Biên bản họp đánh giá, xếp loại giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp

Chào mừng bạn đến với pgdgiolinhqt.edu.vn trong bài viết về Bien ban hop danh gia xep loai giao vien theo chuan nghe nghiep bien ban chúng tôi sẽ chia sẻ kinh nghiệm chuyên sâu của mình cung cấp kiến thức chuyên sâu dành cho bạn.

Biên bản họp đánh giá, xếp loại giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp năm học 2022-2023. Hoatieu.vn mời các bạn tham khảo mẫu biên bản họp đánh giá, xếp loại giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp năm học 2022-2023 trong bài viết này. Biên bản họp đánh giá xếp loại cán bộ giáo viên đưa ra những thống kê, số liệu và xếp loại từng giáo viên trong tổ chuyên môn.

1. Biên bản họp đánh giá, xếp loại giáo viên là gì?

Biên bản họp đánh giá, xếp loại giáo viên là một trong những biểu mẫu quan trọng trong hoạt động của nhà trường bởi việc đánh giá, xếp loại giáo viên được thực hiện qua biểu mẫu này. Đánh giá, xếp loại giáo viên là việc xác định mức độ đạt được về phẩm chất, năng lực của giáo viên theo quy định của chuẩn nghề nghiệp giáo viên.

Biểu mẫu được lập ra vào dịp cuối năm, hoặc cuối năm học để tiến hành họp đánh giá, phân loại công chức, viên chức giáo viên.

2. Quy trình đánh giá và xếp loại kết quả đánh giá theo chuẩn nghề nghiệp giáo viên

2.1 Quy trình đánh giá

– Giáo viên tự đánh giá theo chuẩn nghề nghiệp giáo viên;

– Cơ sở giáo dục phổ thông tổ chức lấy ý kiến của đồng nghiệp trong tổ chuyên môn đối với giáo viên được đánh giá theo chuẩn nghề nghiệp giáo viên;

– Người đứng đầu cơ sở giáo dục phổ thông thực hiện đánh giá và thông báo kết quả đánh giá giáo viên trên cơ sở kết quả tự đánh giá của giáo viên, ý kiến của đồng nghiệp và thực tiễn thực hiện nhiệm vụ của giáo viên thông qua minh chứng xác thực, phù hợp.

2.2. Xếp loại kết quả đánh giá

Đạt chuẩn nghề nghiệp giáo viên ở mức tốt: Có tất cả các tiêu chí đạt từ mức khá trở lên, tối thiểu 2/3 tiêu chí đạt mức tốt, trong đó có các tiêu chí tại Điều 5 Quy định này đạt mức tốt;

Đạt chuẩn nghề nghiệp giáo viên ở mức khá: Có tất cả các tiêu chí đạt từ mức đạt trở lên, tối thiểu 2/3 tiêu chí đạt từ mức khá trở lên, trong đó các tiêu chí tại Điều 5 Quy định này đạt mức khá trở lên;

Đạt chuẩn nghề nghiệp giáo viên ở mức đạt: Có tất cả các tiêu chí đạt từ mức đạt trở lên;

Chưa đạt chuẩn nghề nghiệp giáo viên: Có tiêu chí được đánh giá chưa đạt (tiêu chí được đánh giá chưa đạt khi không đáp ứng yêu cầu mức đạt của tiêu chí đó).

Đồng thời, việc đánh giá theo chuẩn nghề nghiệp giáo viên đảm bảo khách quan, toàn diện, công bằng và dân chủ; dựa trên phẩm chất, năng lực và quá trình làm việc của giáo viên trong điều kiện cụ thể của nhà trường và địa phương; các minh chứng xác thực, phù hợp.

