Trường mầm non hưng đạo – TMT – QLNT

Chào mừng bạn đến với pgdgiolinhqt.edu.vn trong bài viết về Bang kiem co so giao duc mam non an toan phong chong tai nan thuong tich chúng tôi sẽ chia sẻ kinh nghiệm chuyên sâu của mình cung cấp kiến thức chuyên sâu dành cho bạn.

“ Một số giải pháp xây dựng trường học an toàn phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ trong trường Mầm non”.

Trường học an toàn, phòng, chống tai nạn thương tích là trường học mà các yếu tố nguy cơ gây tai nạn, thương tích cho trẻ được phòng, chống và giảm tối đa hoặc loại bỏ. Toàn bộ trẻ em trong trường được chăm sóc, nuôi dạy trong một môi trường an toàn. Quá trình xây dựng trường học an toàn phải có sự tham gia của trẻ em độ tuổi mầm non, các cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên của nhà trường, các cấp ủy Đảng, chính quyền, các ban, ngành, đoàn thể của địa phương và các bậc phụ huynh của trẻ. Nội dung đề tài đề cập đến vấn đề xây dựng trường học an toàn phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ trong trường Mầm non nhằm thực hiện mục tiêu của giáo dục mầm non là giúp trẻ em phát triển về thể chất, tình cảm, trí tuệ ,thẩm mĩ , hình thành những yếu tố ban đầu của nhân cách con người. Xây dựng môi trường xanh, sạch, đẹp an toàn theo quan điểm giáo dục “ Lấy trẻ làm trung tâm”Đảm bảo tuyệt đối an toàn về thể chất và tinh thần cho trẻ. Xác định việc xây dựng môi trường an toàn phòng chống tai nạn thương tích là nhiệm vụ quan trọng cấp bách bởi trường học an toàn có ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng chăm sóc giáo dục của một nhà trường. Chính vì vậy bất kỳ một người cán bộ quản lỳ trong trường học nào cũng phải biết xây dựng xây dựng trường học an toàn phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ. Muốn làm được điều đó phải có sự đồng thuận từ ban giám hiệu, các tổ chuyên môn, giáo viên, nhân viên trong nhà trường.

“ Một số giải pháp xây dựng trường học an toàn phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ trong trường Mầm non”.

Sáng kiến có thể áp dụng rộng rãi, có hiệu quả đối với công tác quản lý của Hiệu trưởng trong việc Xây dựng trường học an toàn phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ trong trường mầm non; Công tác xây dựng kế hoạch và chỉ đạo thực hiện kế hoạch; Bồi dưỡng giáo viên về kỹ năng phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ; Công tác tuyên truyền phòng chống tai nạn thương tích; Xây dựng môi trường phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ góp phần nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục nhằm đáp ứng với yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo trong giai đoạn hiện nay.

Trường học an toàn, phòng, chống tai nạn thương tích là trường học mà các yếu tố nguy cơ gây tai nạn, thương tích cho trẻ được phòng, chống và giảm tối đa hoặc loại bỏ. Toàn bộ trẻ em trong trường được chăm sóc, nuôi dạy trong một môi trường an toàn. Quá trình xây dựng trường học an toàn phải có sự tham gia của trẻ em độ tuổi mầm non, các cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên của nhà trường, các cấp ủy Đảng, chính quyền, các ban, ngành, đoàn thể của địa phương và các bậc phụ huynh của trẻ.

Nội dung đề tài đề cập đến vấn đề xây dựng trường học an toàn phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ trong trường Mầm non nhằm thực hiện mục tiêu của giáo dục mầm non là giúp trẻ em phát triển về thể chất, tình cảm, trí tuệ ,thẩm mĩ , hình thành những yếu tố ban đầu của nhân cách con người.

Xây dựng môi trường xanh, sạch, đẹp an toàn theo quan điểm giáo dục “ Lấy trẻ làm trung tâm”Đảm bảo tuyệt đối an toàn về thể chất và tinh thần cho trẻ.

