Ngày 5-6-1911: Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước

Chào mừng bạn đến với pgdgiolinhqt.edu.vn trong bài viết về Bac ho ra di tim duong cuu nuoc vao ngay thang nam nao chúng tôi sẽ chia sẻ kinh nghiệm chuyên sâu của mình cung cấp kiến thức chuyên sâu dành cho bạn.

Chuyên mục Ngày này năm xưa số ra ngày 5-6-2022 cũng được Báo Quân đội nhân dân Điện tử thực hiện dưới hình thức các tác phẩm phát thanh podcast và video clip trên Chuyên trang Media Báo Quân đội nhân dân Điện tử, trân trọng mời bạn đọc xem thêm.

Một số sự kiện trong nước và quốc tế ngày 5-6

Sự kiện trong nước

– Ngày 5-6-1976, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam tuyên bố khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

– Ngày 5-6-1862, Hiệp ước Nhâm Tuất được ký kết giữa Triều Nguyễn và đại diện Pháp và Tây Ban Nha. Hiệp ước gồm 12 điều khoản, nội dung chính như sau:

Tranh vẽ sứ bộ Đại Nam tại Paris do Phan Thanh Giản làm Chánh sứ (giữa) đăng trên “Tin tức minh họa London” số 1226. Ảnh: Thanh niên.

+ Triều Nguyễn nhượng hẳn 3 tỉnh Gia Định, Định Tường, Biên Hòa và đảo Côn Lôn cho Pháp.

+ Bồi thường chiến phí 4 triệu USD (tương đương 2,8 triệu lạng bạc), trả trong vòng 10 năm.

+ Mở 3 cửa biển Đà Nẵng, Ba Lạt và Quảng Yên cho người Pháp và Tây Ban Nha tự do buôn bán.

+ Thương thuyền và chiến thuyền Pháp được tự do đi lại trên sông Cửu Long tới Campuchia.

+ Giáo sĩ Pháp và Tây Ban Nha được tự do truyền đạo Gia Tô, bãi bỏ lệnh cấm dân theo đạo.

+ Triều Nguyễn phải thông báo cho Pháp biết khi có quan hệ ngoại giao với nước thứ 3 và phải được Pháp đồng ý nếu định cắt đất cho nước khác.

+ Pháp sẽ trả lại tỉnh Vĩnh Long, nhưng vẫn đóng quân ở tỉnh lỵ cho đến khi nào Triều Nguyễn buộc được người dân ngừng chống Pháp ở Gia Định, Định Tường.

Tháng 6-1863, Triều Nguyễn cử phái đoàn ngoại giao do Phan Thanh Giản làm Chánh sứ sang Pháp thương lượng chuộc lại 3 tỉnh, nhưng bị chính quyền Pháp từ chối. Hiệp ước Nhâm Tuất là hiệp ước đầu tiên Triều Nguyễn ký với nước ngoài, thừa nhận và mở đầu cho quá trình đô hộ của thực dân Pháp ở Việt Nam.

– Ngày 5-6-1962 là Ngày thành lập Xưởng X260 thuộc Cục Quân khí, Tổng cục Kỹ thuật.

– Ngày 5-6-1973, trận phục kích Rạch Gõ – Ba Hồ của Trung đoàn Bộ binh 20 thuộc Sư đoàn 4, Quân khu 9 đã đánh tan 2 tiểu đoàn biệt động quân 76, 86 và tiểu đoàn bảo an 479 của Quân đội Sài Gòn. Đây là lực lượng của địch thực hiện ý định hành quân lấn chiếm khu vực Rạch Gõ – Ba Hồ thuộc xã Vĩnh Hòa Hưng, huyện Gò Quao tỉnh Rạch Giá (nay thuộc tỉnh Kiên Giang).

Xem thêm:  Ikigai là gì và Quan niệm, triết lý cuộc sống của Nhật Bản hạnh phúc

17 giờ ngày 5-6-1973, khi các cánh quân địch lọt vào trận địa phục kích của ta xây dựng ở bờ sông Cái Tư, Trung đoàn Bộ binh 20 nổ súng, vận động bao vây, chia cắt, tiêu diệt sinh lực địch. Sau 40 phút chiến đấu, lực lượng của ta đã loại khỏi vòng chiến đấu toàn bộ tiểu đoàn 86, đánh thiệt hại nặng 2 tiểu đoàn còn lại. Trận đánh thắng lợi nhanh gọn, diệt và bắt hơn 600 quân địch, thu 146 súng, góp phần phá vỡ kế hoạch lấn chiếm vùng Vĩnh Hòa Hưng của địch.

Sự kiện quốc tế

– Cách đây 55 năm, ngày 5-6-1967, cuộc chiến sáu ngày giữa Israel và Ai Cập, Syria và Jordan bắt đầu nổ ra.

