Bong bóng chứng khoán là gì? Một số dấu hiệu nhận biết

Chào mừng bạn đến với pgdgiolinhqt.edu.vn trong bài viết về Bong bóng chứng khoán là gì chúng tôi sẽ chia sẻ kinh nghiệm chuyên sâu của mình cung cấp kiến thức chuyên sâu dành cho bạn.

Thị trường chứng khoán ngày càng đa dạng và phức tạp, thỉnh thoảng, bạn sẽ nghe nhà đầu tư (NĐT) hoặc người có kinh nghiệm trong lĩnh vực này nhắc đến cụm từ bong bóng chứng khoán. Vậy bong bóng chứng khoán là gì và dấu hiệu nhận biết loại bong bóng chứng khoán này như thế nào?

Bong bóng chứng khoán là gì?

Bong bóng chứng khoán là gì?

Bong bóng chứng khoán là tên gọi là khi những NĐT hoặc những người tham gia thị trường chứng khoán đẩy giá cổ phiếu lên trên giá trị vốn dĩ của cổ phiếu này đã được định giá cách đây không lâu. Đây được xem là một loại bong bóng kinh tế.

Hiện tượng bong bóng chứng khoán hình thành như thế nào?

Hiện tượng bong bóng chứng khoán hình thành khi nhu cầu của NĐT và những người tham gia thị trường chứng khoán đối với một cổ phiếu tăng cao. Một phần xu hướng đám đông đã khiến cho cổ phiếu này vô tình được mức giá vượt xa hơn mức hợp lý và phù hợp với tình hình doanh nghiệp trước đó. Tuy nhiên, đúng với cái tên “bong bóng”, mức giá đó chỉ tồn tại trong một thời gian ngắn và tiếp theo đó sẽ có xu hướng bị “xẹp” hoặc “vỡ vụn. Tức nó sẽ không có sự ổn định.

Có thể hình dùng qua các bước dưới đây:

Xem thêm:  Kèo 2-2.5 là gì? Những lưu ý khi chơi kèo tài xỉu trên dưới

Bong bong chứng khoán xuất hiện khi có hiện tượng đầu cơ đối với các tài sản cơ sở. Tại đó, các mức giá cổ phiếu, trái phiếu phụ thuộc vào người mua và người bán và đa số họ hành động theo cảm tính chứ không bằng những tính toán logic.

Một vài nguyên nhân xảy ra bong bóng chứng khoán

– Hiện tượng đầu cơ: Bạn có bao giờ tự hỏi tại sao người ta có thể bỏ ra 80-90.000 đồng để mua 1 cổ phiếu KSH vào năm 2009 trong khi giá trị của nó chẳng đáng giá 1000 đồng? Đó là hiện tượng đầu cơ. Những nhà đầu cơ tin rằng sẽ có những nhà đầu cơ khác sẵn sàng trả mức giá cao hơn mức giá mà họ đã mua.

– Hành vi mang tính bầy đàn, tâm lý đám đông: Hãy tưởng tượng như bạn đang ở trong một rạp chiếu phim, bất ngờ có một nhóm người chạy ra phía cửa thoát hiểm, rồi những người khác lại chạy theo một cách đầy hốt hoảng và cuối cùng gần như mọi người đều chạy theo. Trong trường hợp này bạn làm gì? Bạn cũng chạy theo hay là người cuối cùng ở lại? Biết đâu có một thảm họa sắp xảy ra thì sao? Trong thị trường chứng khoán cũng gần giống như vậy: khi giá của chứng khoán bất ngờ bắt đầu tăng, một số người tin rằng nó tăng chắc phải có một nguyên nhân nào đó. Rồi nhiều người khác cũng cùng suy nghĩ tiếp tục mua và cứ như thế bơm cho quả bóng căng phồng. Việc này cũng giống như tất cả mọi người nháo nhào chạy ra khỏi rạp chiếu phim, sau khi ra ngoài mới thấy chẳng có chuyện gì xảy ra cả!

