Dàn ý bình luận những ý kiến đánh giá về Tuyên ngôn độc lập của

Chào mừng bạn đến với pgdgiolinhqt.edu.vn trong bài viết về Binh luan nhung y kien danh gia ve tuyen ngon doc lap cua ho chi minh chúng tôi sẽ chia sẻ kinh nghiệm chuyên sâu của mình cung cấp kiến thức chuyên sâu dành cho bạn.

I. Dàn ý bình luận những ý kiến đánh giá về Tuyên ngôn độc lập của Hồ Chí Minh (Chuẩn)

1. Mở bài

– Giới thiệu khái quát về tác phẩm “Tuyên ngôn độc lập”.- Giới thiệu sơ lược những ý kiến đánh giá về tác phẩm.

2. Thân bài

a. “Tuyên ngôn độc lập là một văn kiện lịch sử vô giá”– Phân tích hoàn cảnh sáng tác để làm rõ vị trí lịch sử của tác phẩm.- “Tuyên ngôn độc lập” là văn kiện có ý nghĩa lịch sử to lớn đối với dân tộc Việt Nam:+ Khẳng định quyền độc lập, tự do và quyền làm chủ của nhân dân Việt Nam sau khi giành được hòa bình.+ Khẳng định ý chí quyết tâm bảo vệ nền độc lập, chủ quyền.- “Tuyên ngôn độc lập” là tiếng nói đại diện cho toàn thể nhân dân Việt Nam, trở thành văn kiện lịch sử mang tầm cỡ quốc gia.

b. “Tuyên ngôn độc lập là một áng văn chính luận mẫu mực”– “Tuyên ngôn độc lập” có hệ thống lập luận logic, chặt chẽ qua hệ thống luận điểm rõ ràng, lí lẽ và dẫn chứng thuyết phục+ Luận điểm 1: Nêu lên nguyên lý chung làm cơ sở của nền độc lập.+ Luận điểm 2: Tố cáo tội ác của thực dân Pháp và khẳng định các cuộc đấu tranh chính nghĩa của nhân dân ta.+ Luận điểm 3: Lời tuyên bố về ý chí cùng quyết tâm bảo vệ nền độc lập, tự do của nhân dân Việt Nam.- Tuy là văn kiện chính trị nhưng không hề khô khan mà vẫn chứa đựng tình cảm của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Xem thêm:  Bài thơ về tiểu đội xe không kính - Phạm Tiến Duật - Tác phẩm văn 9

c. Bình luận về mối quan hệ của hai ý kiến– Hai ý kiến trên không hề đối lập, mâu thuẫn mà thống nhất, bổ sung cho nhau.- Hai ý kiến đều làm nổi bật giá trị nội dung và nghệ thuật của “Tuyên ngôn độc lập”.+ Kết cấu logic, liên kết chặt chẽ, ngôn ngữ trong sáng, gợi cảm.+ Giọng điệu có sự linh hoạt qua những câu văn uyển chuyển và giàu sức thuyết phục.

3. Kết bài

Đánh giá khái quát giá trị của “Tuyên ngôn độc lập”.

II. Bài văn mẫu bình luận những ý kiến đánh giá về Tuyên ngôn độc lập của Hồ Chí Minh (Chuẩn)

Ngày 02/ 09/ 1945, tại Quảng trường Ba Đình lịch sử, trước sự chứng kiến của hàng triệu nhân dân Việt Nam, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đọc bản “Tuyên ngôn độc lập” đánh dấu sự thắng lợi vẻ vang của cuộc Cách mạng tháng Tám 1945 và tuyên bố khai sinh ra nước Việt Nam dân chủ Cộng Hòa. Ra đời trong bối cảnh đó, tác phẩm trên đã trở thành văn kiện lịch sử vô giá đóng vai trò quan trọng đối với lĩnh vực chính trị – quân sự, đồng thời còn là áng văn chính luận mẫu mực trong nền văn học nước nhà.

Trước hết, “Tuyên ngôn độc lập là một văn kiện lịch sử vô giá”. Bản Tuyên ngôn ra đời trong hoàn cảnh đất nước ta vừa dành được nền độc lập dân tộc và phải đối mặt với vô vàn khó khăn về kinh tế – văn hóa – xã hội, đặc biệt là về mặt chính trị – quân sự….(Còn tiếp)

Xem thêm:  Viết đoạn văn kể về những việc làm hoặc những lời dạy bảo giản dị

>> Xem bài mẫu: Bình luận những ý kiến đánh giá về Tuyên ngôn độc lập của Hồ Chí Minh

-HẾT-

Sau khi tham khảo xong nội dung bài Dàn ý bình luận những ý kiến đánh giá về Tuyên ngôn độc lập của Hồ Chí Minh, được biên soạn trong chương trình SGK Ngữ văn lớp 12 tuần học thứ 2, 3. Các em có thể tìm chi tiết về tác phẩm qua những bài tham khảo chúng tôi cung cấp như: Cảm nghĩ về tác phẩm Tuyên ngôn độc lập của chủ tịch Hồ Chí Minh, Phân tích đoạn mở đầu bản Tuyên ngôn Độc lập của Chủ Tịch Hồ Chí Minh, Phân tích Tuyên ngôn độc lập của Hồ Chí Minh, Soạn bài Tuyên ngôn độc lập, phần tiếp theo;…

https://thuthuat.taimienphi.vn/dan-y-binh-luan-nhung-y-kien-danh-gia-ve-tuyen-ngon-doc-lap-cua-ho-chi-minh-48649n.aspx

Rate this post

KevinNguyen

Kevin Nguyễn - Người quản trị nội dung web là một chuyên gia sáng tạo và chuyên nghiệp trong việc quản lý, phát triển và duy trì nội dung website. Với khả năng phân tích và đánh giá thông tin chính xác, anh/chị đảm bảo cung cấp thông tin hữu ích và đáng tin cậy cho cộng đồng.