văn

– Câu 1 (Thường là xác định phong cách ngôn ngữ/ Phương thức biểu đạt/Thao tác lập luận của đoạn trích):

* Có một số loại phong cách ngôn ngữ cơ bản sau:

Khẩu ngữ (Sinh hoạt): được sử dụng trong cuộc sống hàng ngày, là ngôn ngữ sinh hoạt đời thường với ba hình thức chủ yêu là trò chuyện, nhật kí, thư từ; tồn tại chủ yếu dưới dạng nói.

Các đặc điểm ngôn ngữ:

+ Mang đậm dấu ấn cá nhân

+ Dùng những từ ngữ mang tính cụ thể, giàu hình ảnh và cảm xúc.

+ Những từ ngữ chỉ nhu cầu về vật chất và tinh thần thông thường (ăn, ở, đi lại, vui chơi, giải trí,…) chiếm tỉ lệ lớn

=> Một số hiện tượng nổi bật: lớp từ ngữ chỉ tồn tại trong phong cách này như tiếng tục, tiếng lóng,…; sử dụng nhiều từ láy, đặc biệt là các từ láy tư (đỏng đa đỏng đảnh, hậu đà hậu đậu, tầm bậy tầm bạ,….); dùng cách nói tắt (hihu, …); sử dụng kết hợp từ không có quy tắc (xấu điên xấu đảo, xấu như con gấu,…)

+ Thường sử dụng câu đơn, đặc biệt là những câu cảm thán, câu chào hỏi…

+ Kết cấu trong câu có thể tỉnh lược tối đa hoặc dài dòng, lủng củng .

Khoa học: dùng trong nghiên cứu, học tập với ba hình thức chuyên sâu, giáo khoa và phổ cập; tồn tại chủ yếu dưới dạng viết.

Các đặc điểm ngôn ngữ:

+ Sử dụng nhiều và chính xác các thuật ngữ khoa học.

+ Sử dụng các từ ngữ trừu tượng, không biểu lộ cảm xúc cá nhân.

+ Các đại từ ngôi thứ ba và ngôi thứ nhất với ý nghĩa khái quát được sử dụng nhiều như người ta, chúng ta, chúng tôi…

+ Câu hoàn chỉnh, cú pháp câu rõ ràng, chỉ có một cách hiểu.

+ Câu ghép điều kiện – kết quả thường được sử dụng phổ biến trong phong cách ngôn ngữ này, chứa nhiều lập luận khoa học và khả năng logic của hệ thống.

+ Thường sử dụng những cấu trúc khuyết chủ ngữ hoặc chủ ngữ không xác định (vì hướng tới nhiều đối tượng chứ không bó hẹp trong phạm vi một đối tượng)

Báo chí: sử dụng trong lĩnh vực báo chí với ba dạng tồn tại chủ yếu dạng nói (đài phát thanh), dạng hình – nói (thời sự), dạng viết (báo giấy).

Các đặc điểm ngôn ngữ:

+ Từ ngữ có tính toàn dân, thông dụng

+ Từ có màu sắc biểu cảm, cảm xúc: giật tít trên các báo mạng, báo lá cải

+ Sử dụng nhiều từ có màu sắc trang trọng hoặc lớp từ ngữ riêng của phong cách báo chí.

Chính luận: Dùng trong các lĩnh vực chính trị xã hội (thông báo, tác động, chứng minh)

Các đặc điểm ngôn ngữ:

+ Lập luận chặt chẽ, lí lẽ hùng hồn, dẫn chứng xác thực để tỏ rõ quan điểm, lập trường của cá nhân.