Xem thêm:  Hướng dẫn cách phân loại thuốc để sắp xếp lên tủ thuốc

– Sự xuất hiện của các chuyên gia, phân tích kỹ thuật: những người này là những người có trí tưởng tượng cực kỳ “phong phú”. Họ nghĩ ra đủ các thứ trên đời từ mô hình voi, rồng đến hàng trăm chỉ báo và không biết bao nhiêu loại kháng cự với hỗ trợ. Nhưng một trong các “phát minh” vĩ đại nhất của các những người phân tích kỹ thuật này là “trend” (xu hướng). Khi họ nhìn vào trend họ có thể nhận định là thị trường tiếp tục tăng (giảm), cái này gọi là kỳ vọng ngoại suy (extrapolative expectation). Nếu càng nhiều kỹ thuật có cùng một suy đoán trend tăng giống nhau sẽ càng thúc họ bỏ tiền vào chứng khoán nhiều hơn và góp phần tạo ra bong bóng.

Bong bóng chứng khoán Việt Nam năm 2007

Trong lịch sử ngành chứng khoán Việt Nam, nếu nhắc đến bong bóng chứng khoán thì giai đoạn năm 2007 sẽ là khoảng thời gian nhiều nhà đầu tư và giới chứng khoán sẽ không thể bỏ quên.

Thời điểm từ tháng 11/2016 đến hết tháng 1/2017, không ít NĐT vui mừng khoe chiến tích đầu tư, lợi nhuận của mình khi VN-Index bùng nổ gấp đôi.

“Thời kỳ oanh liệt” này kéo dài khá lâu, và đến khoảng 12/3/2007, VN-Index xác lập đỉnh cao của lịch sử với mức 1180.67 điểm. Thế nhưng đến tháng 8 – 11 trong năm, thị trường lao dốc bất ngờ khiến hàng loạt cổ phiếu nằm sàn đợi người mua nhưng hầu như không còn ai quan tâm nữa. Giai đoạn này cũng đã khiến nhiều NĐT bị thua lỗ nặng nề vì không nắm bắt kịp tình hình.

Xem thêm:  Dòng rò là gì? Cách kiểm tra và khắc phục dòng điện bị rò rỉ tại nhà

Làm sao để tránh hay hạn chế tác hại của các bong bóng?

Phương pháp làm giảm nhanh bong bóng chứng khoán bằng cách can thiệp hành chính một cách nóng vội, không cân nhắc không hẳn là ý hay. Thay vào đó, NĐT và người chơi nên có “một cái đầu lạnh”, dùng các công cụ thị trường, nâng cao kiến thức về chứng khoán và có nhiều cơ chế phòng ngừa rủi ro sẽ nhanh giành được chiến thắng trong cuộc chơi này.

Một trong những cách hữu hiệu để hạn chế bong bóng thị trường là tăng cung. Tức là nâng cao nhận thức của người tham gia, tìm hiểu nhiều hơn về những tiềm ẩn, đòi hỏi công ty môi giới chứng khoán và doanh nghiệp cung cấp nhiều thông tin trung thực, chính xác hơn. Đồng thời thống nhất được quy chế rõ ràng để đảm bảo không bị xung đột về lợi ích.

NĐT cũng cần tăng cường xây dựng hệ thống thông tin cho mình một cách vững chắc, theo dõi và nắm bắt được việc dùng đòn bẩy linh hoạt. Đặc biệt, cần thận trọng và trau dồi kiến thức về luật và đầu tư chứng khoán nhiều hơn.

Rate this post

KevinNguyen

Kevin Nguyễn - Người quản trị nội dung web là một chuyên gia sáng tạo và chuyên nghiệp trong việc quản lý, phát triển và duy trì nội dung website. Với khả năng phân tích và đánh giá thông tin chính xác, anh/chị đảm bảo cung cấp thông tin hữu ích và đáng tin cậy cho cộng đồng.