Bên ngoài vũ trụ có gì? – Giải Đáp Việt – Tri Thức Cho Người Việt

Chào mừng bạn đến với pgdgiolinhqt.edu.vn trong bài viết về Ben ngoai vu tru la gi chúng tôi sẽ chia sẻ kinh nghiệm chuyên sâu của mình cung cấp kiến thức chuyên sâu dành cho bạn.

Thiên hà chúng ta đang sống chỉ như hạt bụi của vũ trụ bao la. Vậy còn bao nhiêu thiên hà nữa? Đâu là giới hạn của vũ trụ và bên ngoài vũ trụ hiện nay là gì thế?

Vũ trụ theo hiểu biết của khoa học hiện nay là một khoảng không – thời gian hữu hạn nhưng không có biên, còn vũ trụ mà con người quan sát được thì có bán kính là gần 14 tỷ năm ánh sáng theo chiều không gian và 14 tỷ năm theo chiều thời gian, đây cũng là tuổi của vũ trụ. Vũ trụ có kích thước hữu hạn nhưng đang giãn nở ngày càng lớn ra, sự giãn nở này của vũ trụ tạo ra thời gian trôi về phía trước. Bên ngoài vũ trụ là gì thì con người không thể kiểm chứng được nên chỉ có các giả thuyết khác nhau, đó có thể là những vũ trụ khác, là hư vô, là thượng đế, … tùy thuộc vào những tính toán, suy luận và niềm tin của mỗi người.

Vũ trụ hiện nay vẫn đang giãn nở, các nhà thiên văn nhận thấy rằng các dải thiên hà vẫn đang rời xa nhau một cách đều đặn nhờ hiệu ứng dople, bạn tưởng tượng giống như chiếc bánh đa mẹ mua ngoài chợ có những hạt vừng trên mặt khi nướng bánh, thiên hà gia tăng cũng như vậy.

Xem thêm:  Cách tạo module dạy học bằng Microsoft PowerPoint - Download.vn

Còn vũ trụ giãn nở rộng đến đâu thì ngừng, con người thời nay chưa thể biết được đâu. Nhưng người ta đã kiểm chứng được thuyết bigbang phần lớn là đúng bằng máy gia tốc hạt, vũ trụ đang nở rộng 93 tỷ năm ánh sáng trong 14 tỷ năm từ khi vụ nổ bigbang, vật chất của vũ trụ tồn tại ở thể plasma, hỗn độn các hạt cơ bản (các hạt quak, và một số hạt nữa) nhiệt độ là rất cao khiến cho các lực cơ bản không thể có tác dụng để hình thành các hạt nucleon, phải đợi đến khi vũ trụ nguội dần thì 4 lực cơ bản mới có tác dụng (lực điện từ, lực hạt nhân, lực yếu, lực hấp dẫn) để từ đó dần dần hình thành thế giới vật chất như bây giờ.

Ở ngoài vũ trụ không hề có âm thanh cũng đồng nghĩa không truyền được âm thanh, nhưng lại tồn tại nhiều mùi hương khác nhau. Nếu như là ở trong trạm vũ trụ (ví dụ như trạm ISS) thì mọi chuyện diễn ra rất bình thường, vì nơi này vẫn có không khí. Vậy ở ngoài vũ trụ, các du hành gia sẽ phải làm thế nào để nghe được âm thanh? Họ sẽ giao tiếp như thế nào?

Trong vũ trụ không truyền được âm thanh, vậy các nhà du hành nói chuyện kiểu gì?

Âm thanh chỉ có thể truyền trong vật chất bởi bản chất của nó là sóng. Nhưng ở trong khoảng không gian ngoài bầu khí quyển lại chẳng có vật dẫn truyền nào hết – điều đó đồng nghĩa với việc âm thanh sẽ không tồn tại.

Xem thêm:  Factos là gì? Nguồn gốc sự nổi tiếng của từ Factos

Trong trạm hoặc tàu vũ trụ, các phi hành gia có thể nói chuyện với nhau bình thường do ở đây vẫn có không khí. Thế còn những lúc phải làm nhiệm vụ ở ngoài những nơi này – họ giao tiếp với nhau như thế nào?

Điều này đã từng là một bài toán hóc búa cho các nhà nghiên cứu thời trước, khi con người đang thực hiện những bước tiến đầu tiên trong lĩnh vực du hành vũ trụ. Sau này, nhờ công sức và nỗ lực của rất nhiều chuyên gia, vấn đề đã được giải quyết một cách hoàn hảo dựa vào nguyên lý: Sóng âm không truyền được trong chân không, nhưng sóng điện từ thì có.

Một thiết bị ghi âm nhỏ sẽ được lắp ở phía trong mũ du hành, ghi lại giọng nói của phi hành gia, rồi chuyển nó thành dạng sóng radio truyền sang mũ của người khác, hoặc truyền về trạm thu Trái Đất.

Các máy thu bắt sóng và dịch sang dạng âm thanh – hệt như cách chúng ta nghe đài radio vậy.

Tuy nhiên, đôi khi việc truyền sóng gặp trục trặc khiến cho cách giao tiếp này bị vô hiệu. Và để khắc phục tạm thời, các phi hành gia sẽ sử dụng đến một giải pháp thay thế rất… đáng yêu, đó là chạm mũ vào nhau và sau đó nói chuyện bình thường.

Âm thanh sẽ truyền từ người nói qua không khí trong mũ, qua thành mũ tới tai người kia. Ngoại trừ khoản phải cụng đầu thì mọi thứ cũng không khác biệt gì cho lắm.

Xem thêm:  Lý giải nguyên nhân tại sao phải cắt bao quy đầu?

Trái đất là một hành tinh nằm bên rìa một thiên hà mang tên là ngân hà, thiên hà mà trái đất trú ngụ có đường kính 150 năm ánh sáng, sự xuất hiện của con người không phải là hiển nhiên mà chỉ là một sự ngẫu nhiên,tức là may mắn mà chúng ta được chọn. Vì vậy chúng ta phải biết quý trọng sự tồn tại của mình, của cộng đồng và của trái đất, đừng lừa lọc, đừng giết chóc, đừng phá hoại.

Rate this post

KevinNguyen

Kevin Nguyễn - Người quản trị nội dung web là một chuyên gia sáng tạo và chuyên nghiệp trong việc quản lý, phát triển và duy trì nội dung website. Với khả năng phân tích và đánh giá thông tin chính xác, anh/chị đảm bảo cung cấp thông tin hữu ích và đáng tin cậy cho cộng đồng.