Xác định việc xây dựng môi trường an toàn phòng chống tai nạn thương tích là nhiệm vụ quan trọng cấp bách bởi trường học an toàn có ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng chăm sóc giáo dục của một nhà trường. Chính vì vậy bất kỳ một người cán bộ quản lỳ trong trường học nào cũng phải biết xây dựng xây dựng trường học an toàn phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ. Muốn làm được điều đó phải có sự đồng thuận từ ban giám hiệu, các tổ chuyên môn, giáo viên, nhân viên trong nhà trường.

+ Về khả năng áp dụng của sáng kiến:

Sáng kiến có khả năng áp dụng rộng rãi trong công tác quản lý của Hiệu trưởng trường Mầm non trong công tác xây dựng trường học an toàn phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục đáp ứng nhu cầu đổi mới căn bản toàn diện giáo dục đào tạo.

Xây dựng một môi trường giáo dục an toàn phát huy ưu điểm, khắc phục những tồn tại nhằm từng bước cải tạo cơ sở vật chất đáp ứng nội dung chương trình chăm sóc giáo dục trẻ mầm non; Bồi dưỡng giáo viên về một số biện pháp phòng chống tai nạn thương tích như tổ chức hội thảo, thao giảng để trao đổi kinh nghiệm về kỹ năng sử lý một số tình huống thường gặp.Từ đó tôi đã xây dựng những giải pháp xây dựng môi trường phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ tại trường mầm non như sau.

  1. Xây dựng kế hoạch phòng, chống tai nạn thương tích cho trẻ.

Trong thông tư số 13 /2010/TT- BGDĐT ngày 15 tháng 4 năm 2010 qui định

về xây dựng trường học an toàn, phòng, chống tai nạn, thương tích trong cơ sở giáo dục mầm non, bao gồm: tiêu chuẩn, nội dung xây dựng, hồ sơ thủ tục công nhận và tổ chức thực hiện. Vào đầu năm học dựa trên các điều kiện thực tế của nhà trường tôi đã xây dựng kế hoạch xây dựng trường học an toàn phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ trong năm học. Thành lập Ban chỉ đạo công tác phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ gồm: Trưởng Ban chỉ đạo là Hiệu trưởng, phó ban là các Phó hiệu trưởng, Thành viên là cán bộ y tế, giáo viên các nhóm, lớp và đại diện hội cha mẹ học sinh của nhà trường. Phân công nhiệm vụ và qui định rõ trách nhiệm vụ của từng thành viên trong ban chỉ đạo. Dựa vào các tiêu chí trong bảng kiểm mà xây dựng các nội dung về trường học an toàn phòng chống tai nạn thương tích đưa ra các biện pháp phòng, chống tai nạn thương tích, như tuyên truyền, giáo dục can thiệp, khắc phục, giảm thiểu nguy cơ gây tai nạn thương tích trong nhà trường. Kiểm tra, phát hiện và khắc phục các nguy cơ gây thương tích, tập trung ưu tiên các loại thương tích thường gặp như hóc dị vật, ngã, vật sắc nhọn đâm vào chân tay, đứt tay chảy máu bỏng…Nâng cao nhận thức cho cán bộ, giáo viên nhân viên về các nội dung phòng, chống tai nạn thương tích cho trẻ. Trang bị tủ thuốc và các dụng cụ sơ cấp cứu theo quy định. Xây dựng phương án khắc phục các yếu tố nguy cơ gây tai nạn và có phương án dự phòng xử lý tai nạn thương tích trong nhà trường. Tổ chức đánh giá quá trình triển khai và kết quả hoạt động xây dựng trường học an toàn, phòng, chống tai nạn thương tích gắn với đánh giá thi đua hàng tháng của cán bộ, giáo viên, nhân viên, làm hồ sơ đề nghị UBND Huyện công nhận trường học an toàn, phòng, chống tai nạn thương tích vào cuối năm học.

