Ca trù là gì? Nguồn gốc, đặc điểm của nghệ thuật ca trù Việt Nam

Chào mừng bạn đến với pgdgiolinhqt.edu.vn trong bài viết về Ca trù ở đâu chúng tôi sẽ chia sẻ kinh nghiệm chuyên sâu của mình cung cấp kiến thức chuyên sâu dành cho bạn.

Ở bài trước chúng ta đã cùng tìm hiểu về loại hình nghệ thuật hát Chèo là gì, hôm nay Lạc Việt Audio sẽ cùng bạn đồng hành tìm hiểu về một trong những dòng nghệ thuật dân gian được UNESCO công nhận và di sản văn hoá của nhân loại, đó chính là ca trù. Vậy ca trù là gì? Nguồn gốc, đặc điểm, quá trình phát triển của nghệ thuật hát ca trù như thế nào? Cùng theo dõi ngay trong bài viết này để được giải đáp nhé!

>>> Tham khảo thêm các tin tức:

  • Nhạc vàng là gì? Bí kíp chọn mua loa nghe nhạc vàng bất bại!
  • Nhạc đỏ là gì? Bí quyết chọn loa nghe nhạc đỏ đỉnh nhất

Ca trù là gì?

Ca trù bắt nguồn từ chữ nôm 歌籌 được biểu diễn bằng âm giai nhạc thính phòng. Cùng nghe phần giới thiệu khái niệm chi tiết dưới đây để hiểu rõ.

Hát ca trù là gì?

Ca trù hay còn được biết tới là hát cô đầu, hát nhà trò phát triển và thịnh hành từ thế kỷ 15 tại Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ nước ta. Đây là loại hình nghệ thuật được giới quý tộc, trí thức cũng như cung đình ưa thích và là sự kết hợp đỉnh cao của thơ ca và âm nhạc.

Một bài hát ca trù sẽ gồm có 3 nghệ nhân chính là:

  • Một cô đào, ca nương hay cô đầu sử dụng bộ phách gõ lấy nhịp hát.
  • Một nhạc công với danh xưng là kép đảm nhận chức năng chơi đàn phụ hoạ theo tiếng hát.
  • Người thưởng ngoạn hay còn được gọi là quan viên thường là tác giả của bài hát sẽ đánh trống để bày tỏ sự đặc ý.

Nghệ thuật hát ca trù thường được biểu diễn trong các không gian nhỏ, sân khấu gói gọn trên 1 chiếc chiếu với đào hát ở giữa, kép và quan viên ngồi ở hai bên. Nếu bài hát được sáng tác và trình diễn ngay tại chỗ sẽ gọi là tức tịch (ngay ở chiếu).

Ca trù tiếng Anh là gì?

Ca trù trong tiếng anh có thể giữ nguyên theo tiếng Việt đó là Ca tru hoặc có thể sử dụng với cái tên ceremonial/festival với ý để chỉ những bài hát được sử dụng và biểu diễn trong các lễ hội.

Ca trù tiếng Trung là gì?

Từ ca trù trong tiếng Trung là 加州特鲁 hoặc 唱小竹 (vì trong quá trình hát sẽ sử dụng các thẻ tre để thể hiện sự khen tặng đối với ca nương).

Nguồn gốc ca trù – nghệ thuật dân gian Việt Nam

Là loại hình nghệ thuật dân gian lâu đời, không ai biết nguồn gốc chính xác của hát ca trù. Theo người đời truyền lại thì nó được khai sinh bởi Đinh Dự – con của công thần Lam Sơn và công chúa Đường Hoa (người nhà trời) nên chúng có nguồn linh thiêng, cao quý.