Xem thêm:  Top 10 Bài văn nghị luận xã hội về tình yêu thương con người trong

3. Tiêu chuẩn nghề nghiệp giáo viên hiện nay

Tiêu chuẩn giáo viên hiện nay bao gồm 5 tiêu chuẩn
Tiêu chuẩn giáo viên hiện nay bao gồm 5 tiêu chuẩn

Tiêu chuẩn giáo viên hiện nay bao gồm 5 tiêu chuẩn theo Thông tư 20/2018/TT-BGDĐT và được sửa đổi bởi thông tư Thông tư 29/2021/TT-BGDĐT. Với mỗi tiêu chuẩn sẽ đánh giá theo 3 mức: đạt, khá, tốt. Các giáo viên nếu thực hiện nghiêm túc theo quy định về tiêu chuẩn sẽ đạt mức khá, nếu có thêm tinh thần nỗ lực, phấn đấu rèn luyện thì sẽ đạt mức khá. CÒn muốn đạt mức tốt thì giáo viên phải là mật tấm gương mẫu mực về thực hiện các tiêu chuẩn, đồng thời có ảnh hưởng tốt và giúp đỡ đồng nghiệp trong công tác. Dưới đây là tiêu chí cụ thể, mời các thầy cô cùng tham khảo.

Tiêu chuẩn 1. Phẩm chất nhà giáo

1. Tiêu chí 1. Đạo đức nhà giáo

a) Mức đạt: Thực hiện nghiêm túc các quy định về đạo đức nhà giáo;

b) Mức khá: Có tinh thần tự học, tự rèn luyện và phấn đấu nâng cao phẩm chất đạo đức nhà giáo;

c) Mức tốt: Là tấm gương mẫu mực về đạo đức nhà giáo; chia sẻ kinh nghiệm, hỗ trợ đồng nghiệp trong rèn luyện đạo đức nhà giáo.

2. Tiêu chí 2. Phong cách nhà giáo

a) Mức đạt: Có tác phong và cách thức làm việc phù hợp với công việc của giáo viên cơ sở giáo dục phổ thông;

b) Mức khá: Có ý thức tự rèn luyện tạo phong cách nhà giáo mẫu mực; ảnh hưởng tốt đến học sinh;

c) Mức tốt: Là tấm gương mẫu mực về phong cách nhà giáo; ảnh hưởng tốt và hỗ trợ đồng nghiệp hình thành phong cách nhà giáo.

Tiêu chuẩn 2. Phát triển chuyên môn, nghiệp vụ

Lưu ý: Thông tư 29/2021/TT-BGDĐT đã bỏ yêu cầu tại mục a Tiêu chí 3.

1. Tiêu chí 3. Phát triển chuyên môn bản thân

a) Mức đạt: Đạt chuẩn trình độ đào tạo và hoàn thành đầy đủ các khóa đào tạo, bồi dưỡng kiến thức chuyên môn theo quy định; có kế hoạch thường xuyên học tập, bồi dưỡng phát triển chuyên môn bản thân;

b) Mức khá: Chủ động nghiên cứu, cập nhật kịp thời yêu cầu đổi mới về kiến thức chuyên môn; vận dụng sáng tạo, phù hợp các hình thức, phương pháp và lựa chọn nội dung học tập, bồi dưỡng, nâng cao năng lực chuyên môn của bản thân;

c) Mức tốt: Hướng dẫn, hỗ trợ đồng nghiệp và chia sẻ kinh nghiệm về phát triển chuyên môn của bản thân nhằm đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục.

2. Tiêu chí 4. Xây dựng kế hoạch dạy học và giáo dục theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực học sinh

a) Mức đạt: Xây dựng được kế hoạch dạy học và giáo dục;

b) Mức khá: Chủ động điều chỉnh kế hoạch dạy học và giáo dục phù hợp với điều kiện thực tế của nhà trường và địa phương;

c) Mức tốt: Hướng dẫn, hỗ trợ đồng nghiệp trong việc xây dựng kế hoạch dạy học và giáo dục.