Xem thêm:  Dàn ý phân tích những mâu thuẫn trong Vĩnh Biệt Cửu Trùng Đài

2. Bồi dưỡng cho giáo viên, nhân viên kĩ năng phòng chống, sơ cứu một số tai nạn thương tích thường gặp ở trẻ.

Công tác bồi dưỡng những kiến thức, kỹ năng cơ bản về phòng, chống, sơ cứu các tai nạn thương tích thường gặp cho đội ngũ giáo viên, nhân viên có tầm quan trọng đặc biệt. Vì Giáo viên, nhân viên là người trực tiếp tham gia hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ trong nhà trường nên ngoài những kiến thức về chuyên môm giáo viên phải nắm vững những kiến thức, kỹ năng cơ bản về phòng, chống tai nạn thương tích cho trẻ. Vì vậy với cương vị Hiệu trưởng nhà trường tôi đã xây dựng nội dung bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng cơ bản về phòng, chống tai nạn thương tích nhằm trang bị cho giáo viên, nhân viên những kinh nghiệm, kỹ năng về phòng chống, tai nạn thương tích cũng như kỹ năng sơ cứu để có biện pháp khắc phục kịp thời những tai nạn sảy ra.

Ví dụ: Trẻ bị dị vật ở tai, mũi, đường thở.

Ở trường mầm non chơi là hoạt động chủ đạo thường trẻ hay chơi các đồ chơi bằng hột hạt như hạt muồng, ngô, đỗ và những hạt đồ chơi dùng để sâu hạt hay những đồ chơi nhỏ khác, có những trẻ hiếu động đã đưa vào miệng ngậm hoặc nhét vào mũi, tai của mình hoặc của bạn khi trẻ khóc hoặc đùa nghịch, cười to sẽ hít dị vật vào mũi, họng, rồi mắc ở thực quản. Nếu dị vật mắc ở tai trẻ cô động viên trẻ nghiêng đầu lắc nhẹ để dị vật tự rơi ra, còn dị vật mắc ở một bên lỗ mũi cô động viên trẻ bịt bên lỗ mũi không có dị vật lại rồi lấy hơi xì thật mạnh để dị vật bật ra ngoài; Nếu dị vật mắc ở cổ họng khi ấy cô tuyệt đối không nên cố lấy dị vật ra, không được móc họng trẻ, không bắt trẻ cố nuốt xuống hoặc ăn rau vào để hòng đẩy được dị vật xuống, mà ngược lại sẽ gây tắc ngẽn thêm, gây khó khăn cho việc lấy dị vật ra. Nếu dị vật là chất lỏng trẻ khó thở ta đặt trẻ nằm sắp trên trên đùi rồi vỗ nhẹ vào lưng 2-3 cái . Nếu trẻ lớn hơn, để trẻ nằm ngửa rồi ấn tay vào ngực nơi thượng vị 2-3 cái để trẻ ho hắt ra và thở trở lại. Nếu trẻ vẫn chưa thở được, phải hà hơi thổi ngạt và xoa bóp tim ngoài lồng ngực. Nếu là dị vật cứng thì chuyển ngay trẻ đến cơ sở y tế gần nhất để lấy dị vật ra ngoài.

Trẻ bị bỏng.

Bỏng ở trẻ em rất nguy hiểm do da trẻ mỏng dễ tổn thương sâu, cơ thể yếu sức, bỏng ở trẻ em thường hay để lại hậu quả nghiêm trọng nếu không được xử lý đúng lúc, kịp thời. Tuy nhiên nếu được xử lý tốt thì bỏng nặng có thể nhẹ đi và bỏng nhẹ có thể khỏi hoàn toàn. Thường trẻ Mầm non hay bị bỏng khi ăn phải thức ăn, nước uống nóng, nước canh nóng, nước uống nóng đổ vào người, hay do các đồ vật nóng chạm vào người. Khi cho trẻ ăn uống cô phải kiểm tra kĩ độ nóng của thức ăn, nước uống trước khi cho trẻ ăn, uống. Khi chia thức ăn cô không cho trẻ đến gần bàn chia ăn, không cho trẻ vào khu vực nhà bếp. Nếu không may trẻ bị bỏng ở tay hoặc bất cứ chỗ nào trên cơ thể trẻ việc đầu tiên và quan trọng nhất là chặn đứng tác hại của nhiệt ngay cả khi da không còn tiếp xúc với tác nhân gây bỏng, nhiệt tích tụ ở vết bỏng vẫn tiếp tục gây tổn thương sâu hơn, cô cho trẻ ngâm chỗ bị bỏng bằng nước mát sạch giúp giảm nhiệt, giảm đau, giảm phù nề, viêm nhiễm và giảm độ sâu của vết thương.