  • Thời Tiền Lê năm 987 chính là thời gian ra đời của nghệ thuật dân gian tiền thân của hát ca trù với điệu “bẻ thành làn hát”.
  • Vào thời Lý, nghệ thuật hát ca trù được coi trọng, năm 1025 vua Lý Thái Tổ định ra hát xướng với con trai là Quản giáp, con gái gọi là ả đào, lần đầu tiên trong lịch sử nghề ca kỹ được coi trọng và mở các gánh hát riêng để hành nghề.
  • Vào thời nhà Trần (từ năm 1225 – 1400) ca trù ngày càng phát triển hơn và đi sâu vào trong văn hoá xã hội của toàn đất nước.
  • Thời Lê Sơ, vua Lê Thánh Tông đã ra quy chế quản nhạc, phân chia ca trù thành 2 loại nhạc là nhạc Bát âm và Hát ả đào.
  • Từ cuối thế kỷ 15 đến cuối thế kỷ 17, những người hành nghề ca kỹ phải hoạt động ở trong ty giáo phường, hát cửa đình lên ngôi trong giai đoạn này.
  • Cuối thế kỷ 19 đến đầu thế kỷ 20 ca trù phát triển mạnh trên khắp cả nước, các đào nương chuyển ra các thành phố lớn để kiếm sống.

Không có một dấu mốc thời gian đánh dấu sự ra đời chuẩn xác của ca trù. Có tài liệu ghi nghệ thuật ca trù xuất hiện từ thời Lý khoảng thế kỷ XI nhưng lại có những tư liệu chỉ ra rằng loại hình nghệ thuật này ra đời vào thế kỷ XV.

Đặc điểm của ca trù là gì?

Ca trù gắn liền với văn hoá nước nhà, quá trình phát triển xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Vì thế chúng mang tính dân tộc cao và thể hiện được bản sắc dân tộc.

Đặc điểm âm thanh của ca trù

Ca trù mang khí nhạc (vocal music) và thanh nhạc (instrumental music).

  • Tính thanh nhạc: Người hát ca trù – đào nương phải có một giọng hát trong, thanh vang và biết cách ém hơi, nhả chữ sao cho tròn và rõ chữ, biết cách nảy hạt (đổ hột), đổ con kiến. Đặc biệt ca nương phải vừa hát vừa gõ phách cho đúng, tiếng phách phải có độ chắc giòng, ăn khớp với tiếng hát.
  • Tính khí nhạc: Khí nhạc ở đây chính là kép đàn sử dụng đàn đáy để phụ hoạ. Kép đàn không đàn theo một khuông nhạc sẵn mà chủ yếu là phải đi theo bài hát, khổ đàn – khổ phách và tiếng ca hoà quyện với nhau hài hoà nhất.
  • Quan viên hay người cầm chầu là người đánh trống để chấm đào hát – kép đàn. Dựa vào cách quan viên đánh trống mà khán giả nghe hát ca trù có thể biết được đoạn này hay, đoạn nào chưa hay để cảm nhận.
Xem thêm:  Trải nghiệm đi Chợ Nổi Ngã Năm - Điểm đến thú vị ở Sóc Trăng

>>> Có thể bạn quan tâm: [Top 11+] Amply nghe nhạc vàng hay nhất hiện nay không nên bỏ qua

Nhạc cụ ca trù sử dụng

Nhạc cụ trong nghệ thuật biểu diễn ca trù sử dụng những nhạc cụ dân gian, đơn giản như bộ gõ phách, trống và đàn đáy. Chúng không sử dụng các nhạc cụ hiện đại mà chúng ta thường thấy xuất hiện trong các dàn âm thanh hội trường, sân khấu như đàn organ, guitar hay kèn, sáo,…

Chính sự đơn giản trong nhạc cụ đã làm nổi bật nên nghệ thuật biểu diễn, thể hiện ca từ của các đào nương mà không loại hình nghệ thuật hiện đại nào hiện nay có thể làm được. Việc sử dụng nhạc cụ trong hát ca trù không hề đơn giản mà phải chơi sao cho khớp tiếng hát, khớp hoàn cảnh.

Danh xưng nghệ thuật biểu diễn ca trù

Ca trù được gọi với rất nhiều cái tên khác nhau trong suốt từ lúc hình thành cho đến ngày nay. Các danh xưng quen thuộc của hát ca trù bao gồm:

Hát ả đào

Vào thời vua Lý Thái Tổ (1010 – 1028) có ca nương tên Đào Thị rất giỏi ca hát được nhà vua yêu quý và thường xuyên ban thưởng. Người đời ngưỡng mộ nên gọi các con hát là Đào Nương, theo đó thì Hát ả đào chính là tên gọi xưa cũ nhất của hát ca trù.

