Quy định quản lý, sử dụng vũ khí quân dụng, công cụ hỗ trợ của lực

Chào mừng bạn đến với pgdgiolinhqt.edu.vn trong bài viết về Cac luc luong duoc trang bi vu khi quan dung hien nay chúng tôi sẽ chia sẻ kinh nghiệm chuyên sâu của mình cung cấp kiến thức chuyên sâu dành cho bạn.

<?xml:namespace prefix = o ns = “urn:schemas-microsoft-com:office:office” />

Lực lượng Kiểm lâm tập huấn sử dụng vũ khí quân dụng

Khi thi hành nhiệm vụ, việc sử dụng súng của các lực lượng chức năng còn gặp nhiều bất cập, lúng túng, trong nhiều trường hợp đã không dám nổ súng vì lý lo sợ trách nhiệm, hoặc nổ súng quá mức cần thiết dẫn đến vi phạm, gây hậu quả đáng tiếc.

Để công tác quản lý, sử dụng vũ khí quân dụng, công cụ hỗ trợ của lực lượng Kiểm lâm đảm bảo đúng theo quy định của pháp luật, dưới đây là một số nội dung cơ bản như sau:

Nguyên tắc quản lý, sử dụng vũ khí quân dụng, công cụ hỗ trợ

Tuân thủ đúng quy định của Pháp lệnhquản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan.

Bảo đảm chất lượng, hiệu quả hoạt động và đáp ứng yêu cầu công tác của lược lượng Kiểm lâm.

Bảo đảm đúng tiêu chuẩn, đúng kế hoạch và đúng đối tượng sử dụng.

Vũ khí quân dụng, công cụ hỗ trợ chỉ được giao cho những người trực tiếp thực hiện nhiệm vụ tuần tra, bảo vệ rừng, kiểm tra, kiểm soát lâm sản, xử lý các hành vi phá rừng, lấn chiếm rừng và đất lâm nghiệp, truy quét các tụ điểm khai thác, mua, bán, vận chuyển, chế biến, kinh doanh, cất giữ lâm sản trái với các quy định của Nhà nước.

Các loại vũ khí quân dụng, công cụ hỗ trợ trang bị cho lực lượng Kiểm lâm

Vũ khí quân dụng gồm: Súng ngắn, súng tiểu liên và các loại đạn dùng cho các loại súng này.

Công cụ hỗ trợ gồm:

Các loại súng dùng để bắn đạn cao su, hơi cay, chất gây mê, pháo hiệu và các loại đạn dùng cho các loại súng này

Các loại phương tiện xịt hơi cay, chất gây mê

Các loại dùi cui điện, dùi cui cao su

Áo giáp, găng tay bắt dao, mũ chống đạn, khoá số tám

Động vật nghiệp vụ.

Đối tượng được trang bị vũ khí quân dụng, công cụ hỗ trợ

Cục Kiểm lâm

Chi cục Kiểm lâm tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (Chi cục Kiểm lâm)

Hạt Kiểm lâm huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (Hạt Kiểm lâm huyện)

Hạt Kiểm lâm Vườn quốc gia, Hạt Kiểm lâm rừng đặc dụng, Hạt Kiểm lâm rừng phòng hộ

Kiểm lâm vùng, Đội Kiểm lâm đặc nhiệm, Đội Kiểm lâm cơ động và PCCCR

Trạm Kiểm lâm địa bàn, Trạm Kiểm lâm cửa rừng.

Tiêu chuẩn của người được giao sử dụng vũ khí quân dụng, công cụ hỗ trợ

Đối với vũ khí quân dụng:

Có phẩm chất đạo đức tốt

Có sức khoẻ phù hợp với công việc được giao, được cơ sở y tế từ cấp huyện trở lên chứng nhận

Được huấn luyện về chuyên môn, kiểm tra định kỳ về kỹ năng sử dụng vũ khí và được cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận sử dụng vũ khí.

Đối với công cụ hỗ trợ: Đã được tập huấn về tính năng, tác dụng, kỹ năng sử dụng công cụ hỗ trợ.