Trước đó, ngày 26-5-1967, Tổng thống Ai Cập Gamal Abdel Nasser phát biểu trước Liên đoàn thương mại Ả Rập: “Nếu Israel dấn sâu vào các hoạt động thù địch chống lại Syria hay Ai Cập thì cuộc chiến chống lại Israel sẽ là chiến tranh toàn diện, không chỉ ở biên giới Syria hay Ai Cập, và mục tiêu cơ bản của chúng ta là hủy diệt Israel”.

Binh sĩ Israel ngồi trước Bức tường than khóc ở Thành phố Cổ Jerusalem sau khi chiếm đóng được nơi này. Ảnh: Reuters.

Nasser sau đó đã ra lệnh phong tỏa eo biển Tiran, triển khai quân đội tại bán đảo Sinai, tạo sức ép quân sự và kinh tế lên Israel và yêu cầu Lực lượng khẩn cấp Liên hợp quốc (UNEF) rời Ai Cập. Trong khi đó, đồng minh của Israel là Mỹ còn đang sa lầy ở Việt Nam. Trước tình thế đó, Israel nhận định “phải đánh phủ đầu” và ra lệnh tổng động viên, nâng tổng số quân (gồm cả quân dự bị) lên 264.000 người.

7 giờ 45 sáng ngày 5-6-1967, Israel huy động gần 200 máy bay chiến đấu tấn công ào ạt vào các sân bay của Ai Cập. Hơn 300 máy bay Ai Cập bị phá hủy, hơn 100 phi công Ai Cập thiệt mạng. Israel mất 19 máy bay. Cuộc tập kích bằng không quân của Israel đã mang lại cho nước này ưu thế áp đảo trên không cũng như trên chiến trường cho đến khi kết thúc cuộc chiến.

Sau 6 ngày giao chiến, cuộc chiến kết thúc với phần thắng tuyệt đối thuộc về Israel. Lãnh thổ Israel được mở rộng thêm 7.099km2 gồm 5.879km2 Bờ Tây, 70km² Đông Jerusalem, và 1.150km² Cao nguyên Golan.

– Ngày 5-6 là Ngày môi trường thế giới. Ngày 5-6-1972, Chương trình Môi trường (UNEP) của Liên hợp quốc dưới sự ủy quyền của Đại hội đồng Liên hợp quốc đã lựa chọn ngày 5-6 là Ngày môi trường thế giới. Từ đó, đã có hơn 150 quốc gia trên thế giới hưởng ứng và tham gia vào ngày kỷ niệm này.

Xem thêm:  Ngữ âm là gì? Ngữ âm là gì trong tiếng anh? - THPT Lê Hồng Phong

Theo dấu chân Người

– Ngày 5-6-1911, từ bến cảng Nhà Rồng, Nguyễn Tất Thành (sau này là Chủ tịch Hồ Chí Minh) rời Tổ quốc ra đi tìm đường cứu nước với thân phận người đầu bếp mang tên Văn Ba trên con tàu Amiral Latouche Tréville (tàu Đô đốc Latouche Tréville) rời cảng Sài Gòn đi Marseille. Đây là một trong 6 con tàu cỡ lớn chuyên chạy tuyến Pháp – Đông Dương của hãng Năm Sao.

Bến Nhà Rồng hôm nay, nơi người thanh niên yêu nước Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường cứu nước ngày 5-6-1911.

Sau này, khi được hỏi về chuyến đi ngày 5-6-1911, Bác đã trả lời một nhà báo Nga như sau: “Khi tôi độ mười ba tuổi, lần đầu tiên tôi được nghe ba chữ Pháp Tự do, Bình đẳng, Bác ái… Tôi rất muốn làm quen với nền văn minh Pháp, muốn tìm xem những gì ẩn giấu đằng sau những chữ ấy”. Trả lời một nhà văn Mỹ cũng về câu hỏi này, Người nói: “Nhân dân Việt Nam trong đó có ông cụ thân sinh ra tôi, lúc này thường tự hỏi nhau ai sẽ là người giúp mình thoát khỏi ách thống trị của Pháp. Người này nghĩ là Anh, có người lại cho là Mỹ. Tôi thấy phải đi ra nước ngoài xem cho rõ. Sau khi xem xét họ làm ăn ra sao, tôi sẽ trở về giúp đồng bào tôi”.

– Năm 1953, để cung cấp tài liệu học tập cho cán bộ, đảng viên, Chủ tịch Hồ Chí Minh viết 50 bài báo giới thiệu có hệ thống những kiến thức chính trị phổ thông, những đạo lý cách mạng cơ bản, đăng trên nhiều số báo của Báo Cứu quốc với bút danh Đ.X. Loạt bài sau này được xuất bản thành sách với tiêu đề “Thường thức chính trị”. Trong loạt bài đã đăng, bài “Chính sách kinh tế của Đảng và Chính phủ” đăng ngày 5-6-1953.