3. Tiêu chí 5. Sử dụng phương pháp dạy học và giáo dục theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực học sinh

a) Mức đạt: Áp dụng được các phương pháp dạy học và giáo dục phát triển phẩm chất, năng lực cho học sinh;

Xem thêm:  Dàn ý Phân tích cảm hứng thu sâu sắc và tinh tế của Hữu Thỉnh qua

b) Mức khá: Chủ động cập nhật, vận dụng linh hoạt và hiệu quả các phương pháp dạy học và giáo dục đáp ứng yêu cầu đổi mới, phù hợp với điều kiện thực tế;

c) Mức tốt: Hướng dẫn, hỗ trợ đồng nghiệp về kiến thức, kĩ năng và kinh nghiệm vận dụng những phương pháp dạy học và giáo dục theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực học sinh.

4. Tiêu chí 6. Kiểm tra, đánh giá theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực học sinh

a) Mức đạt: Sử dụng các phương pháp kiểm tra đánh giá kết quả học tập và sự tiến bộ của học sinh;

b) Mức khá: Chủ động cập nhật, vận dụng sáng tạo các hình thức, phương pháp, công cụ kiểm tra đánh giá theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực học sinh;

c) Mức tốt: Hướng dẫn, hỗ trợ đồng nghiệp kinh nghiệm triển khai hiệu quả việc kiểm tra đánh giá kết quả học tập và sự tiến bộ của học sinh.

5. Tiêu chí 7. Tư vấn và hỗ trợ học sinh

a) Mức đạt: Hiểu các đối tượng học sinh và nắm vững quy định về công tác tư vấn và hỗ trợ học sinh; thực hiện lồng ghép hoạt động tư vấn, hỗ trợ học sinh trong hoạt động dạy học và giáo dục;

b) Mức khá: Thực hiện hiệu quả các biện pháp tư vấn và hỗ trợ phù hợp với từng đối tượng học sinh trong hoạt động dạy học và giáo dục;

c) Mức tốt: Hướng dẫn, hỗ trợ đồng nghiệp kinh nghiệm triển khai hiệu quả hoạt động tư vấn và hỗ trợ học sinh trong hoạt động dạy học và giáo dục.

Tiêu chuẩn 3. Xây dựng môi trường giáo dục.

Tiêu chuẩn 4. Phát triển mối quan hệ giữa nhà trường, gia đình và xã hội.

Tiêu chuẩn 5. Sử dụng ngoại ngữ hoặc tiếng dân tộc, ứng dụng công nghệ thông tin, khai thác và sử dụng thiết bị công nghệ trong dạy học, giáo dục.

4. Biên bản đánh giá chuẩn nghề nghiệp giáo viên theo Thông tư 20

Biên bản đánh giá chuẩn nghề nghiệp giáo viên là biên bản được đánh giá và xếp loại dựa trên những tiêu chuẩn của Thông tư 20/2018/TT-BGDĐT ban hành quy định chuẩn nghề nghiệp giáo viên cơ sở giáo dục phổ thông. Theo đó, quy định đánh giá giáo viên theo Thông tư này như sau:

– Giáo viên tự đánh giá theo chuẩn nghề nghiệp giáo viên;

– Cơ sở giáo dục phổ thông tổ chức lấy ý kiến của đồng nghiệp trong tổ chuyên môn đối với giáo viên được đánh giá theo chuẩn nghề nghiệp giáo viên;

– Người đứng đầu cơ sở giáo dục phổ thông thực hiện đánh giá và thông báo kết quả đánh giá giáo viên trên cơ sở kết quả tự đánh giá của giáo viên, ý kiến của đồng nghiệp và thực tiễn thực hiện nhiệm vụ của giáo viên thông qua minh chứng xác thực, phù hợp.