Đối tượng được giao sử dụng vũ khí quân dụng, công cụ hỗ trợ

Người đứng đầu các cơ quan, đơn vị thuộc đối tượng được trang bị vũ khí quân dụng, công cụ hỗ trợ, có trách nhiệm giao vũ khí quân dụng, công cụ hỗ trợ cho cán bộ Kiểm lâm có đủ tiêu chuẩn theo quy định, để trực tiếp thực hiện nhiệm vụ tuần tra, bảo vệ rừng, kiểm tra, kiểm soát lâm sản, xử lý các hành vi phá rừng, lấn chiếm rừng và đất lâm nghiệp, truy quét các tụ điểm khai thác, mua, bán, vận chuyển, chế biến, kinh doanh, cất giữ lâm sản trái với các quy định của Nhà nước.

Xem thêm:  Protein quan trọng như thế nào đối với cơ thể chúng ta? | Medlatec

Sử dụng vũ khí quân dụng

Khi thi hành công vụ, cán bộ Kiểm lâm được giao sử dụng vũ khí phải thực hiện theo đúng quy định của pháp luật. Việc nổ súng phải tuân thủ quy định tại Điều 22 Pháp lệnh số 16/2011/UBTVQH12 ngày 30/6/2011 về quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ, quy định như sau:

Điều 22. Quy định nổ súng

1. Khi làm nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc gia, việc nổ súng của Quân đội nhân dân, Dân quân tự vệ thực hiện theo quy định của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, việc nổ súng của Công an nhân dân thực hiện theo quy định của Bộ trưởng Bộ Công an.

2. Khi thi hành nhiệm vụ bảo đảm an ninh, trật tự có tổ chức, việc nổ súng tuân theo mệnh lệnh của người có thẩm quyền. Khi thi hành nhiệm vụ độc lập, việc nổ súng tuân theo các nguyên tắc sau đây:

a) Phải căn cứ vào từng tình huống, tính chất, mức độ hành vi nguy hiểm của đối tượng để quyết định việc nổ súng;

b) Chỉ nổ súng khi không còn biện pháp nào khác để ngăn chặn hành vi của đối tượng và sau khi đã cảnh báo mà đối tượng không tuân theo. Nếu việc nổ súng không kịp thời sẽ đe dọa trực tiếp đến tính mạng, sức khỏe cho bản thân hoặc người khác hoặc có thể gây ra những hậu quả đặc biệt nghiêm trọng khác thì được nổ súng ngay;

c) Không nổ súng vào đối tượng khi biết rõ người đó là phụ nữ, người tàn tật, trẻ em, trừ trường hợp những người này sử dụng vũ khí, vật liệu nổ tấn công hoặc chống trả, đe dọa tính mạng, sức khỏe của người thi hành công vụ hoặc người khác;

d) Trong mọi trường hợp nổ súng, người sử dụng súng cần hạn chế thiệt hại do việc nổ súng gây ra.

3. Các trường hợp nổ súng gồm:

a) Đối tượng đang sử dụng vũ lực, vũ khí, vật liệu nổ trực tiếp đe dọa đến tính mạng người thi hành công vụ hoặc người khác;

b) Đối tượng đang sử dụng vũ khí, vật liệu nổ tấn công hoặc đe dọa sự an toàn của công trình quan trọng liên quan đến an ninh quốc gia, mục tiêu quan trọng được bảo vệ theo quy định của pháp luật;

c) Đối tượng đang thực hiện hành vi cướp súng của người thi hành công vụ;

d) Đối tượng đang sử dụng vũ khí gây rối trật tự công cộng có thể gây hậu quả rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng;

d) Đối tượng đang đánh tháo người bị giam, người bị dẫn giải do phạm tội đặc biệt nghiêm trọng, tái phạm nguy hiểm; người bị giam, giữ, bị dẫn giải, bị áp giải do phạm tội đặc biệt nghiêm trọng đang chạy trốn hoặc chống lại;

e) Được phép bắn vào phương tiện giao thông cơ giới đường bộ, phương tiện giao thông đường thủy nội địa để dừng phương tiện đó trong các trường hợp sau, trừ phương tiện giao thông của các cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự nước ngoài, cơ quan đại diện tổ chức quốc tế:

Xem thêm:  Tiểu sử Quỳnh Như Vlog - Bùi Thanh Quỳnh Như Youtuber Lang

Đối tượng điều khiển phương tiện đó tấn công hoặc đe doạ trực tiếp đến tính mạng người thi hành công vụ hoặc người khác;

Khi biết rõ phương tiện đó do đối tượng phạm tội điều khiển cố tình chạy trốn, trừ trường hợp trên phương tiện có chở khách hoặc có con tin;

Khi biết rõ trên phương tiện cố tình chạy trốn có đối tượng phạm tội hoặc vũ khí, vật liệu nổ trái phép, tài liệu phản động, bí mật Nhà nước, ma túy số lượng lớn, tài sản đặc biệt quý hiếm, bảo vật quốc gia, trừ trường hợp trên phương tiện có chở khách hoặc có con tin;

g) Động vật đang đe dọa đến tính mạng và sức khỏe của người thi hành công vụ hoặc người khác.

4. Người được giao sử dụng súng không phải chịu trách nhiệm về thiệt hại khi việc nổ súng đã tuân thủ quy định tại Điều này và các quy định khác có liên quan của pháp luật.”.

Trường hợp khi thi hành nhiệm vụ độc lập, việc nổ súng phải tuân thủ theo quy định tại Điều 9 Nghị định số 25/2012/NĐ-CP ngày 05/4/2012 về quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ, quy định như sau:

“Điều 9. Quy định nổ súng khi thi hành nhiệm vụ độc lập

1. Khi thi hành nhiệm vụ độc lập, việc nổ súng phải tuân thủ theo đúng các nguyên tắc quy định tại Khoản 2 Điều 22 và các trường hợp nổ súng quy định tại Khoản 3 Điều 22 Pháp lệnh.

2. Cảnh báo trước khi nổ súng quy định tại Điểm b Khoản 2 Điều 22 Pháp lệnh được thể hiện bằng mệnh lệnh qua lời nói hoặc bắn chỉ thiên.”.

Ngoài ra, khi sử dụng vũ khí phải tuân thủ các quy định hiện hành khác của pháp luật về sử dụng vũ khí quân dụng trong khi thi hành công vụ.

Sử dụng công cụ hỗ trợ

Khi thi hành công vụ, cán bộ Kiểm lâm được giao sử dụng công cụ hỗ trợ phải tuân thủ theo quy định tại Điều 33 Pháp lệnh số 16/2011/UBTVQH12, quy định như sau:

Điều 33. Sử dụng công cụ hỗ trợ

1. Người được giao công cụ hỗ trợ khi thi hành công vụ được sử dụng trong các trường hợp sau đây:

a) Các trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 22 của Pháp lệnh này;

b) Ngăn chặn người đang có hành vi đe doạ trực tiếp đến tính mạng, sức khoẻ của người khác,

c) Bắt giữ người theo quy định của pháp luật;

d) Thực hiện phòng vệ chính đáng theo quy định của pháp luật.

2. Bộ trưởng Bộ Công an quy định việc sử dụng đối với từng loại công cụ hỗ trợ.”.

Tại Khoản 4, Điều 24 Nghị định số 25/2012/NĐ-CP, quy định như sau:

“4. Khi sử dụng công cụ hỗ trợ, người được cơ quan, đơn vị giao giao công cụ hỗ trợ phải chấp hành nghiêm túc quy định tại Điều 33 Pháp lệnh.”.

Tại Khoản 2, Điều 18, Thông tư số 30/2012/TT-BCA ngày 29/5/2012 về quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ và Nghị định quy định chi tiết một số điều của Pháp lệnh, quy định như sau:

Điều 18. Quản lý, sử dụng công cụ hỗ trợ

1. Đối với các loại công cụ hỗ trợ không phải cấp Giấy phép sử dụng theo quy định tại Khoản 1, Điều 21 Nghị định thì sau khi mua phải mang công cụ hỗ trợ kèm theo hóa đơn hoặc phiếu xuất kho đến cơ quan Công an đã cấp Giấy phép mua để đăng ký. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan Công an cấp Giấy xác nhận đăng ký.

