Nhớ câu kiến ngãi bất vi – Làm người thế ấy cũng phi anh hùng

Chào mừng bạn đến với pgdgiolinhqt.edu.vn trong bài viết về Binh luan y tho sau nho cau kien ngai bat vi lam nguoi the ay cung phi anh chúng tôi sẽ chia sẻ kinh nghiệm chuyên sâu của mình cung cấp kiến thức chuyên sâu dành cho bạn.

Tại sao lại khi thấy việc nghĩa mà không làm, như thế không phải là anh hùng? Việc nghĩa ở đây là nhân nghĩa, là tình thương người, chở che bênh vực người bị áp bức, bị hại. Là tinh thần cương quyết chống lại cái ác, chống lại hung tàn bạo ngược để bảo vệ hạnh phúc, tài sản và tính mệnh của nhân dân. Đã là người anh hùng thì phải xả thân vì việc nghĩa, coi việc nghĩa là lẽ sống cao đẹp của mình, sẵn sàng đem tài năng và lòng dũng cảm để làm cho việc nghĩa tỏa sáng trong lòng người. Đạo lí nhân dân đề cao và coi trọng nhân nghĩa. Bởi vậy, những kẻ thấy việc nghĩa mà không làm, dửng dưng trước nỗi đau buồn, bất hạnh của đồng loại, thì những kẻ ấy không đáng mặt là anh hùng, thậm chí đó là những kẻ đạo đức giả rất tầm thường. Anh hùng phải gắn bó với nhân dân, với nỗi lo, nỗi đau, niềm vui và sự mơ ước của nhân dân. Anh hùng phải bảo vệ và phấn đấu cho hạnh phúc của nhân dân. Có như thế mới xứng đáng là người anh hùng chân chính.

Xem thêm:  Top 8 mẫu phân tích bài thơ Cảnh khuya hay chọn lọc - Hoatieu.vn

Hai câu thơ: “Nhớ câu kiến ngãi bất vi – Làm người thế cũng phi anh hùng” nêu lên một quan niệm về anh hùng rất đúng đắn, tích cực.

Nhân nghĩa là nội dung đạo lí nhân dân. Người có nhân nghĩa mới được nhân dân quý mến, kính trọng. Người anh hùng sống và chiến đấu vì lợi ích của nhân dân, đem tài năng bảo vệ nhân dân, đó là con người nhân nghĩa.

Bọn bất lương, lũ hung tàn bạo ngược thì bất nhân bất nghĩa. Vì nhân nghĩa mà phải chống lại bạo ngược hung tàn. Muốn chống lại cái ác, chống lại cường quyền, bạo ngược dễ mà ai cũng làm được? Phải có lòng dũng cảm và quyết tâm như sắt đá. Phải có tài năng mưu trí. Dám xả thân vì việc nghĩa coi cái chết nhẹ tựa lông hồng – Làm được thế, có phẩm chất như thế mới xứng đáng là anh hùng. “Xả thân, thú nghĩa” là phương châm xử thế của tráng sĩ xưa nay.

Quan niệm về anh hùng của Nguyễn Đình Chiểu mang tính nhân dân sâu sắc. Lục Vân Tiên xuống núi về Kinh ứng thí, giữa đường gặp cướp, chàng nói với dân chạy giặc:

“Tôi xin ra sức anh hào,

Cứu người cho khỏi lao đao buổi này”.’

Chàng đã “bẻ cây làm gậy”, căm thù lên án lên tướng cướp Phong Lai:

“Tiên rằng bớ đảng hung đồ,

Chớ quen làm thói hồ đồ hại dân”.

Xem thêm:  Viết khoảng 5 câu nói về một bạn lớp em - Thủ thuật

Sau đó chàng đã “tả đột hữu xông” đánh tan lũ cướp ! Vân Tiên đã hành động theo đúng quan niệm người anh hùng nghĩa hiệp.

Người anh hùng nghĩa hiệp rất coi thường danh lợi. Họ trọng nghĩa khinh tài (tiền tài). Làm việc nghĩa không mảy may vụ lợi, rất coi trọng lời thề chung thủy sắt son. Tình huynh đệ tâm giao, tình sư phụ cao cả, tình đồng loại bao la, đối với họ là nghĩa nặng nghìn non, không gì có thể lay chuyển được.

Tóm lại, quan niệm anh hùng của Nguyễn Đình Chiểu thể hiện trong truyện Lục Vân Tiên rất cao cả, rất đẹp. Vì anh hùng gắn với nhân nghĩa, nhân nghĩa gắn liền với trung, hiếu, tiết, hạnh. Sống giữa loạn lạc, rối ren. mội xã hội đầy rẫy kẻ lừa thầy phản bạn, bất nghĩa bất nhân, mà Nguyễn Đình Chiểu đã đề cao anh hùng nhân nghĩa, điều đó chứng tỏ cái “tâm” của ông rất sáng. Đúng như Bảo Định Giang đã ca ngợi: “Nguyễn Đình Chiểu tuy bị mù lòa, nhưng tâm hồn ông vằng vặc như sao Bắc đẩu”.

Rate this post

KevinNguyen

Kevin Nguyễn - Người quản trị nội dung web là một chuyên gia sáng tạo và chuyên nghiệp trong việc quản lý, phát triển và duy trì nội dung website. Với khả năng phân tích và đánh giá thông tin chính xác, anh/chị đảm bảo cung cấp thông tin hữu ích và đáng tin cậy cho cộng đồng.