Làm mát vết bỏng bằng nước sạch trong vòng ít nhất 20 phút tuyệt đối không bôi kem đánh răng, thuốc mỡ hay một số thứ khác lên vết bỏng của trẻ, hoặc sợ bụi bay vào vết bỏng mà lấy khăn bông che lên chỗ bị thương, điều này là hoàn toàn sai lầm vì lông trên khăn sẽ bám vào bề mặt vết bỏng và đây mới chính là nguyên nhân gây làm nhiễm nhiễm trùng vết thương. Mà ta hãy làm lạnh vùng bỏng bằng nước lạnh để làm giảm đau rồi đưa trẻ đến ngay cơ sở y tế gần nhất để xử lý.

Trẻ bị vật nhọn cắm vào tay, đứt tay chảy máu.

Trẻ mầm non rất hiếu động khi vui chơi có thể những mảnh vỡ của đồ chơi, những vết sước của cây, cạnh của bàn ghế bị vỡ nhỏ… cắm vào tay gây chảy máu cô hãy nâng phần bị thương lên cao hơn mức tim trẻ và ấn mạnh xung quanh vật cắm vào vết thương. Đừng cố kéo vật đâm vào vết thương ra, vì làm như vậy càng làm máu chảy ra nhiều hơn. Đặt miếng gạc lên vết thương và cả vật cắm để giảm tối thiểu nguy cơ nhiễm trùng, dùng những miếng gạc tiệt trùng làm thành những miếng đệm cao ngang bằng với vật cắm vào vết thương. Giữ chặt các miếng đệm, bằng cách lấy băng băng lại rồi đưa trẻ đến bệnh viện ngay sau khi sơ cứu để lấy vật cắm vào vết thương ra.

Xem thêm:  Bài văn Cảm nhận đoạn 1 Tây Tiến ( DÀN Ý + 3 VĂN MẪU) - Thủ thuật

Nếu trẻ bị đứt tay chảy máu nhẹ giáo viên cần rửa tay thật sạch rồi làm sạch vết thương bằng cách lau nhẹ vết thương bằng nước sạch dùng bằng gạc tiệt trùng sẵn hoặc bông sạch nhúng vào nước ấm. Sử dụng một miếng gạc tiệt trùng đặt lên trên để che và giữ sạch vết thương rồi băng vết thương lại. Không nên thoa bất kì một loại thuốc mỡ nào lên vết thương, che đậy vết thương bằng băng gạc tiệt trùng cho đến khi vết thương khỏi hẳn. Điều này giúp cho vùng bị thương giữ độ ẩm và giúp cho vết thương chóng lành. Hãy thay băng mỗi ngày, chú ý dấp nước ấm trước khi tháo băng để tháo băng cho dễ.

3.Tuyên truyền phòng, chống tai nạn thương tích cho trẻ.

Công tác tuyên truyền có vai trò rất lớn đối với việc phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ, tuyên truyền nhằm làm cho tất cả mọi người, cha mẹ trẻ, cộng đồng xã hội hiểu rõ về ý nghĩa của công tác phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ. Trên thực tế đa số cộng đồng xã hội và các bậc phụ hunh còn hạn chế về kiến thức và các kỹ năng phòng, chống tai nạn thương tích cho trẻ. Muốn cha mẹ trẻ và cộng đồng xã hội hiểu được tầm quan trọng của công tác phòng, chống tai nạn thương tích cho trẻ thì trường mầm non phải tuyên truyền bằng nhiều hình thức như viết bài tuyên truyền, họp phụ huynh, xây dựng góc tuyên truyền…Nhận thức được tầm quan trọng của công tác tuyên truyền, ngay từ đầu năm học Ban giám hiệu nhà trường đã xây dựng nội dung và các hình thức tuyên truyền về công tác phòng, chống tai nạn thương tích cho trẻ như.