Xem thêm:  Một số quy định cần biết về nghĩa vụ quân sự

2. Việc sử dụng công cụ hỗ trợ thực hiện theo quy định tại Khoản 3 và Khoản 4, Điều 12 Thông tư này.”.

Tại Khoản 3 và Khoản 4, Điều 12 Thông tư số 30/2012/TT-BCA, quy định như sau :

3. Trong khi thi hành nhiệm vụ có tổ chức, việc sử dụng vũ khí thô sơ phải tuân theo mệnh lệnh của người có thẩm quyền. Khi thi hành nhiệm vụ độc lập, việc sử dụng vũ khí thô sơ thực hiện theo quy định của pháp luật về phòng vệ chính đáng và tuân theo các nguyên tắc sau:

a) Phải căn cứ vào từng tình huống, tính chất, mức độ nguy hiểm của hành vi vi phạm để quyết định việc sử dụng vũ khí thô sơ;

b) Chỉ sử dụng vũ khí thô sơ khi không còn biện pháp nào khác để ngăn chặn hành vi của đối tượng và sau khi đã cảnh báo bằng mệnh lệnh qua lời nói nhưng đối tượng không tuân theo;

c) Không sử dụng vũ khí thô sơ đối với đối tượng là phụ nữ, người tàn tật, trẻ em, trừ trường hợp những đối tượng này sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ tấn công hoặc chống trả, đe dọa tính mạng, sức khỏe của người thi hành nhiệm vụ hoặc người khác;

d) Trong mọi trường hợp sử dụng vũ khí thô sơ, người sử dụng vũ khí thô sơ cần hạn chế thiệt hại do việc sử dụng vũ khí thô sơ gây ra.

4. Người được giao vũ khí thô sơ (trừ vũ khí thô sơ theo quy định tại Khoản 2 Điều này) được sử dụng trong các trường hợp sau đây:

a) Các trường hợp quy định tại Khoản 3, Điều 22 Pháp lệnh;

b) Ngăn chặn người đang có hành vi đe dọa trực tiếp đến tính mạng, sức khỏe của người khác;

c) Bắt giữ người theo quy định của pháp luật;

d) Thực hiện phòng vệ chính đáng theo quy định của pháp luật.”.

Nhìn chung, vũ khí quân dụng, công cụ hỗ trợ trang bị cho lực lượng Kiểm lâm để phục vụ công tác quản lý rừng, phát triển rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản, đều phù hợp với yêu cầu thực tế và phát huy hiệu quả trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, có tác dụng trấn áp việc chống đối lực lượng Kiểm lâm của các đối tượng vi phạm; qua đó đã nâng cao hiệu lực, hiệu quả trong công tác quản lý rừng, bảo vệ rừng, quản lý lâm sản và phối hợp với cơ quan chức năng giữ gìn an ninh trật tự ở địa phương.

Lưu ý: Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIV, kỳ họp thứ 3 thông qua ngày 20/6/2017 (Luật số 14/2017/QH14), gồm 8 Chương, 76 Điều; có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2018.

Pháp lệnh quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ số 16/2011/UBTVQH12 và Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ số 07/2013/UBTVQH13 hết hiệu lực thi hành kể từ ngày Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ có hiệu lực thi hành.

Dương Đại Tiến, Chi cục Kiểm lâm Bắc Giang

Rate this post

KevinNguyen

Kevin Nguyễn - Người quản trị nội dung web là một chuyên gia sáng tạo và chuyên nghiệp trong việc quản lý, phát triển và duy trì nội dung website. Với khả năng phân tích và đánh giá thông tin chính xác, anh/chị đảm bảo cung cấp thông tin hữu ích và đáng tin cậy cho cộng đồng.