Chất hiện thực và chất lãng mạn trong truyện ngắn … – Loigiaihay.com

Chào mừng bạn đến với pgdgiolinhqt.edu.vn trong bài viết về Ben canh chat hien thuc hai dua tre con dam da chat lang man dua vao tac chúng tôi sẽ chia sẻ kinh nghiệm chuyên sâu của mình cung cấp kiến thức chuyên sâu dành cho bạn.

Dàn ý

1. Mở bài

– Giới thiệu tác giả Thạch Lam và tác phẩm Hai đứa trẻ

– Chất hiện thực và lãng mạn trong truyện ngắn

2. Thân bài

2.1 Chất hiện thực

– Tác phẩm trước hết là câu chuyện về một ngày tàn, một phiên chợ tàn, những cuộc đời tàn

– Hình ảnh ngày tàn: tiếng trống thu không; mặt trời lặn; bóng tối nhanh chóng ngập tràn.

– Hình ảnh phiên chợ tàn: người về hết và tiếng ồn ào cũng mất. Trên đất chỉ còn rác rưởi; hình ảnh mấy đứa trẻ con đi lại tìm tòi. Tất cả gợi sự buồn tẻ, nghèo nàn.

– Hình ảnh những kiếp người tàn; Một nhóm nhân vật lặng lẽ trong bóng tối, ít nói năng, ít hành động. Ngày lao động vất vả, đêm xuống buôn bán kiếm thêm nhưng rất ế ẩm. Cuộc sống mòn mỏi, tẻ nhạt quẩn quanh trong kiếp nghèo.

– Tác phẩm còn là câu chuyện về niềm khát khao vươn tới cuộc sống tốt đẹp hơn (chú ý hình ảnh đoàn tàu và sự chờ đợi háo hức của người dân phố huyện hướng về đoàn tàu, đặc biệt chú ý tâm trạng của hai chị em Liên).

Xem thêm:  Dàn ý phân tích nhân vật Đan Thiềm trong Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài

2.2 Chất lãng mạn

* Chất lãng mạn trong bức tranh thiên nhiên trong cảnh chiều tàn:

– Âm thanh “tiếng trống thu không”, “từng tiếng một vang ra để gọi buổi chiều”, tiếng muỗi vo ve, kéo theo một loạt các âm thanh như tiếng chó sủa, tiếng ếch nhái, tiếng đàn bầu, tiếng trống cầm canh.

=> Tạo cảm giác chậm rãi, yên ắng, mang đến cảm giác buồn man mác.

– Màu sắc:

+ Màu đỏ trong “phương tây đỏ rực như lửa cháy” khi ánh hoàng hôn buông xuống rồi dần dịu lại bằng một màu hồng phơn phớt của “những đám mây ánh hồng như hòn than sắp tàn”.

+ Lũy tre làng “đen lại và cắt hình rõ rệt trên bầu trời”.

=> Làm hiện rõ sự thay đổi của thời gian và cảnh sắc làng quê Việt Nam trong khoảnh khắc chuyển giao giữa ngày và đêm một cách tinh tế và nhẹ nhàng.

=> Cách miêu tả âm thanh và màu sắc của Thạch Lam tạo nên một bức tranh thiên nhiên phố huyện đầy lãng mạn mà không làm mất đi cái hiện thực về một làng quê nghèo khó, tối tăm, tàn tạ.

* Chất lãng mạn trong bức tranh tâm hồn Liên:

– Vẻ đẹp của một tâm hồn tinh tế nhạy cảm:

+ “Thấy lòng buồn man mác trước cái giờ khắc của ngày tàn”

+ Ngửi thấy”một thứ mùi âm ẩm bốc lên, hơi nóng của ban ngày lẫn mùi cát bụi quen thuộc quá…”, nhưng trong tâm hồn tươi đẹp và lãng mạn của Liên thì đó lại là thứ mùi quen thuộc, gắn bó vô cùng của nơi phố huyện nghèo khó mà chị đã sinh sống suốt mấy năm, đó “là mùi riêng của đất, của quê hương”.

Xem thêm:  Ai đã đặt tên cho dòng sông - Hoàng Phủ Ngọc Tường | Tác giả

– Vẻ đẹp của tâm hồn nhân hậu yêu thương con người, đồng cảm sâu sắc với những kiếp người tàn nơi phố huyện.

* Chất lãng mạn trong cảnh chờ tàu:

– Chuyến tàu ấy mang đến một thứ ánh sáng khác hẳn với những thứ ánh sáng leo lét, lốm đốm, buồn chán nơi phố huyện.

=> Ánh sáng của con tàu chính là đại diện cho niềm hy vọng thoát khỏi cuộc sống bế tắc, tối tăm, là khát khao đổi đời của những số phận cơ cực.

– Với Liên chuyến tàu đêm vừa là niềm hy vọng, vừa gợi lại cho Liên những ký ức tươi đẹp về một cuộc sống sung sướng ở thủ đô, mà theo như chị thì “con tàu như đã mang một chút thế giới khác đi qua”, khác hẳn cái làng quê tối tăm, nghèo nàn này.

* Chất lãng mạn đến từ cách sử dụng ngôn từ, giọng điệu:

– Giọng văn đầy chất thơ, giàu tính nhạc và sự kết hợp tinh tế trong cách miêu tả, sử dụng hình ảnh

– Cách hành văn chậm rãi, suy tư với màu sắc u buồn lãng mạn, làm nổi bật lên chủ đề của tác phẩm.

3. Kết bài

– Khái quát lại vấn đề

Rate this post

KevinNguyen

Kevin Nguyễn - Người quản trị nội dung web là một chuyên gia sáng tạo và chuyên nghiệp trong việc quản lý, phát triển và duy trì nội dung website. Với khả năng phân tích và đánh giá thông tin chính xác, anh/chị đảm bảo cung cấp thông tin hữu ích và đáng tin cậy cho cộng đồng.