Hát cửa đình

Hình thức biểu diễn ca hát phục vụ cho các nghi thức tế lễ thần linh ở các đình, đền, chùa.

Hát ca trù

Sở dĩ được gọi là ca trù bởi thời xưa có phong tục hát thẻ (thẻ gọi là trù), khi các ca nương biểu diễn, khán giả sẽ bày tỏ sự yêu thích, mến mộ và thưởng ca nương bằng các thẻ tre thay cho tiền mặt, sau buổi diễn kết thúc thì các thẻ trẻ được đổi thành tiền.

Hát cửa quyền

Là hình thức biểu diễn ca trù trong hoàng cung dưới triều đại phong kiến xưa.

Hát nhà trò

Có một thời gian các ả đào không chỉ hát mà còn múa kết hợp, giả làm người say, người điên, người đi săn, vừa hát vừa làm trò nên ca trù thời gian này được gọi là hát nhà trò.

Hát nhà tơ

Hát ca trù còn được gọi là hát nhà tơ tức là các buổi diễn hát được diễn trong ty quan.

Hát cô đầu

Từ ả đào lên tới cô đầu như thế nào? Các ả đào khi đã có danh ca lão luyện sẽ truyền dạy lại cho các con em thành nghề. Mỗi dịp hát đình chúng sẽ phải trích ra một món tiền để cung dương thầy (tiền đầu). Về sau để tỏ ý tán tụng công lao dạy dỗ của các đào nương mà gọi là cô đầu.

Hát ca công

Dùng để ám chỉ các nghệ sĩ hoạt động trong giáo phường.

Ca nương – Ả đào

Ca nương – Ả đào chính là nhân vật chủ chốt, trung tâm của các chiếu ca. Đây thường là các nữ nghệ nhân có kỹ thuật ca hát tốt và sẽ vừa hát vừa gõ phách.

Kép – kép đàn

Cùng với cô đào thì kép đàn cũng là một trong 3 vị trí chủ chốt có trong một buổi biểu diễn ca trù. Kép đàn ngày nay được gọi là ca nương sẽ đóng vai trò là người gảy đàn hỗ trợ cho đào hát.

Quan viên – cầm chầu

Quan viên ở đây được coi là người nghe hát và chấm điểm, cũng giống với khán giả nhưng quan viên là người có khả năng đánh giá được bài ca trù có hay không. Quan viên cầm chầu sẽ đánh giá trực tiếp qua tiếng trống chầu.

Hệ thống bài bản ca trù

Nghệ thuật ca trù ban đầu phát triển trong các gánh hát, và được biểu diễn bởi họ. Các tổ chức, thiết kế có liên quan đến ca trù bao gồm:

  • Quản giáp: Quản giáp là người đứng đầu trong các trùm (nhiều tài liệu ghi là quản giáo), trùm là để chỉ người đứng đầu trong giáo phường.
  • Giáo phường ở đây chính là tổ chức hát ca trù đào nương và kép sẽ có họ tên riêng. Trong thời gian trị vì của vua Lê thì có giáo phường trong cung đình và giáo phường dân gian, giáo phường cung đình giống như một Ty giáo phường.
  • Ty giáo phường là tập hợp của các giáo phường trung các xã, các giáp, các họ, đây là nơi nắm giữ các tục nhạc, thu thập và quản lý âm nhạc dân gian, dân tộc.
Xem thêm:  Hướng dẫn cách lấy sổ bảo hiểm xã hội khi nghỉ việc - Ebh.vn

Các vùng ca trù trên cả nước

Ca trù phát triển mạnh ở Miền Bắc cũng như Bắc Trung Bộ, qua thời gian, loại hình nghệ thuật dân gian này phát triển và lan rộng tới cả nhiều tỉnh thành trong miền Nam.