Viết bài tuyên truyền về phòng chống tai nạn thương tích phát trên hệ thống truyền thanh xã và các thôn với các nội dung vai trò của việc phòng, chống tai nạn thương tích cho trẻ Mầm non; Xây dựng trường học an toàn phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ; Tầm quan trọng của công tác chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ ở trường mầm non; Kỹ năng xử lý các tình huống thường gặp…Tổ chức họp phụ huynh đầu năm tuyên truyền nêu rõ tầm quan trọng của công tác phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ. Đánh giá kết quả chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ, kết quả thực hiện các hoạt động trong năm trong đó có hoạt động đảm bảo an toàn cho trẻ.

Xây dựng các góc tuyên truyền chung của nhà trường với các nội dung về ý nghĩa của công tác phòng chống tai nạn thương tích.Trang bị hệ thống các biểu bảng, có nội dung liên quan đến công tác phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ. Dán ảnh của các hoạt động hội thảo về cách sơ cứu tai nạn thương tích, in bài có nội dung về các kiến thức chăm sóc, nuôi dưỡng, phòng tránh ngộ độc thực phẩm phát cho phụ huynh tham khảo.

Chỉ đạo giáo viên xây dựng mỗi lớp một góc tuyên truyền với phụ huynh với nội dung phòng, chống các dịch bệnh và phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ để tuyên truyền đến tất cả mọi người về tầm quan trọng của công tác phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ.

4. Xây dựng môi trường giáo dục đảm bảo an toàn cho trẻ.

Như chúng ta đã biết trẻ ở lứa tuổi mầm non rất hiếu động, tò mò, trẻ thường sử dụng mọi giác quan để khám phá thế giới xung quanh. Ở lứa tuổi này trẻ còn quá non nớt để tự bảo vệ mình, nên nguy cơ xảy ra tai nạn với trẻ là rất cao nếu như các điều kiện cơ sở vật chất, đồ dùng, đồ chơi của nhà trường không đảm bảo an toàn thì rất dễ xảy ra tai nạn thương tích như: đứt tay chảy máu, bầm tím, gãy chân, tay… để lại những hậu quả không tốt thậm chí có thể nguy hại đến tính mạng trẻ. Tuy nhiên phần lớn các tai nạn trên đều có thể phòng tránh được nếu cha, mẹ, cô giáo biết được nguyên nhân và cách phòng tránh mà yếu tố về xây dựng môi trường an toàn được xếp lên hàng đầu. Cơ sở vật chất, thiết bị, đồ dùng, đồ chơi của nhà trường là yếu tố tác động trực tiếp đến quá trình chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ. Cơ sở vật chất, trang thiết bị, đồ dùng đồ chơi có đảm bảo an toàn thì mới tạo được môi trường an toàn cho trẻ hoạt động. Là Hiệu trưởng nhà trường tôi chú trọng đến việc xây dựng cơ sở vật chất, trang bị đồ dùng, đồ chơi phục vụ hoạt động học tập vui chơi của trẻ. Phòng học phải thoáng mát về mùa hè, ấm áp về mùa đông, nền nhà không trơn trượt, đảm bảo đủ ánh sáng, hệ thống quạt trần được kiểm tra bảo dưỡng thường xuyên; Bàn ghế không sử dụng những bộ hư hỏng; đồ dùng, đồ chơi không sắc nhọn…đã góp phần giảm thiểu được các nguy cơ gây mất an toàn cho trẻ. Vào đầu mỗi năm học tôi chỉ đạo Phó hiệu trưởng phụ trách cơ sở vật chất nhà trường chỉ đạo giáo viên, nhân viên kiểm kê lại toàn bộ cơ sở vật chất, trang thiết bị, đồ dùng, đồ chơi của nhà trường, nhóm lớp, thống kê lại toàn bộ số trang thiết bị, đồ dùng, đồ chơi cũ, hỏng, mang sửa chữa. Xây dựng kế hoạch mua sắm bổ xung đồ dùng, đồ chơi đáp ứng nhu cầu chăm sóc giáo dục trẻ đồng thời làm tờ trình đề nghị UBND xã sửa chữa cơ sở vật chất đáp ứng nhu cầu chăm sóc giáo dục của nhà trường. Nhà trường còn kết hợp với phụ huynh học sinh xây dựng khu vui chơi trải nghiệm cho trẻ có sân bóng mi li cỏ nhân tạo với tổng diện tích là 50m2, vận động phụ huynh ủng hộ lốp xe cũ, các đồ dùng, vật dụng trong gia đình đã qua sử dụng làm khu chơi với đất, đá, sỏi cát, những đồ chơi vận động như cầu khỉ, ống chui hình những con vật ngộ nghĩnh đáng yêu trẻ rất hứng thú khi được vui chơi trải nghiệm góp phần xây dựng trường học an toàn phòng, chống tai nạn thương tích cho trẻ.