– Ngày 5-6-1968, Bác gửi thư khen cán bộ, chiến sĩ đảo Cồn Cỏ do có thành tích chiến đấu dũng cảm, bắn rơi 4 máy bay Mỹ trong ngày 31-5-1968. Bác nhắc cán bộ, chiến sĩ đảo phải tăng cường đoàn kết, luôn nâng cao cảnh giác, không ngừng tập luyện, sẵn sàng chiến đấu, kiên quyết đập tan mọi âm mưu, thủ đoạn của địch, giành nhiều thắng lợi to lớn hơn nữa. Cuối thư Bác gửi tặng 2 câu thơ:

“Cồn Cỏ nở đầy hoa thắng trận,

Đánh cho tan xác giặc Hoa Kỳ”.

Báo Nhân Dân số 5168 ra ngày 6-6-1968 đăng lại nguyên văn thư khen này của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

(Sách Chủ tịch Hồ Chí Minh ngày này năm xưa, NXB Chính trị Quốc gia – Sự thật, 2010 và Hồ Chí Minh toàn tập, NXB Chính trị Quốc gia – Sự thật, 2011).

Lời Bác dạy ngày này năm xưa

Xem thêm:  Cảnh H là gì ? Có cùng nghĩa với cảnh nóng? - Thủ thuật

– Ngày 5-6-1952, Báo Nhân Dân số 60 đăng bài báo biểu dương tấm gương lao động Ngô Gia Khảm của Bác dưới bút danh C.B. Bằng lời kể giản dị, bài báo phác họa chân dung Anh hùng lao động Ngô Gia Khảm từ khi tham gia phong trào cách mạng năm 16 tuổi cho đến khi được phong tặng danh hiệu cao quý “Anh hùng lao động” do những đóng góp nổi bật của mình.

Anh hùng lao động Ngô Gia Khảm (đứng giữa) cùng con gái và các cộng sự chụp ảnh tại Liên Xô năm 1974.

Lời kể có đoạn: “Năm 18 tuổi, bị giặc Pháp bắt đày đi Sơn La. Được tha về, đồng chí lại bí mật hoạt động ngay. Năm 1944, đoàn thể giao đồng chí Khảm việc làm thuốc đạn cho du kích. Với hai tay không, đồng chí tự nghĩ ra cách làm, tự tìm ra nguyên liệu, tự đào tạo ra cán bộ…”.

(Hồ Chí Minh toàn tập, Tập 7, tr. 420, NXB Chính trị Quốc gia – Sự thật, 2010)

Anh hùng Ngô Gia Khảm là người tự tay đúc quả lựu đạn đầu tiên cho Quân đội Việt Nam, không sợ khổ, vượt mọi khó khăn, hoàn thành xuất sắc và vượt mức mọi công việc được giao với những sáng kiến tốt, giúp tiết kiệm hàng triệu đồng và hàng trăm nghìn giờ nhân công.

Tấm gương Anh hùng lao động Ngô Gia Khảm đã động viên, khuyến khích mỗi cán bộ, công nhân, người dân phấn đấu vượt khó, vượt khổ, vươn lên trong công tác, lao động, đóng góp cho phát triển bản thân và xây dựng xã hội. Thông qua bài báo, Bác thêm một lần nữa khẳng định “lao động là sự nghiệp quang vinh, vẻ vang”, lao động là đôi cánh của ước mơ, hướng tới tương lai tốt đẹp, hoàn thiện bản thân, tiếp thu kiến thức mới và dù làm bất cứ công việc gì, ở vị trí nào thì chúng ta cũng cần lao động một cách nghiêm túc, vượt qua được mọi khó khăn, thử thách để gặt hái thành công và tiến về phía trước.

Dấu ấn Bác Hồ trên Báo Quân đội nhân dân

Trang nhất Báo Quân đội nhân dân số 2162 ra ngày 5-6-1967.

– Ngày 5-6-1967, trang nhất Báo Quân đội nhân dân số 2162 đăng toàn văn bức thư của Chủ tịch Hồ Chí Minh có tiêu đề “Thư gửi luật sư Nguyễn Hữu Thọ và các vị trong Ủy ban Trung ương Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam”.

Thư hoan nghênh thắng lợi ở chiến trường miền Nam và khẳng định rõ lập trường: “Nước ta là một, dân tộc ta là một, Nam Bắc cùng nhau quyết tâm đánh thắng giặc Mỹ xâm lược” và “Đế quốc Mỹ nhất định thua! Nhân dân ta nhất định thắng!”.

HỮU DƯƠNG (tổng hợp)

Rate this post

KevinNguyen

Kevin Nguyễn - Người quản trị nội dung web là một chuyên gia sáng tạo và chuyên nghiệp trong việc quản lý, phát triển và duy trì nội dung website. Với khả năng phân tích và đánh giá thông tin chính xác, anh/chị đảm bảo cung cấp thông tin hữu ích và đáng tin cậy cho cộng đồng.