Xem thêm:  Tả vẻ đẹp của một di tích hoặc danh lam thắng cảnh - Thủ thuật

+ Sử dụng đa dạng các loại câu: đơn, ghép, tường thuật, nghi vấn, cảm thán…

+ Câu văn thường dài, chia làm tầng bậc làm tư tưởng nêu ra được chặt chẽ

+ Sử dụng lối nói trùng điệp, cách so sánh giàu tính liên tưởng và tương phản để nhấn mạnh vào thông tin người viết cung cấp

Hành chính: Sử dụng trong giao tiếp hành chính (nhà nước – nhân dân, nhân dân với các cơ quan nhà nước…)

Các đặc điểm ngôn ngữ:

+ Lớp từ ngữ hành chính mang nét riêng, nghiêm chỉnh, có thể chế của sự diễn đạt hành chính

+ Dùng những từ ngữ chính xác về nội dung, không sử dụng những từ thể hiện cảm xúc cá nhân

+ Từ Hán Việt chiếm tỉ lệ lớn.

+ Sử dụng câu trần thuật là chủ yếu, chỉ có một nghĩa

Văn chương (Bao gồm các thể loại văn học: nghị luận, trào phúng, kịch, văn xuôi (lãng mạn, hiện thực), kí, tùy bút…)

Các đặc điểm ngôn ngữ:

+ Các yếu tố âm thanh, vần, điệu, tiết tấu được vận dụng một cách đầy nghệ thuật

+ Sử dụng rất đa dạng các loại từ cả từ phổ thông và địa phương, biệt ngữ => độc đáo của phong cách ngôn ngữ văn chương: Mỗi thể loại văn có một phong cách khác nhau và mỗi tác giả có phong cách nghệ thuật khác nhau.

+ Cấu trúc câu được sử dụng là hầu hết các loại câu, sự sáng tạo trong các cấu trúc câu thường dựa vào khả năng của người nghệ sĩ.

Xác định phong cách ngôn ngữ văn học dựa trên các đặc điểm ngôn ngữ của chúng. Tránh tình trạng nhầm lẫn giữa các phong cách với nhau.

Mẹo: Thông thường khi cho một đoạn trích người ra đề sẽ cho biết nguồn trích dẫn của đoạn trích ở đâu. Học sinh có thể dựa vào đó để xác định phong cách ngôn ngữ của đoạn trích.

Các bước làm phần đọc hiểu
Các bước làm phần đọc hiểu

* Phương thức biểu đạt

* Thao tác lập luận:

– Câu 2: Nội dung chính của đoạn trích thường là câu mở đầu (viết theo lối diễn dịch) hoặc câu kết thúc (viết theo lối quy nạp) – khi đề bài yêu cầu xác định câu chủ đề.

Trong trường hợp họ yêu cầu xác định nội dung chính của đoạn trích tức là kiểm tra khả năng phân tích, tổng hợp và khái quát của học sinh nên học sinh cần phải khái quát nội dung bằng ngôn ngữ của mình.

Mẹo: Lớp từ ngữ nào xuất hiện nhiều nhất trong bài chắc chắn nội dung của đoạn trích sẽ theo chiều hướng của lớp từ ấy. Chẳng hạn lớp từ ngữ tiêu cực khi nói tới một hiện tượng xã hội => Nội dung chính của đoạn trích sẽ là: tác hại của…

– Câu 3: Xác định biện pháp nghệ thuật trong đoạn trích

+ Nếu là một đoạn trích trong tác phẩm văn học => phân tích nó giống như phân tích tác phẩm (yêu cầu học sinh nắm được bài)

+ Nếu là đoạn trích từ các bài viết trên báo hoặc các hình thức khác thì có một số biện pháp nghệ thuật chủ yếu sau: liệt kê; lặp cấu trúc, từ ngữ; chứng minh (đưa các dẫn chứng cụ thể); đối lập (nội dung câu trước với câu sau); tăng tiến (mức độ tăng dần từ câu trước đến câu sau)

Rate this post

KevinNguyen

Kevin Nguyễn - Người quản trị nội dung web là một chuyên gia sáng tạo và chuyên nghiệp trong việc quản lý, phát triển và duy trì nội dung website. Với khả năng phân tích và đánh giá thông tin chính xác, anh/chị đảm bảo cung cấp thông tin hữu ích và đáng tin cậy cho cộng đồng.