Xem thêm:  Bài văn Tả cảnh buổi sáng nơi em ở ngắn gọn, hay nhất - Thủ thuật

– Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng giải pháp trong đơn theo ý kiến của tác giả với các nội dung sau:

+ Mang lại hiệu quả kinh tế: Việc xây dựng trường học an toàn phòng chống tai nạn thương tích giúp cho nhà trường phòng tránh được các nguy cơ gây mất an toàn cho trẻ, giáo viên nắm được một số phương pháp phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ và có nhiều kỹ năng sử lý các tình huống có thể sảy ra giúp cho đội ngũ phát huy hết năng lưc sở trường thực hiện tốt nhiệm vụ chăm sóc giáo dục trẻ, và cũng tiết kiệm được nhiều kinh phí cho nhà trường.

+ Mang lại lợi ích xã hội: Nâng cao nhận thức của cán bộ, giáo viên, nhân viên về tầm quan trọng của xây dựng môi trường an toàn phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ Mầm non, rèn ý thức tự giác tự học tập bồi dưỡng của cán bộ, giáo viên, nhân viên để áp dụng vào nhiệm vụ nuôi dưỡng chăm sóc giáo dục trẻ.

Qua các biện pháp như xây dựng môi trường an toàn phòng chống tai nạn thương tích, bồi dưỡng giáo viên, nhân viên nâng cao kiến thức về phòng chống tai nạn thương tích, công tác tuyên truyền về phòng chống tai nạn thương tích giúp cho Hiệu trưởng hiểu rõ hơn về trách nhiệm của mình trong việc như xây dựng trường học an toàn phòng chống tai nạn thương tích góp phần nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ.

Qua một thời gian nghiên cứu và thực hiện đề tài “Một số biện pháp xây dựng trường học an toàn phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ ở trường mầm non Hoa lan tôi thu được kết quả sau:

Nhà trường đã xây dựng kế hoạch và chỉ đạo thực hiện kế hoạch có hiệu quả công tác phòng chống tai nạn thương tích nên không để sảy ra trường hợp trẻ bị tai nạn thương tích.

Công tác y tế trường học được trú trọng. Phòng y tế được trang bị tủ thuốc và mộ số đồ dùng phục vụ cho công tác sơ cứu, nhân viên y tế trường học được tập huấn kiến thức về phòng chống tai nạn thương tích để thực hiện tốt các hoạt động sơ cứu, cấp cứu khi trẻ bị tai nạn thương tích.

Giáo viên, nhân viên được cung cấp những kiến thức cơ bản về các yếu tố nguy cơ và cách phòng, chống tai nạn thương tích cho trẻ. 100% cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên của nhà trường được tập huấn kiến thức và kỹ năng phòng, chống tai nạn thương tích cho trẻ.

Trẻ đến trường được chăm sóc chu đáo đảm bảo an toàn tuyệt đối về thể chất và tinh thần. Không xảy ra tai nạn thương tích, không xảy ra ngộ độc thực phẩm.