Để biên bản đánh giá chuẩn nghề nghiệp giáo viên có độ tin cậy cao, chuẩn xác nhất thì các giáo viên phải đánh giá dựa trên các tiêu chuẩn. Các tiêu chuẩn được quy định trong Thông tư 20/2018/TT-BGDĐT bao gồm 5 tiêu chuẩn (đã nêu tại phần 3):

  • Tiêu chuẩn 1. Phẩm chất nhà giáo
  • Tiêu chuẩn 2. Phát triển chuyên môn, nghiệp vụ
  • Tiêu chuẩn 3. Xây dựng môi trường giáo dục
  • Tiêu chuẩn 4. Phát triển mối quan hệ giữa nhà trường, gia đình và xã hội
  • Tiêu chuẩn 5. Sử dụng ngoại ngữ hoặc tiếng dân tộc, ứng dụng công nghệ thông tin, khai thác và sử dụng thiết bị công nghệ trong dạy học, giáo dục
Xem thêm:  Rà soát, chấn chỉnh hoạt động ngoại khóa - Báo Thanh Niên

5. Biên bản đánh giá chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non

Biên bản đánh giá chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non dựa trên những quy định về tiêu chuẩn và xếp loại đánh giá theo Thông tư số 26/2018/TT-BGDĐT ban hành chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non. Để lập ra biên bản mà từ đó làm căn cứ cho việc đánh giá, xếp loại giáo viên mầm non, phải thực hiện theo quy trình đánh giá như sau:

– Giáo viên tự đánh giá theo chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non;

– Cơ sở giáo dục mầm non tổ chức lấy ý kiến của đồng nghiệp trong tổ chuyên môn đối với giáo viên được đánh giá theo chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non;

– Người đứng đầu cơ sở giáo dục mầm non thực hiện đánh giá và thông báo kết quả đánh giá giáo viên trên cơ sở kết quả tự đánh giá của giáo viên, ý kiến của đồng nghiệp và thực tiễn thực hiện nhiệm vụ của giáo viên thông qua các minh chứng xác thực, phù hợp.

Cần lưu ý, đối với việc đánh giá và xếp loại giáo viên mầm non ngoài những tiêu chuẩn chung của nghề giáo viên thì sẽ phải đánh giá theo những tiêu chí riêng, bởi đặc thù đối tượng dạy học của giáo viên mầm non là trẻ em trong độ tuổi rất nhỏ từ 2 tuổi đến 5 tuổi. Cụ thể, một vài tiêu chí như sau:

  • Xây dựng được kế hoạch chăm sóc, giáo dục trẻ em theo Chương trình giáo dục mầm non, phù hợp với nhu cầu phát triển của trẻ em trong nhóm, lớp;
  • Thực hiện được kế hoạch nuôi dưỡng và chăm sóc sức khỏe cho trẻ em trong nhóm, lớp; đảm bảo chế độ sinh hoạt, chế độ dinh dưỡng, vệ sinh, an toàn và phòng bệnh cho trẻ em theo Chương trình giáo dục mầm non;
  • Chia sẻ và hỗ trợ đồng nghiệp về kinh nghiệm vận dụng các phương pháp quan sát, đánh giá sự phát triển của trẻ em. Tham gia hoạt động đánh giá ngoài tại các cơ sở giáo dục mầm non.

6. Biên bản đánh giá xếp loại Hiệu trưởng, phó Hiệu trưởng

7. Biên bản họp đánh giá, xếp loại giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp số 1

8. Biên bản họp đánh giá, xếp loại giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp số 2

Mời bạn đọc cùng tham khảo thêm tại mục giáo dục đào tạo trong mục biểu mẫu nhé.

  • Biên bản họp phụ huynh học sinh
  • Cách ghi sổ chủ nhiệm tiểu học theo thông tư 22
Rate this post

KevinNguyen

Kevin Nguyễn - Người quản trị nội dung web là một chuyên gia sáng tạo và chuyên nghiệp trong việc quản lý, phát triển và duy trì nội dung website. Với khả năng phân tích và đánh giá thông tin chính xác, anh/chị đảm bảo cung cấp thông tin hữu ích và đáng tin cậy cho cộng đồng.