Lương giáo viên THPT (cấp 3) là bao nhiêu? Cách tính đúng?

Chào mừng bạn đến với pgdgiolinhqt.edu.vn trong bài viết về Bang luong giao vien thpt nam 2021 cach tinh bac luong giao vien thpt tu 20 chúng tôi sẽ chia sẻ kinh nghiệm chuyên sâu của mình cung cấp kiến thức chuyên sâu dành cho bạn.

Giáo viên cấp 3 là viên chức làm việc tại các cơ sở giáo dục. Thông qua hoạt động giảng dạy chuyên môn, họ nhận được lương theo bậc lương tương ứng. Nói như vậy nghĩa là không phải các giáo viên đều nhận mức lương giống như nhau. Căn cứ vào các tiêu chí về chuyên môn và kinh nghiệm, bằng cấp mà bậc lương cũng khác nhau. Pháp luật có quy định về bậc lương cũng như một số phụ cấp giáo viên có thể được nhận. Cùng tìm hiểu các quy định pháp luật đối với công thức tính lương cho từng giáo viên.

Căn cứ pháp lý:

– Nghị định 204/2004/NĐ-CP của Chính phủ ngày 14/12/2004 về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang;

– Thông tư 04/2021/TT-BGDĐT Quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp và bổ nhiệm, xếp lương viên chức giảng dạy trong các trường trung học phổ thông…

– Thông tư 02/2007/TT-BNV hướng dẫn xếp lương khi nâng ngạch, chuyển ngạch, chuyển loại công chức, viên chức.

Tư vấn luật trực tuyến miễn phí qua tổng đài điện thoại: 1900.6568

Thông tư 04/2021/TT-BGDĐT đưa ra quy định mới nhất về tiêu chuẩn, xếp lương giáo viên THPT công lập. Theo đó, mức lương của giáo viên THPT sẽ tương ứng với 3 hạng chức danh nghề nghiệp. Qua đó xác định tiêu chuẩn, bậc lương theo tiêu chí cụ thể. Nội dung chi tiết mời các bạn tham khảo để nắm rõ về cách tính lương giáo viên THPT mới nhất hiện nay. Đây là cách tính theo quy định pháp luật hiện hành.

1. Bậc lương giáo viên THPT:

Bậc lương của giáo viên được xác định theo từng hạng. Trong đó, các điều kiện về chuyên môn, thâm niên, thành tích được căn cứ để xếp hạng giáo viên. Viên chức được bổ nhiệm vào các chức danh nghề nghiệp giáo viên trung học phổ thông quy định tại Thông tư này được áp dụng bảng lương tương ứng ban hành kèm theo Nghị định số 204/2004/NĐ-CP ngày 14 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang.

Xem thêm:  Dưới 16 tuổi đi xe máy bị phạt bao nhiêu tiền năm 2023? - Luật Sư X

Cụ thể như sau:

Về bậc lương giáo viên THPT:

– Giáo viên trung học phổ thông hạng III.

Mã số V.07.05.15, được áp dụng hệ số lương của viên chức loại A1.

Hệ số lương được căn cứ tương ứng với bằng cấp, các điều kiện cụ thể của hạng. Theo đó, giao động từ hệ số lương 2,34 đến hệ số lương 4,98;

Trong đó, đối với giáo viên được xếp ở hạng III: Có bằng cử nhân thuộc ngành đào tạo giáo viên trở lên hoặc có bằng cử nhân chuyên ngành phù hợp trở lên và có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm đối với giáo viên trung học phổ thông. Qua đó đảm bảo chất lượng, tiêu chuẩn giảng dạy. Cũng như có các kỹ năng sư phạm đảm bảo thực hiện công việc chuyên môn, truyền tải kiến thức hiệu quả.

– Giáo viên trung học phổ thông hạng II.

Mã số V.07.05.14, được áp dụng hệ số lương của viên chức loại A2, nhóm A2.2.

Hệ số lương có sự dao động để xác định phù hợp với trình độ, kinh nghiệm của các đối tượng khác nhau. Theo đó, giao động từ hệ số lương 4,0 đến hệ số lương 6,38;

Các điều kiện đối với giáo viên hạng II vẫn được quy định trong điều kiện là:

Có bằng cử nhân thuộc ngành đào tạo giáo viên trở lên hoặc có bằng cử nhân chuyên ngành phù hợp trở lên và có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm đối với giáo viên trung học phổ thông.

– Giáo viên trung học phổ thông hạng I.

Mã số V.07.05.13, được áp dụng hệ số lương của viên chức loại A2, nhóm A2.1.

Giáo viên hạng I hệ số lương cao nhất. Trên thực tế, các đối tượng này cũng có bằng cấp, trình độ và năng lực chuyên môn tốt hơn. Tùy thuộc vào kinh nghiệm và các thành quả trong công tác giảng dạy để xác định hệ số lương tương ứng.