Nhà trường đã xây dựng môi trường học tập, vui chơi “xanh – sạch – đẹp an toàn”. khu vui chơi ngoài trời với nhiều khu vực vui chơi hấp dẫn trẻ tham gia khám phá trải nghiệm như khu chơi với đất, đá, sỏi, cát trẻ được đi trên sỏi, cát theo đường zích rắc, khu trò chơi phát triển vận động trẻ được đi trên cầu khỉ, chui qua ống chui, nhảy dây,đá bóng, khu chợ quê trẻ được trưng bày các sản phẩm của nhà nông như lúa, ngô, khoai sắn…Trẻ rất sôi nổi khi tham gia các hoạt động học tập vui chơi, trẻ rất thích tham gia trải nghiệm trong các hoạt động hàng ngày, yêu lao động, giữ gìn môi trường luôn xanh, sạch, đẹp an toàn.

Với những kết quả đã đạt được tôi thấy rằng để xây dựng trường học an toàn phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ Hiệu trưởng phải luôn quan tâm đến việc xây dựng kế hoạch và chỉ đạo thực hiện kế hoạch. Thực hiện tốt việc kiểm tra cơ sở vật chất, đồ dùng, đồ chơi để phát hiện kịp thời những nguy cơ tiềm ẩn gây mất an toàn cho trẻ, kiểm tra sát sao giáo viên trong việc tổ chức các hoạt động học tập vui chơi, ăn ngủ hàng ngày của trẻ để phát huy những ưu diểm khắc phục những tồn tại trong công tác nuôi dưỡng chăm sóc giáo dục trẻ nhằm thực hiện thắng lợi nhiệm vụ năm học.

– Các thông tin cần được bảo mật (nếu có); Không

d) Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến;

* Điều kiện về cơ sở vật chất:

– Các trang thiết bị cần thiết: Tủ thuốc, các thiết bị y tế.

– Các tài liệu bồi dưỡng về công tác xây dựng trường học an toàn phòng chống tai nạn thương tích.

– Đầu tư các đồ dùng , đồ chơi an toàn để giáo viên hướng dẫn trẻ khám phá trải nghiệm.

* Điều kiện về Ban giám hiệu:

– Thực hiện tốt việc xây dựng kế hoạch và chỉ đạo thực hiện kế hoạch xây dựng trường học an toàn phòng chống tai nạn thương tích.

– Tạo mọi điều kiện thuận lợi cho cán bộ, giáo viên tham gia học tập bồi dưỡng về kỹ năng phòng chống, sử lý các tình huống khi có tai nạn thương tích sảy ra.

– Tích cực tham mưu với lãnh đạo địa phương xây dựng, sửa chữa cơ sở vật chất đáp ứng nhu cầu chăm sóc giáo dục của nhà trường.

* Điều kiện đối với giáo viên:

– Giáo viên luôn tự tìm tòi học hỏi để có biện pháp phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ.

– Có kỹ năng phòng chống tai nạn thương tích, biết vận dụng linh hoạt các kỹ năng trong các hoạt động hàng ngày.

– Đảm bảo an toàn tuyệt đối về thể chất và tinh thần cho trẻ.

.* Điều kiện về trẻ:

– Trẻ ngoan ngoãn, đi học đầy đủ.

– Trẻ có sức khỏe tốt.

đ) Về khả năng áp dụng của sáng kiến cho những đối tượng, cơ quan, tổ chức nào hoặc những người tham gia tổ chức áp dụng sáng kiến lần đầu (nếu có);

Sáng kiến có khả năng áp dụng rộng rãi cho Cán bộ quản lý trong việc xây dựng trường học an toàn phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ trong trường Mầm non.

Tác giả: Phan Thị Hồng Thắm

Nguồn tin: Sáng kiến kinh nghiệm năm học 2018 – 2019

Rate this post

KevinNguyen

Kevin Nguyễn - Người quản trị nội dung web là một chuyên gia sáng tạo và chuyên nghiệp trong việc quản lý, phát triển và duy trì nội dung website. Với khả năng phân tích và đánh giá thông tin chính xác, anh/chị đảm bảo cung cấp thông tin hữu ích và đáng tin cậy cho cộng đồng.