Khái quát quá trình hình thành và phát triển huyện Bình Giang

Chào mừng bạn đến với pgdgiolinhqt.edu.vn trong bài viết về Bình giang ở đâu chúng tôi sẽ chia sẻ kinh nghiệm chuyên sâu của mình cung cấp kiến thức chuyên sâu dành cho bạn.

Năm Đồng Khánh thứ 1 (1885) đổi huyện Đường An thành Năng An. Năm 1898 sau khi hoàn thành công cuộc xâm lược nước ta, thực dân Pháp bỏ cấp phủ, tri phủ đóng ở huyện nào thì trực tiếp cai trị huyện ấy, huyện Năng An đổi thành huyện Bình Giang. Phủ lỵ huyện Bình Giang đóng ở thôn Ninh Bình ( Phủ cũ) thuộc xã Hoạch Trạch ( Thái Học) đến năm 1925 dời phủ lỵ lên thị trấn Kẻ Sặt ngày nay. Đến năm 1962 lại rời về Phủ cũ.

Ảnh bia Văn Chỉ Đường An

Ảnh bia Văn Chỉ Đường An

Năm 1977 do yêu cầu của cuộc cách mạng và tổ chức lại sản xuất trên quy mô toàn huyện, xây dựng huyện có cơ cấu kinh tế nông – công nghiệp, quốc phòng vững mạnh, Đảng, Chính phủ chủ trương cho hợp nhất một số huyện trong tỉnh. Thực hiện Thông báo số 20/CTCP ngày 05/02/1977 của Thường vụ Hội đồng Chính phủ, dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Ban Thường vụ Tỉnh ủy, ngày 1/3/1977, hai huyện Bình Giang và Cẩm Giàng hợp nhất lại thành một huyện là huyện Cẩm Bình, trụ sở đặt tại xã Lai Cách thuộc huyện Cẩm Giàng.

Đến năm 1997, do yêu cầu của tình hình cách mạng trong giai đoạn mới huyện Bình Giang được tái lập ngày 01/4/1997 theo Nghị định số 11/NĐ-CP ngày 12/2/1997 của Thủ tướng Chính phủ sau 20 năm sáp nhập với huyện Cẩm Giàng thành huyện Cẩm Bình, trụ sở mới kiến thiết trên đất thuộc thị trấn Kẻ Sặt ngày nay.

Xem thêm:  Tham quan khu di tích lịch sử Côn Sơn - Kiếp Bạc - Vntrip.vn

Về địa giới của huyện Bình Giang, phía đông và đông nam Bình Giang giáp Gia Lộc được ngăn cách bởi sông Đình Đào, đoạn Cống Bá Thủy đi đò Đáy. Phía tây – tây nam giáp với huyện Ân Thi (Hưng Yên), được ngăn cách bởi sông Cửu An. Phía bắc và phía đông bắc giáp 2 huyện Mỹ Hào và Cẩm Giàng được ngăn cách bởi sông Sặt, đoạn từ cống Tranh đến cống Bá Thủy; phía nam giáp huyện Thanh Miện.

Với nhiều lần thay đổi tên gọi khác nhau, với những biến cố thăng trầm của lịch sử nhưng nhân dân Bình Giang đời nọ tiếp đời kia cần cù nhẫn nại đấu tranh với thiên nhiên để giành cuộc sống như đắp đê ngăn lũ, đào mương chống hạn, cải tạo đồng ruộng. Từ xa xưa, người dân Bình Giang đã biến những nơi sình lầy, lau sậy thành những cánh đồng cấy 2 vụ lúa, trồng hoa màu tươi tốt, đảm bảo đủ lương thực nuôi sống người dân và các lực lượng vũ trang có đủ lương ăn đánh giặc, giữ gìn xóm làng. Câu chuyện “dẫn thuỷ – nhập điền” thế kỉ 16 của huyện Bình Giang mà người khởi xướng là tiến sĩ Vũ Cán bây giờ vẫn được truyền lưu. Thời phong kiến Bình Giang còn được biết đến là vùng đất khoa bảng, nơi sản sinh ra nhiều danh nhân, hiền tài cho đất nước, nơi có làng Mộ Trạch xã Tân Hồng được mệnh danh là “ Lò tiến sĩ xứ đông”; nơi có nhiều làng nghề truyền thống nổi tiếng khắp cả nước như vàng bạc Châu Khê ( Thúc Kháng), lược Vạc ( Thái Học), Gốm sứ Cậy ( Long Xuyên), Đồ gỗ mĩ nghệ Phương Độ ( Hưng Thịnh), cơ khí ( Tráng Liệt) .v.v.

Xem thêm:  Biển số xe 15 ở đâu? Biển số xe Hải Phòng theo khu vực

Từ khi có Đảng đất và người Bình Giang một lòng một dạ theo Đảng, che giấu cán bộ, bảo vệ cán bộ của Trung ương Đảng. Trong đấu tranh, Đảng bộ và nhân dân Bình Giang đã chiến đấu kiên cường, bất khuất, ghi lại những trang sử hào hùng nhất, vẻ vang nhất. Trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược, nhân dân Bình Giang đã có nhiều cống hiến lớn cho sự nghiệp bảo vệ và xây dựng đất nước góp phần xứng đáng vào chiến thắng chung của dân tộc.

Quê hương Bình Giang ngày nay là thành quả lao động và xương máu của cha ông từ nghìn xưa để lại. Với diện tích tự nhiên 10.478,72 ha, dân số 105.535 người (năm 2011), có 18 đơn vị hành chính gồm 17 xã và 1 thị trấn. Với nhiều tuyến đường giao thông quan trọng đi qua như Quốc lộ 5A, đường cao tốc Hà Nội – Hải Phòng, Quốc lộ 38, tỉnh lộ 392, 394, 395, đó là điều kiện thuận lợi về giao thông để phát triển KT- XH của huyện.

* Một số danh hiệu đã được Đảng, Nhà nước ghi nhận trong thời kỳ đổi mới:

– Nhân dân và LLVT huyện Bình Giang và 06 xã (Thái Học, Tráng Liệt, Cổ Bì, Long Xuyên, Hùng Thắng và Bình Xuyên) được Nhà nước phong tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân. Anh hùng LLVT trang nhân dân Trần Văn Hiến – (xã Hồng Khê).

Xem thêm:  Cách làm bánh ăn dặm cho bé theo từng tháng tuổi, dễ làm tại nhà

– Năm 2011, Cán bộ và nhân dân huyện Bình Giang được UBND tỉnh tặng Cờ thi đua xuất sắc khối thi đua các huyện, thị xã, thành phố tại Quyết định số 353/QĐ-UBND, ngày 15 tháng 2 năm 2012;

– Giai đoạn 2007-2011, Cán bộ và nhân dân huyện Bình Giang được Chủ tịch Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tặng thưởng Huân Chương lao động Hạng Ba tại Quyết định số 315/QĐ-CTN, ngày 15 tháng 3 năm 2012;

– Năm 2012, Cán bộ và nhân dân huyện Bình Giang được Thủ tướng Chính phủ tặng cờ thi đua xuất sắc tại Quyết định số 871/QĐ-TTg ngày 05 tháng 6 năm 2013.

Rate this post

KevinNguyen

Kevin Nguyễn - Người quản trị nội dung web là một chuyên gia sáng tạo và chuyên nghiệp trong việc quản lý, phát triển và duy trì nội dung website. Với khả năng phân tích và đánh giá thông tin chính xác, anh/chị đảm bảo cung cấp thông tin hữu ích và đáng tin cậy cho cộng đồng.