Vùng ca trù cũ Tỉnh thành Cái nôi của ca trù Làng Cổ Đạm, Nghi Xuân, Hà Tĩnh Vùng ca trù Hà Tây cũ Hà Tây (nay thuộc Hà Nội) với các giáo phường như Chanh Thôn, Ngãi Cầu Vùng ca trù phía Đông Đông Anh, Bắc Ninh, Hưng Yên, Hải Dương.

Tính tới hiện nay có tới hơn 60 câu lạc bộ, giáo phường và nhóm ca trù đang hoạt động trên khắp cả nước. So với trước khi được UNESCO công nhận là di sản văn hoá phi vật thể vào năm 2009 thì con số này đã tăng lên đáng kể nhưng nhiều danh ca lão làng đã không còn nữa.

Chỉ tính tại Hà Nội đã có gần 20 CLB giáo phường, nhóm và trung tâm ca trù hoạt động. Ở miền Bắc cũng có nhiều làng, CLB ca trù nổi tiếng như Hưng Yên có Làng ca trù Đào Đặng ở xã Trung Nghĩa, TP. Hưng Yên, CLB ca trù Giáo Phòng; Ninh Bình có CLB ca trù đền thờ Nguyễn Công Trứ, CLB ca trù Cố Viên Lầu; Hà Tĩnh có CLB ca trù Nguyễn Công Trứ, CLB ca trù Cổ Đạm, CLB ca trù TTVH huyện Nghi Xuân; Quảng Bình có CLB ca trù Đông Dương.

Giá trị của nghệ thuật biểu diễn ca trù

Ca trù là một trong những di sản văn hoá không chỉ của Việt Nam mà còn của toàn nhân loại được UNESCO công nhận.

Giá trị nghệ thuật, giải trí

Ca trù mang đậm giá trị nghệ thuật biểu diễn: Chúng kén khách và thưởng được dòng nghệ thuật này không hề dễ dàng, đòi hỏi khán giả phải có tìm hiểu, hiểu biểu hoặc niềm yêu thích tìm tòi đối với ca trù. Nếu như các dòng nhạc hiện đại bạn có thể hát theo chỉ sau một vài lần nghe nhưng với hát trù thì không thể làm vậy. Kỹ thuật thanh nhạc, luyến láy, sử dụng câu từ cũng như cách gõ phách kèm khi hát đòi hỏi người biểu diễn phải có kỹ thuật rất cao. Chỉ bằng ba nhạc cụ đơn giản kết hợp với tiếng hát của ca nương mà đã thể hiện được cảm xúc và nội dung tác phẩm cần biểu đạt. Giá trị nghệ thuật của hát ca trù nằm ở đó.

Bên cạnh giá trị nghệ thuật, ca trù mang tính giải trí cao bởi thời xưa thường biểu diễn trong các dịp lễ hội, họp sân đình hoặc mua vui cho khán giả. Ngoài ra hát ca trù còn được sử dụng trong các hoạt động lễ tiết, ngoại giao của cung đình. Chúng không chỉ góp phần giải trí trong cung đình, cho vua chúa mà còn cho người dân thưởng thức.

Giá trị xã hội của ca trù

Không chỉ mang giá trị nội dung, nghệ thuật cao, hát ca trù còn mang tính xã hội bởi chúng thường diễn tả lại những câu chuyện đời thường, tích sử được cốt truyện có thực đi theo từng giai đoạn lịch sử của Việt Nam. Tuy nhiên sự ảnh hưởng của bối cảnh lịch sử xã hội không ảnh hưởng quá lớn tới nội dung và biểu diễn ca trù bởi các giáo phường thì thường đi theo các lối nhất định, chỉ có các giáo phường trong nhân dân mới thường xuyên đưa các yếu tố xã hội vào trong tác phẩm biểu diễn.

Ngoài ra thì ca trù còn mang theo giá trị văn hoá, giáo dục, tín ngưỡng sâu sắc thể hiện được tinh thần, con người Việt Nam.