Xem thêm:  Giới thiệu tác giả Nguyễn Trãi | Văn mẫu lớp 8 - Loigiaihay.com

Theo đó giao động từ hệ số lương 4,40 đến hệ số lương 6,78.

Điều kiện: Có bằng thạc sĩ trở lên chuyên ngành đúng hoặc phù hợp với môn học giảng dạy.

Tất cả các hạng từ I, II đến III đều có sự giao động của hệ số lương. Qua đó xác định sự khác biệt thực tế trong hệ số lương của các chủ thể khác nhau. Cùng hạng giáo viên nhưng các giáo viên vẫn có thể nhận mức lương thực tế khác nhau.

Quy định về bổ nhiệm vào hạng chức danh nghề nghiệp:

Khoản 1 Mục II Thông tư số 02/2007/TT-BNV ngày 25 tháng 5 năm 2007 của Bộ Nội vụ quy định về Việc xếp lương khi bổ nhiệm vào hạng chức danh nghề nghiệp. Qua đó hướng dẫn xếp lương khi nâng ngạch, chuyển ngạch, chuyển loại công chức, viên chức và theo quy định hiện hành của pháp luật.

Khi thực hiện chính sách tiền lương mới, việc xếp sang lương mới thực hiện theo quy định của Chính phủ.

Xem thêm: Mã ngạch viên chức ngành giáo dục? Mã ngạch viên chức giáo viên?

2. Lương của giáo viên THPT tiếng Anh là gì?

Lương của giáo viên THPT tiếng Anh là Salary of high school teachers.

Xem thêm: Mức hưởng chế độ phụ cấp ưu đãi dành cho giáo viên trực tiếp giảng dạy

3. Hướng dẫn tính lương giáo viên THPT:

Lương giáo viên phụ thuộc vào hệ số lương tương ứng vào mức lương cơ sở. Ngày 2/2/2021 Bộ giáo dục đào tạo ban hành Thông tư 04/2021/TT-BGDĐT tiêu chuẩn, xếp lương giáo viên THPT công lập. Qua đó xác định căn cứ, các nội dung liên quan để tính lương hàng tháng cho giáo viên. Thông tư này thể hiện công thức, cách tính được xác định trong lương được nhận của giáo viên.

Mức lương của giáo viên các cấp hiện nay vẫn được tính theo công thức:

Xem thêm:  Phân tích bài Thu hứng của Đỗ Phủ, Ngữ văn lớp 10 - Thủ thuật

Lương = Hệ số x Mức lương cơ sở

Hệ số: Trước tiên phải xem xét hạng giáo viên, bên cạnh các tiêu chuẩn lựa chọn hệ số lương phù hợp phản ánh hiệu quả thực hiện công việc của giáo viên đó. Được quy định chi tiết tại các Thông tư nêu trên và Nghị định 204 năm 2004 cùng các văn bản sửa đổi, bổ sung. Hệ số này được xác định dựa trên các căn cứ cụ thể.

Mức lương cơ sở năm 2022:

Được quy định tại Nghị định 38/2019/NĐ-CP. Theo đó xác định lương cơ sở của cán bộ, công chức, viên chức đang áp dụng là 1,49 triệu đồng/tháng. Trong công thức tính lương, chúng ta chỉ cần lấy mức lương cơ sở đang được áp dụng nhân với hệ số lương tương ứng đang được nhận của giáo viên.

Mức lương cơ sở này được áp dụng khi Nghị định 38 có hiệu lực. Đây là mức lương cơ sở để qua đó có thể tính được lương thực tế của từng giáo viên tương ứng hệ số lương họ được nhận.

3.1. Mã số và phân hạng chức danh nghề nghiệp giáo viên trung học phổ thông:

Chức danh nghề nghiệp giáo viên trung học phổ thông trong các trường trung học phổ thông công lập thuộc hệ thống giáo dục quốc dân bao gồm:

1/ Giáo viên trung học phổ thông hạng III – Mã số V.07.05.15.

2/ Giáo viên trung học phổ thông hạng II – Mã số V.07.05.14.

3/ Giáo viên trung học phổ thông hạng I – Mã số V.07.05.13.

Các hệ số lương được xác định tương ứng cho từng hạng phân chia giáo viên. Các thông tin này được quy định trong luật, đã được trình bày ở phần bên trên của bài viết.

3.2. Cách tính lương của giáo viên:

Lương của giáo viên bằng: Hệ số lương x mức lương cơ sở.

Mức lương cơ sở từ ngày 1/7/2022 là: 1.490.000 đồng/tháng.

Như vậy, khi biết được hệ số lương mà giáo viên đang được hưởng, ta hoàn toàn xác định được cách tính lương của giáo viên đó.

Rate this post

KevinNguyen

Kevin Nguyễn - Người quản trị nội dung web là một chuyên gia sáng tạo và chuyên nghiệp trong việc quản lý, phát triển và duy trì nội dung website. Với khả năng phân tích và đánh giá thông tin chính xác, anh/chị đảm bảo cung cấp thông tin hữu ích và đáng tin cậy cho cộng đồng.