Những nghệ nhân hát ca trù nổi tiếng

Các nghệ sĩ hát ca trù nổi tiếng phải kể đến như:

  • NSND, danh ca Quách Thị Hồ
  • Nghệ nhân dân gian Nguyễn Thị Khướu (Hà Nội)
  • Nghệ sĩ ưu tú, danh ca Lê Thị Bạch Vân
  • NS Nguyễn Thị Phúc
  • Nghệ nhân Nguyễn Thị Thiệp (Bắc Ninh)
  • Nghệ nhân Nguyễn Văn Khôi (Hà Nội)
  • Nghệ nhân Phạm Thị Mùi (Lỗ Khê, Đông Anh, Hà Nội)
  • NSND, danh ca Phó Thị Kim Đức
  • Nghệ sĩ Nguyễn Thị Chúc
  • Kép đàn Đinh Khắc Ban
  • Kép đàn Nguyễn Phú Đẹ
  • Kép đàn Nguyễn Văn Khuê
  • Nghệ nhân ưu tú Nguyễn Thị Sinh
  • Đào nương Trần Thị Gia
  • Đào nương Nguyễn Phương Trà My

Những bài hát ca trù hay nhất

Một số tác phẩm ca trù nổi tiếng:

  • Cao Bá Quát với “Tự tình”, “Hơn nhau một chữ thì”, “Phận hồng nhan có mong manh”, “Nhân sinh thấm thoắt”,…
  • Dương Khuê với “Hồng Hồng, Tuyết Tuyết” tức “Gặp đào Hồng đào Tuyết”.
  • Tản Đà với “Hỏi gió”, “Gặp xuân”,”Xuân tình”, “Chưa say”, “Trần ai tri kỷ”, “Đời đáng chán”,…
  • Nguyễn Khuyến với “Hỏi phỗng đá”, “Duyên nợ”.
  • Trần Tế Xương với “Hát cô đầu”.
  • Nguyễn Công Trứ với “Ngày tháng thanh nhàn”, “Kiếp nhân sinh”, “Chơi xuân kẻo hết xuân đi”, “Trần ai ai dễ biết ai”,…
Xem thêm:  Kỳ Co Eo Gió là gì? Hướng dẫn du lịch Kỳ Co Eo Gió từ A đến Z

Nghệ thuật hát ca trù ngày nay

Từ sau cách mạng Tháng Tám năm 1945, ca trù bị cấm biểu diễn. Mãi đến khi Bác Hồ tham dự nghe biểu diễn ca trù vào năm 1962 vào tết Nguyên Đán, dần sau đó ca trù lấy lại được chỗ đứng trong âm nhạc nước nhà. Tuy nhiên đến năm 1980 loại hình nghệ thuật này mới được cấp phép lại để biểu diễn rộng rãi trong công chúng nhưng vẫn phải tuân theo khuôn khổ nhất định của nhà nước với đề tài chính trị. Bài hát ca trù đầu tiên được phát trên loa phát thanh sau một thời gian dài bặt tiếng là bài Những mùa xuân do NSND Quách Thị Hồ hát.

Mặc dù đã có những thời kỳ hát ca trù rất thịnh hành nhưng không thể phủ nhận rằng chúng đang bị mai một dần. Mãi đến năm 2009 sau khi được đề cử và công nhận là di sản văn hoá phi vật thể của nhân loại chúng mới được nghiên cứu và bảo tồn hơn. Tính đến năm 2010 hiện cả nước có 63 câu lạc bộ phân bố ở 15 tỉnh thành bao gồm:

  • Hà Nội: Câu lạc bộ Ca trù Lỗ Khê, CLB Ca trù Thái Hà, CLB Ca trù Thăng Long, CLB Ca trù thôn Chanh (Phú Xuyên), CLB Ca trù Hà Nội, CLB Ca trù Bích Câu Đạo quán.
  • Ninh Bình: Câu lạc bộ Ca trù đền thờ Nguyễn Công Trứ, CLB Ca trù Cố Viên Lầu.
  • Hà Tĩnh: Câu lạc bộ Ca trù Nguyễn Công Trứ, CLB Ca trù Cổ Đạm.
  • Bắc Ninh: CLB Ca trù Thanh Khương (Thuận Thành), CLB Ca trù Tiểu Than (Gia Bình) và CLB Ca trù Đông Tiến (Yên Phong).

Hiện nay thì nghệ thuật hát ca trù không giới hạn về giới tính của người biểu diễn. Các đào không chỉ là phụ nữ mà có thể là nam giới. Các kép lại không chỉ có nam giới mà còn có thể là nữ. Hay thậm chí cả một buổi diễn hát trù chỉ có nữ hoặc nam đảm nhận hết các vai trò trong chiếu trù.

Một số thú vị về nghệ thuật ca trù Việt Nam

Sau khi đã tìm hiểu được khái niệm ca trù là gì cũng như nguồn gốc đặc điểm của loại hình nghệ thuật, chúng ta cùng tìm hiểu về một số điều có thể bạn chưa biết về loại hình nghệ thuật này.

Nghe ca trù ở đâu?

Hiện nay bạn khó có thể nghe ca trù tại đình, chùa như trước nữa mà muốn nghe hát phải tới các câu lạc bộ, trong các lễ hội hoặc nhà hát chuyên biểu diễn. Cũng giống như hát chèo, để thưởng thức ca trù được trọn vẹn và hiểu được hết những tâm tư tình cảm trong bài hát thì người nghe phải được trải nghiệm trực tiếp, nghe các cô đầu hát và các kép chơi nhạc.

Dàn âm thanh gia đình có thưởng thức được ca trù

Đối với dàn karaoke hay nghe nhạc gia đình thì hoàn toàn có thể nghe được ca trù. Mặc dù chất lượng cũng khá hay nhưng không thể so sánh với việc nghe và xem biểu diễn trực tiếp được. Lưu ý nếu bạn không có điều kiện để đi nghe trực tiếp thì có thể lựa chọn các dòng loa karaoke chất lượng của JBL, BMB hay Bose để nghe vì khả năng tái tạo đầy đủ âm thanh, cảm xúc của bài hát ca trù.

>>> Loa JBL của nước nào sản xuất? Nguồn gốc, xuất xứ thương hiệu?

Ai là nghệ sĩ ca trù nổi tiếng nhất?

Nếu như trong hát xẩm có cố nghệ sĩ Hà Thị Cầu thì ca trù có cố NSND Quách Thị Hồ được coi là bậc thầy của ca trù và là người đầu tiên đưa tiếng hát ca trù của nước ta đến với nước ngoài.

Tại sao nghệ thuật biểu diễn ca trù lại bị cấm trong chiến tranh Việt Nam?

Trong suốt 30 năm từ sau cách mạng tháng Tám, hát ca trù bị cấm bởi được xem là hư hỏng và truỵ lạc. Thực dân Pháp thường ghé vào các quán rượu và ở đây có các đào nương hát và còn có các đào tiếp rượu. Chính quyền nước ta cũng gán cho ca trù là phong kiến, giả trưởng, nội dung không cổ vũ tinh thần cho nhân nhân hay ca ngợi công lao của Đảng, Nhà Nước, Bác, những anh hùng dân tộc. Trong thời gian này thì ca trù được coi là nghệ thuật không phù hợp với bối cảnh lịch sử.

Trên đây là bài viết giải đáp ca trù là gì? Nguồn gốc, đặc điểm cũng như quá trình phát triển của nghệ thuật hát ca trù. Mong rằng với những thông tin mà chúng tôi cung cấp sẽ giúp bạn hiểu hơn về loại hình nghệ thuật dân gian truyền thống giàu bản sắc dân tộc này của nước nhà, cùng chung tay gìn giữ không để bị mai một. Theo dõi Lạc Việt Audio để biết thêm thật nhiều thông tin bổ ích khác nữa nhé! Hẹn gặp các bạn trong những bài viết sau.

Rate this post

KevinNguyen

Kevin Nguyễn - Người quản trị nội dung web là một chuyên gia sáng tạo và chuyên nghiệp trong việc quản lý, phát triển và duy trì nội dung website. Với khả năng phân tích và đánh giá thông tin chính xác, anh/chị đảm bảo cung cấp thông tin hữu ích và đáng tin cậy cho cộng đồng.